Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn thiết kế thi công nâng cấp vận hành bảo trì cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền với công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí.
Tại sao phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền?
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền của Việt Nam đã từng bước phát triển, vươn lên phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng, sản phẩm phải chất lượng: thơm ngon, hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Sự ra đời của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất mì ăn liền đã tạo ra những vấn đề về môi trường. Để khắc phục vấn đề nước thải phát sinh từ quá trình ản xuất, các Chủ đầu tư cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải, để góp phần khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường,…
Hình ảnh chỉ mang tính chất tham khảo
Tính chất của nước thải mì ăn liền
Nước sản xuất mì: chủ yếu là chứa nhiều tinh bột và dầu, trong nước thải có nhiều SS, BOD5, COD, Tổng N, tổng P, và dầu mỡ, Colifrom.
Công ty môi trường Đoàn Gia Phát chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền, sau đây chúng tôi xin đưa ra quy trình xử lý nước thải mì ăn liền, đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Quy trình xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Nước thải sản xuất từ các xưởng, được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải tập trung, bằng mương thoát nước.
Lọc rác thô: tại mương thoát nước có đặt thiết bị lọc rác thô để loại bỏ các rác lớn (cành khô, lá cây, túi nilon…) để tránh làm hư hỏng hệ thống bơm nước và ảnh hưởng tới các công trình đơn vị phía sau. Hằng ngày thì công nhân sẽ kiểm tra và vớt rác ở song chắn rác thô bằng thủ công. Sau đó rác thải được thu gom và xử lý bởi có quan có chức năng.
Bể tách dầu: Nước thải được đưa từ mương dẫn nước thải đưa qua bể tách dầu mỡ. Bể tách dầu mỡ hoạt động theo nguyên tắc, tách bằng trọng lực, thời gian lưu nước tại bể tách dầu mỡ khoảng 0.5 – 1h. Dầu mỡ sau thời gian lưu trong bể các thành phần dầu mỡ nổi lên bề mặt bể được vớt bằng tấm gạt mỡ nổi về bên của bể (tại 2 bên có bố trí máng thu mỡ nổi dẫn chung về thùng chứa dầu mỡ. Để giảm khả năng nghẹt bơm và đường ống, giúp các công trình phía sau hoạt động ổn định.
Bể thu gom: Nước thải tiếp tục được dẫn tới bể thu gom nước thải (bể gom nước thải này có tác dụng như hố thu nước hay bể trung gian để đặt bơm, bơm nước lên các công trình xử lý phía sau. Bể gom nước thải được thiết kế với thời gian lưu nước xấp xỉ 0.5 – 1h công suất bơm của máy bơm. Tại bể gom nước thải thì hệ thống thoát nước của nước thải sinh hoạt cũng được dẫn về đây. Do tính chất nước thải sinh hoạt có hàm lượng dầu mỡ ít lên không cần đưa qua bể tách dầu mỡ.
Bể tuyển nổi: Nước thải được bơm lên bể tuyển nổi để tách, triệt để hàm lượng dầu mỡ còn lại sau bể tách dầu mỡ và xử lý gần như hoan toàn lượng cặn lơ lửng khó lắng bằng tác dụng của dòng khí đi từ dưới bể lên (dòng khí được cấp từ hệ thống máy thổi khí hoặc máy nén khí). Bọt khí nhẹ sẽ lôi theo các chất rắn lơ lửng khó lắng từ dòng nước thải trên bể mặt, tại bề mặt bể bọt khí có lẫn cặn được vớt tách qua bể chứa bùn.
Bể điều hòa: Nước thải sau quá trình xử lý dầu mỡ và cặn lơ lững được đưa tới bể điều hòa, để điều hòa lượng nước thải cho các công đoạn xử lý sau, giúp cho các công trình xử lý sau ổn định và làm giảm thể tích hệ thống. Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu lớn 8 – 12h. Sau đó nước thải được bơm lên bể phản ứng.
Bể phản ứng: Do nước thải có độ pH trung bình nên ta sử dụng phèn nhôm để keo tụ gần như hoàn toàn lượng cặn trong dòng nước thải và giảm 60 – 85 % COD trong dòng nước thải. Polime được dung làm chất trợ keo tụ cho quá trình tạo bông. Sau bể phản ứng là bể tạo bông, Polimer được châm vào bể tạo bông bằng hệ thống tự hòa trộn. Tại bể phản ứng thì có hệ thống khuấy nhanh để hòa trộn phèn nhôm với dòng nước thải để quá trình phản ứng diễn ra. Tại bể tạo bông có sử dụng cánh khuấy chậm để tạo hành các bông cặn lớn hơn để dễ lắng hơn trong bể lắng 1.
Hình ảnh chỉ mang tính chất tham khảo
Bể sinh học hiếu khí: từ bể phản ứng nước thải được bơm qua bể sinh học hiếu khí, ở đây các vi khuẩn hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ, trong bể hiếu khí có bố trí hệ thống phân phối khí để tạo oxy cho vi sinh vật hoạt động. Sau đó nước được dẫn qua bể lắng.
Bể lắng: để lắng các bông cặn ở bể phản ứng và các màng sinh học dư bong ra từ giá thể. Bùn lắng trong bể lắng được qua bể tách bùn để tách bùn ra khỏi nước, bùn sẽ chuyển qua bể chứa bùn, tại đây bùn sẽ tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí nhằm đảm bảo lượng bùn sinh học trong bể luôn luôn ổn định. Một phần bùn được chuyển qua máy ép bùn, để giảm lượng nước có trong bùn, cuối cùng bùn được chứa vào các bao, đưa đi xử lý bởi cơ quan có chức năng.
Bể khử trùng: để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi nguồn nước, nước sau bể khử trùng được xả ra nguồn tiếp nhận, đạt QCVN 40:2011 cột A.
Nếu bạn đang có nhu cầu cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền hay muốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền hãy để công ty xử lý khí thải Đoàn Gia Phát để được tư vấn miễn phí.
Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường xử lý khí thải, nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0917 08 00 11
Email: saledoangiaphat@gmail.com