Hướng dẫn lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

6190

Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước với thủ tục đơn giản, tiết kiệm chi phí, hỗ trợ pháp lý tối đa cho doanh nghiệp. Hotline 0917330133

Giấy phép xả thải là gì? tại sao phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

Xin giấy phép xả thải là quá trình lập báo cáo phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của xả nước thải đến môi trường nước tiếp nhận (nguồn nước) từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về công nghệ, quản lý nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả thải nguồn nước phải đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam (tùy theo nguồn nước tiếp nhận

xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

Việc xin giấy phép xả thải vào nguồn nước giúp các cơ sở xả thải kiện toàn được hệ thống xử lý nước thải (nước thải đầu ra phải đạt  Quy chuẩn Việt Nam) từ đó giảm sức ép đối với khả năng chịu tải môi trường của các nguồn tiếp nhận. Báo cáo xả thải giúp cơ quan quản lý quản lý chất lượng nước thải đầu ra của các cơ sở tốt hơn đồng thời bảo vệ được môi trường tại các nguồn tiếp nhận.

Đối tượng phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài có các hoạt động xả thải vào nguồn nước với lưu lượng 10 m3/ngày đêm đều phải lập báo cáo xả nước thải vào nguồn nước. Tùy theo quy mô, lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước mà cấp phê duyệt báo cáo xả thải cũng khác nhau.

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 5.000m3/ngày đêm trở lên.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5.000m3/ngày đêm.

Thời hạn của giấy phép không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn giấy phép xả thải cũ còn hiệu lực không ít hơn 3 tháng.

Các bộ luật quy định về việc xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

  • Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20/5/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999;
  • Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
  • Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
  • Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.;
  • Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất;
  • Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
  • Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Một số giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép xả thải vào nguồn nước
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 01/XNT của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT);
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
  • Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải;
  • Hồ sơ xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải (mẫu số 02/XNT của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT);
  • Hoặc Báo cáo hiện trạng xả nước thải (mẫu số 03/XNT của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT), kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (bản phô tô có công chứng) trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải;
  • Bản đồ vị trí khu vực xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000 theo hệ tọa độ VN 2000;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải.
  • Trường hợp đất tại nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận;
  • Số lượng bộ hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước là: 04 (bộ).

Quy trình thực hiện xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

  • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.
  • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
  • Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm
  • Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
  • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải)
  • Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.
  • Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
  • Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm
  • Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.
  • Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.
  • Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
  • Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt lập hồ sơ xả thải.

Để được tư vấn cũng như hỗ trợ về quá trình xin giấy phép xả thải vào nguồn nước hoặc cần giúp đỡ về các thủ tục pháp lý hãy liên hệ ngay với công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan về giấy phép xả thải

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com