Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ giá rẻ toàn quốc

6240

Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ miễn phí cho doanh nghiệp với giá rẻ nhất toàn quốc thủ tục pháp lý nhanh gọn hãy gọi ngay 0938 752 876

Bạn đang tìm hiểu về việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ ?

Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát có tạo ra 1 thăm dò ý kiến của 1 số công ty xí nghiệp, cơ sở sản xuất… tuy nhiên có khá nhiều công ty chưa nắm rõ về nghĩa vụ của mình là cần phải thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 1 năm từ 1 – 3 lần tùy theo từng khu vực mà luật môi trường có đề ra.

Bên cạnh đó, một số người còn khá thờ ở về báo cáo giám sát môi trường này với nhiều câu hỏi rất thú vị như:

  • tại sao công ty tôi phải làm báo cáo giám sát ?
  • lập báo cáo giám sát môi trường có khó không ?
  • 1 năm tôi phải làm bao nhiêu báo cáo giám sát ?
  • chi phí làm báo cáo giám sát môi trường là bao nhiêu ?
  • báo cáo giám sát môi trường là gì ?
  • luật nào quy định tôi phải lập báo cáo giám sát ?
  • những đối tượng nào phải làm báo cáo giám sát môi trường?
  • tôi có thể tự làm báo cáo giám sát môi trường được không ?
  • công ty lập báo cáo giám sát môi trường ở bình dương

Vâng trên đây là 1 số câu hỏi tiêu biểu nhất được công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát thống kê và còn khá nhiều câu hỏi khác nữa. Vì vậy để hiểu rõ hơn về việc lập báo cáo giám sát môi trường giá rẻ hãy đọc ngay bài viết sau nhé.

Báo cáo giám sát môi trường là gì

  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan thẩm quyền (cụ thể: Chi cục BVMT; Phòng Tài nguyên và Môi trường)
  • Mục đích của việc lập báo cáo giám sát môi trường này là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.
  • Việc đánh giá tổng quan từ nguồn phát sinh như nước thải, khí thải, chất thải rắn (bao gồm chất thải công nghiệp, sinh hoạt và nguy hại).
  • Hình thức đánh giá bằng cách đo đạc mẫu khí thải, nước thải, tính toán chất lượng chất thải rắn phát sinh và tra cứu mức độ ô nhiễm theo quy định của nhà nước.
  • Cần có được những con số cụ thể qua thời gian dài sẽ có được thông tin chính xác để xác định nguyên nhân, sự phân bố, di chuyển của các vật chất ô nhiễm, qua đó xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm nhằm xây dựng biện pháp, đề suất phương án xử lý vấn đề, tất cả vì mục tiêu chung bảo vệ môi trường.
  • Lập báo cáo giám sát môi trường chính là kết quả của quá trình giám sát môi trườnglập báo cáo giám sát môi trường

Tại sao phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

  • Làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ là nhằm để theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
  • Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác), tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
  • Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước, tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
  • Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước), tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Các bộ luật quy định việc lập báo cáo giám sát môi trường
  • Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
  • Công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương.
  • Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
  • Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
  • Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
Những đối tượng phải và thời gian lập báo cáo giám sát môi trường
  • Theo quy định của nhà nước tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị các trung tâm thương mại, nhà xưởng…đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
  • 3 tháng/lần đối với các đối cơ sở phải thuộc danh sách di dời do ô nhiễm môi trường và được xác định là gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục, 6 tháng một lần đối với các cơ sở không thuộc 2 đối tượng trên.
  • Riêng đối với tỉnh Bình Dương được quy định cụ thể trong công văn số 4228/CCBVMT-KS kèm theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương và có 1 số khu vực nộp hồ sơ lập báo cáo giám sát môi trường qua mạng nên các bạn chú ý 

Đo đạc và phân tích mẫu định kỳ các thông số môi trường sau

  • Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của chất thải và môi trường xung quanh; ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân tích trong báo cáo. Cần lưu ý, các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận.
  • Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn thải) của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác), tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần cho lần lập báo cáo giám sát môi trường đó.
  • Nước thải: lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống cống thoát công cộng, các tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 5945:2005 (Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp), TCVN 6772:2000 (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt).
  • Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại các nguồn phát sinh, sau hệ thống xử lý (nếu có); các tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 5939:2005 (Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ), TCVN 5940:2005 (Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ).
  • Chất thải rắn và chất thải nguy hại: thống kê tổng lượng thải, mô tả biện pháp phân loại, lưu giữ và đính kèm các hợp đồng với đơn vị có chức năng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý. Đây cũng lá bước khá quan trọng của việc lập báo cáo giám sát môi trường.
  • Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiêu chuẩn đối chiếu: TCVN 5949:1998 (quy định mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và dân cư), TCVN 6962:2001 (quy định mức gia tốc rung tối đa cho phép đối với môi trường khu vực công cộng và dân cư).
  • Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước, tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần cho việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ này.
  • Môi trường không khí xung quanh: các tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937:2005 (Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh), TCVN 5938:2005 (Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh).
  • Môi trường nước mặt: các tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942:1995 (Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt), TCVN 5943:1995 (Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ).
  • Môi trường nước ngầm: tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5944:1995 (Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm).
  • Môi trường đất: tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5941:1995 (Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất).
  • Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất, xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước), tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Quy trình thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường

  • Khảo sát những thông tin chung: thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của công ty, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, địa chất, kinh tế-xã hội của khu vực dự án đang hoạt động, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn… Xác định chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án.
  • Thực hiện đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải rắn và nguy hại, khí thải của và môi trường xung quanh tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận. Đây là bước mất thời gian lâu nhất của việc lập báo cáo giám sát môi trường.
  • Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết.
  • Liệt kê và đánh giá các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng. Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khói, mẫu đất, mẫu nước ngầm.
  • Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố, phương án quản lý, dự phòng, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn. Đây là bước bạn cần chứ ý nhất bởi cơ quan có thẩm quyền rất chú ý đến chi tiết này trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ của bạn
  • Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục; cam kết về việc thực hiện và vận hành thường xuyên các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
  • Hoàn thành việc lập báo cáo giám sát môi trường theo mẫu đã ban hành kèm theo công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM.
  • Nộp cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết.

Để được tư vấn miễn phí cách lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cũng như đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường hãy để công ty môi trường Đoàn Gia Phát hướng dẫn chi tiết.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 08 00 11 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com