Luật môi trường mới nhất – Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát – Tel 0917330133 http://moitruongdgp.com Thu, 21 Nov 2019 10:05:05 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.8.23 78100670 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại http://moitruongdgp.com/thong-tu-362015tt-btnmt-ve-quan-ly-chat-thai-nguy-hai.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-362015tt-btnmt-ve-quan-ly-chat-thai-nguy-hai.html#respond Wed, 15 Jul 2015 18:18:43 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=1609 Công ty môi trường Đoàn Gia Phát tư vấn miễn phí lập hồ sơ về quản lý chất thải nguy hại theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT với thủ tục đơn giản tiết kiệm thời gian và chi phí. Thông tư 36/2015/TT-BTNMT chính thức ban hành có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 năm 2015; Xem […]

The post Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Công ty môi trường Đoàn Gia Phát tư vấn miễn phí lập hồ sơ về quản lý chất thải nguy hại theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT với thủ tục đơn giản tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thông tư 36/2015/TT-BTNMT chính thức ban hành có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 năm 2015;
Xem file đính kèm bên dưới nhé!

THÔNG TƯ
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về quản lý chất thải nguy hại.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 90, Khoản 6 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường; Khoản 3 Điều 8, Khoản 11 Điều 9, Khoản 7 Điều 10, Khoản 5 Điều 11, Khoản 1 Điều 13, Khoản 6 Điều 49, Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).

Điều 3. Đơn vị tính số lượng CTNH

Số lượng CTNH trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là kilôgam (sau đây viết tắt là kg).

Điều 4. Quy định về xác thực hồ sơ, giấy tờ và ủy quyền

1. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ, kế hoạch và báo cáo quy định tại Thông tư này không phải chứng thực nhưng phải được tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo vào từng trang bản sao và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản sao trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.

2. Các hồ sơ, kế hoạch, chứng từ và báo cáo được tổ chức, cá nhân lập theo quy định tại Thông tư này phải được đóng dấu giáp lai hoặc đóng dấu treo vào từng trang để xác thực trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.

3. Việc ủy quyền để ký, đóng dấu các hồ sơ, hợp đồng, chứng từ, kế hoạch, báo cáo lập theo quy định tại Thông tư này được thực hiện như sau:

a) Chủ nguồn thải CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở phát sinh CTNH được ghi trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH;

b) Chủ xử lý CTNHchỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH được cấp theo quy định tại Thông tư này;

c) Chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH được ghi trong Giấy phép hành nghề quản lý CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;

d) Chủ vận chuyển CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH chỉ được ủy quyền cho cơ sở được ghi trong Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Chương II
DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 5. Danh mục CTNH, mã CTNH, mã số quản lý CTNH

1. Danh mục CTNH và mã CTNH (mã của từng CTNH) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mã số quản lý CTNH là mã số của Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH (tên gọi chung cho Giấy phép hành nghề quản lý CTNH, Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành).

Điều 6. Phân định, phân loại CTNH

1. Việc phân định CTNH thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (sau đây viết tắt là QCKTMT) về ngưỡng CTNH.

2. CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm:

a) Khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH;

b) Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.

3. Trường hợp CTNH được đưa vào tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở sau khi phát sinh thì dựa vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại.

Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH

1. Chủ nguồn thải CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 9 Điều này.

2. Bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Yêu cầu khi chuyển giao CTNH:

a) Chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;

b) Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

4. Sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp sau:

a) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở;

b) Trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Thông tư này.

5. Sau thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Lập và nộp các báo cáo:

a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, chủ nguồn thải CTNH chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động;

b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

8. Áp dụng đồng thời việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

9. Trường hợp tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH thì phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều kiện cấp phép xử lý CTNH

1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.

3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.

4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải xây dựng đầy đủ các nội dung về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị; các kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố, đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH theo các nội dung tương ứng quy định tại Phụ lục 5 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại Khoản 5 Điều này với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).

Điều 9. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ xử lý CTNH

1. Chủ xử lý CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 13 Điều này.

2. Thực hiện biện pháp quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình vận chuyển CTNH; báo cáo Tổng cục Môi trường về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng bàn giao phương tiện vận chuyển không chính chủ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.

3. Khi tham gia vận chuyển trong nội địa đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới thì phải phối hợp với chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải CTNH để tuân thủ các quy định của Công ước Basel theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

4. Khi có nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

5. Lập các loại báo cáo:

a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;

b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Báo cáo cơ quan cấp phép về các thay đổi đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự (người đại diện theo pháp luật và các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) hoặc các chương trình, kế hoạch trong hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép xử lý CTNH so với khi được cấp phép.

6. Lập: sổ giao nhận CTNH để theo dõi tên, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị chuyển giao hoặc tiếp nhận CTNH với cơ sở xử lý CTNH của mình, bảo đảm khớp với chứng từ CTNH; nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý CTNH; sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ CTNH; hồ sơ trực tuyến theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và cung cấp quyền truy cập cho cơ quan cấp phép; cơ sở dữ liệu quan trắc tự động liên tục (nếu có).

7. Trường hợp chủ xử lý CTNH đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, việc thực hiện các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được tích hợp trong nội dung các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký về quản lý CTNH.

8. Khi 02 (hai) tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết trong đó một bên chỉ thực hiện việc vận chuyển CTNH và chuyển giao trách nhiệm xử lý cho bên còn lại (bao gồm cả cơ sở đang vận hành thử nghiệm xử lý CTNH) thì bên chuyển giao hoặc tiếp nhận phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hợp đồng đến cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Trường hợp chấm dứt, thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn hợp đồng thì phải có văn bản gửi cơ quan cấp phép để xem xét. Thời hạn cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản là 15 (mười lăm) ngày làm việc. Việc chuyển giao chỉ được thực hiện giữa hai bên theo hợp đồng được cơ quan cấp phép chấp thuận, không được phép chuyển giao CTNH cho bên thứ ba.

9. Áp dụng việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của Tổng cục Môi trường.

10. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan.

11. Trường hợp thay đổi người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì người thay thế phải có chứng chỉ quản lý CTNH trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày thay thế người quản lý, điều hành.

12. Phải vận chuyển CTNH về cơ sở xử lý để xử lý bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH đã được cấp phép sau khi tiếp nhận từ chủ nguồn thải CTNH, trừ trường hợp chuyển giao cho cơ sở xử lý CTNH khác quy định tại Khoản 3, Khoản 8 Điều này.

13. Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) đã được cấp phép và công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển (nếu có) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình vận hành.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường

1. Quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

2. Sao gửi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Quyết định thu hồi Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý được cấp phép và công khai thông tin trên trang thông tin điện tử do Tổng cục Môi trường quản lý.

3. Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp Giấy phép xử lý CTNH.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1.Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép quản lý CTNH do tỉnh cấp.

3. Công khai thông tin về Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH do mình cấp trên Cổng thông tin điện tử (nếu có).

4. Lập các báo cáo:

a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (C) ban hành kèm theo Thông tư này (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm) trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo tương ứng, bao gồm cả nội dung về việc thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Thông tư này (nếu có);

b) Báo cáo đột xuất về quản lý CTNH theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Có văn bản trả lời văn bản lấy ý kiến về việc cấp phép xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 5 Điều 17, Điểm b Khoản 3 Điều 18, Khoản 3 Điều 19 Thông tư này.

Chương III

ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mục 1: ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 12. Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.

2. Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:

a) Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;

c) Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh.

3. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:

a) Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;

b) Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);

c) Cơ sở dầu khí ngoài biển.

Điều 13. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;

c) Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ đối với trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này được thay thế bằng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

a) Chủ nguồn thải CTNH (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này) lập 01 (một) hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để hoàn thiện hồ sơ;

c) Chủ nguồn thải CTNH sau khi nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điểm a Khoản này được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường khi có văn bản tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm (trường hợp gửi qua bưu điện), trừ trường hợp có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Điểm b Khoản này. Văn bản tiếp nhận hoặc giấy xác nhận nêu tại Điểm này có giá trị pháp lý tạm thời để thay thế Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH thì thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể như sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đầy đủ, hợp lệ. Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 (hai) ngày làm việc;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (B) ban hành kèm theo Thông tư này với 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

4. Trường hợp không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này:

a) Chủ nguồn thải CTNH lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản tiếp nhận ngay khi nhận được báo cáo quản lý CTNH. Văn bản tiếp nhận này hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm kèm theo một bản sao báo cáo quản lý CTNH lần đầu nêu trên có giá trị tương đương Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Điều 15. Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Chủ nguồn thải CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đăng ký để được cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải:

a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký cấp lần đầu.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được thực hiện theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.

4. Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần cấp lại tiếp theo.

Mục 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI; THU HỒI GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI HOẶC GIẤY PHÉP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 16. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH

1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

3. 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

4. Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có) quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.

Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH

1. Tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này đến cơ quan cấp phép để xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH. Tổ chức, cá nhân lựa chọn nộp 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH đồng thời hoặc sau thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép xem xét và có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo trình tự sau:

a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này (hoặc kể từ ngày nhận được bản kế hoạch vận hành thử nghiệm trong trường hợp nộp sau khi kết thúc thời hạn xem xét nội dung hồ sơ), cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung nếu nội dung không đầy đủ, phù hợp với cơ sở xử lý CTNH;

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (D) ban hành kèm theo Thông tư này với thời gian thử nghiệm không quá 06 (sáu) tháng (kèm theo 01 (một) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận).

3. Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp phép, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định như sau:

a) Được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH để vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;

b) Thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường ít nhất 03 (ba) lần tại các thời điểm khác nhau. Chỉ lấy mẫu quan trắc môi trường khi các hệ thống, thiết bị xử lý hoạt động ở công suất tối đa. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép kiểm tra đột xuất cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;

c) Trường hợp có nhu cầu gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH thì phải có văn bản giải trình gửi cơ quan cấp phép chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc trước ngày hết hạn ghi trong văn bản chấp thuận; việc vận hành thử nghiệm không được gia hạn quá 01 (một) lần trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Trường hợp phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vượt QCKTMT mà không có biện pháp khắc phục ngay thì phải tạm ngừng hoạt động các hệ thống, thiết bị xử lý để có phương án giải quyết trước khi vận hành trở lại theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo cơ quan cấp phép.

4. Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm theo quy định sau đây:

a) Nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;

b) Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt QCKTMT, có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh, hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.

5. Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH:

a) Cơ quan cấp phép lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH; thời điểm văn bản lấy ý kiến không muộn hơn thời điểm cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận văn bản của cơ quan cấp phép, trường hợp không đồng thuận phải nêu rõ lý do.

6. Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH, trạm trung chuyển CTNH (nếu có) đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện và cấp Giấy phép xử lý CTNH:

a) Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý CTNH, thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan;

b) Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.

7. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra quy định tại Khoản 6 Điều này cho tổ chức, cá nhân để đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình.

8. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH.

9. Giấy phép xử lý CTNH được quy định như sau:

a) Giấy phép xử lý CTNH có 02 (hai) bản gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (E) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 (một) bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến chủ xử lý CTNH và 01 (một) bản lưu tại cơ quan cấp phép;

b) Giấy phép xử lý CTNH có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận;

c) Giấy phép xử lý CTNH có 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Trong quá trình tiến hành thủ tục, nếu quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.

Điều 18. Cấp lại Giấy phép xử lý CTNH

1. Trường hợp cấp lại Giấy phép xử lý CTNH được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:

a) Đơn đăng ký theo quy định tại Phụ lục 5 (A.2) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.2) ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:

a) Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH chậm nhất là 03 (ba) tháng trước ngày Giấy phép hết hạn hoặc trong thời gian 01 (một) tháng kể từ ngày phát hiện Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan cấp phép cấp lại Giấy phép xử lý CTNH. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Thông tư này và tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở.

4. Trường hợp có sự thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định về điều chỉnh giấy phép theo quy định tại Điều 19 Thông tư này; trường hợp cấp lại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP khi có thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Điều 19. Điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH

1. Trường hợp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2. Hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH:

a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các hồ sơ, giấy tờ về thay đổi, bổ sung so với hồ sơ cấp lần đầu Giấy phép xử lý CTNH (nếu có);

c) Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung, các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.3) ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp có bổ sung các hệ thống, thiết bị xử lý thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm.

3. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư này.

4. Các trường hợp không yêu cầu vận hành thử nghiệm:

a) Thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động (không bao gồm việc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý);

b) Thay đổi địa điểm, số lượng trạm trung chuyển CTNH;

c) Thay đổi, bổ sung: hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc đóng gói, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế CTNH; hệ thống, thiết bị xử lý CTNH mà không trực tiếp gây tác động xấu đến môi trường;

d) Bổ sung loại CTNH có tính chất, phương án xử lý tương tự các CTNH hoặc nhóm CTNH đã được vận hành thử nghiệm và cấp phép;

e) Tăng số lượng, khối lượng loại CTNH đã được cấp phép.

5. Việc cấp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện bằng một trong hai hình thức:

a) Cấp Giấy phép xử lý CTNH thay thế Giấy phép trước đó với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp;

b) Cấp bổ sung Phụ lục kèm theo Giấy phép xử lý CTNH đã được cấp, trong đó nêu rõ nội dung điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp. Thời hạn của Giấy phép đã được cấp không thay đổi khi được điều chỉnh bằng hình thức cấp bổ sung phần Phụ lục.

Điều 20. Việc tích hợp và thay thế một số thủ tục liên quan đến cấp phép xử lý CTNH

1. Các thủ tục sau đây được tích hợp và thay thế bằng thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH:

a) Kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM, kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương) của dự án có hạng mục xử lý CTNH;

b) Xác nhận bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong trường hợp cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (bao gồm việc kết hợp xử lý chung bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH hoặc sử dụng hệ thống, thiết bị xử lý riêng biệt).

2. Cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được cấp phép theo các quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trước ngày 15 tháng 6 năm 2015 nhưng có nhu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường tích hợp vào Giấy phép xử lý CTNH thì thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư này.

Điều 21. Thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH

1. Việc thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH được thực hiện trong các trường hợp:

a) Vi phạm các quy định về quản lý CTNH hoặc quy định trong Giấy phép xử lý CTNH, Giấy phép quản lý CTNH đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;

b) Chủ xử lý CTNH không hoạt động sau 01 (một) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý CTNH trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Chủ vận chuyển CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH, chủ xử lý CTNH chấm dứt hoạt động về CTNH hoặc phá sản, giải thể.

2. Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, mã số quản lý CTNH, ngày cấp, căn cứ, lý do thu hồi.

Chương IV
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ

Điều 22. Vận chuyển xuyên biên giới CTNH

1. Hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:

a) Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 01 (một) bản sao hợp đồng xử lý CTNH với đơn vị xử lý CTNH tại quốc gia nhập khẩu;

c) 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh theo mẫu quy định của Công ước Basel (http://www.basel.int/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.pdf).

2. Trình tự, thủ tục đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:

a) Tổ chức, cá nhân đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH nộp 02 (hai) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam (hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định);

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện nếu nội dung không đầy đủ, hợp lệ theo quy định;

c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường gửi văn bản thông báo kèm theo 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có) theo quy định của Công ước Basel;

d) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời của các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có), Tổng cục Môi trường ban hành văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (B) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Môi trường có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Việc vận chuyển CTNH trong nội địa đến cửa khẩu phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH.

4. Sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục Môi trường về việc xuất khẩu CTNH, tổ chức, cá nhân phải lập ít nhất 02 (hai) bộ hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh cho từng chuyến vận chuyển CTNH đã được phép xuất khẩu theo mẫu quy định của Công ước Basel (www.basel.int/pub/move.pdf).

5. Sau khi việc xử lý CTNH hoàn thành, tổ chức, cá nhân được Tổng cục Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu CTNH lưu 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển và gửi 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Tổng cục Môi trường.

Điều 23. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại

1. Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) và Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế về kế hoạch đã được phê duyệt.

3. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm các nội dung chính sau:

a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;

b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;

c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;

d) Các vấn đề liên quan khác.

4. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại được sử dụng thay thế cho chứng từ CTNH trong trường hợp có hướng dẫn trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trường hợp chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH tham gia thực hiện kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng ngoài phạm vi của Giấy phép được cấp thì phải báo cáo cho cơ quan cấp phép trước khi thực hiện.

Điều 24. Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH bằng phương tiện, thiết bị không ghi trên Giấy phép xử lý CTNH

1. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH đối với các chủ nguồn thải CTNH có số lượng CTNH phát sinh thấp hơn 600 (sáu trăm) kg/năm hoặc chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc xử lý các CTNH từ các chủ nguồn thải CTNH nêu trên phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị không được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH để vận chuyển, lưu giữ CTNH chưa có khả năng xử lý trong nước hoặc được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận cho từng trường hợp. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.

Điều 25. Tái sử dụng CTNH

Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tự tái sử dụng CTNH phát sinh trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH của mình và phải đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Điều 26. Thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền

1. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền bằng các phương tiện vận chuyển không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Có hợp đồng chuyển giao CTNH với tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;

c) Có phương án thu gom, lưu giữ, vận chuyển và danh sách các phương tiện vận chuyển.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo cáo cơ quan cấp phép xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện hoặc khi có sự thay đổi tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.

Điều 27. Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý CTNH trong môi trường thí nghiệm

1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ khi có nhu cầu tiếp nhận CTNH để thử nghiệm, đánh giá công nghệ trong môi trường thí nghiệm phải có văn bản giải trình kèm theo kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý theo mẫu tương tự Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiếp nhận CTNH phù hợp với việc thử nghiệm từ chủ xử lý CTNH hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH. Trường hợp tự vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển của mình thì các phương tiện vận chuyển này phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này và được ghi trong văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH không quá 06 (sáu) tháng. Trường hợp có nhu cầu gia hạn thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được chấp thuận, mỗi lần gia hạn không quá 06 (sáu) tháng và không được gia hạn quá 03 (ba) lần. Sau khi kết thúc thử nghiệm, phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 28. Các trường hợp khác

Các hoạt động sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý CTNH và không phải cấp phép xử lý CTNH:

1. Hoạt động vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm (chưa hết hạn sử dụng, còn giá trị sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và chưa được chủ nguồn thải xác định là chất thải) để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.

2. Việc vận chuyển mẫu vật là CTNH để mang đi phân tích.

Chương V
CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 29. Đối tượng đào tạo, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH

Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (bắt buộc) và người có nhu cầu được đào tạo, cấp chứng chỉ về quản lý CTNH (tự nguyện).

Điều 30. Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo quản lý CTNH

1. Các cơ sở đào tạo quản lý CTNH cho đối tượng được cấp Chứng chỉ quản lý CTNH phải đáp ứng như sau:

a) Có chức năng đào tạo phù hợp về môi trường hoặc ngành liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Người thực hiện đào tạo các chuyên đề chính về quản lý CTNH phải có trình độ từđại học trở lên vàcó ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý CTNH.

2. Việc đào tạo được thực hiện theo hình thức tập trung hoặc tại chỗ nơi có nhu cầu đào tạo theo nội dung, thời gian căn cứ vàoKhung chương trình đào tạo theo quy địnhtại Phụ lục 9 (A) ban hành kèm theo Thông tư này. Ít nhất 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm tổ chức đào tạo, cơ sở đào tạo phải có văn bản thông báo kế hoạch đào tạo cho Tổng cục Môi trường. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Môi trường tổ chức kiểm tra việc đào tạo.

Điều 31. Thẩm quyền, trách nhiệm đào tạo, cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH

1. Tổng cục Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH.

2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xây dựng và phê duyệt chương trình đào tạo về quản lý CTNH; khi chủ trì tổ chức các khóa đào tạo với hình thức tập trung hoặc tại chỗ nơi có nhu cầu đào tạo thì việc cấp Chứng chỉ quản lý CTNH không yêu cầu hồ sơ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này.

Điều 32. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ quản lý CTNH

1. Cơ sở đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH quy định tại Khoản 3 Điều này và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH.

2. Trong thời hạn 15 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (B) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH:

a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (C) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bảng tổng hợp kết quả đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (D) ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chứng minh thư nhân dân của các đối tượng cấp Chứng chỉ;

d) Bản sao các văn bản, giấy tờ có liên quan đến quy định tại Điều 30 Thông tư này.

4. Chứng chỉ quản lý CTNH có thời hạn 03 (ba) năm và không được gia hạn. Trường hợp hết thời hạn, người cóChứng chỉ hết thời hạn phải được đào tạo lại để được cấp Chứng chỉ mới theo quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.

5. Người có Chứng chỉ quản lý CTNH hết thời hạn mà có ít nhất 02 (hai) năm liên tục hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTNH tính đến thời điểm hết thời hạn thì nộp 01 (một) đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục 9 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này và Giấy xác nhận của nơi làm việc đến Tổng cục Môi trường. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.

Điều 33. Cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH

1. Cấp lại Chứng chỉ quản lý CTNH:

a) Người có Chứng chỉ quản lý CTNH bị hư hỏng hoặc bị mất nộp 01 (một) đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (E) đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp lại;

b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường cấp lại Chứng chỉ quản lý CTNH;

c) Chứng chỉ quản lý CTNH được cấp lại có thời hạn sử dụng bằng thời hạn sử dụng còn lại của Chứng chỉ đã bị hư hỏng hoặc bị mất.

2. Chứng chỉ quản lý CTNH bị thu hồi trong các trường hợp bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc sử dụng vào các mục đích không được pháp luật cho phép.

Điều 34. Lưu trữ hồ sơ đào tạo

Trong thời gian ít nhất 03 (ba) năm kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ từng khóa đào tạo bao gồm:

1. Hồ sơ học viên (bao gồm thông tin: họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, nghề nghiệp, địa chỉ) và kết quả đào tạo.

2. Danh sách người thực hiện đào tạo (bao gồm thông tin: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tên và địa chỉ nơi công tác).

3. Giáo trình, tài liệu trình bày, đề bài kiểm tra và bài làm của học viên.

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp

1. Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng, trừ trường hợp phải cấp lại theo quy định Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2. Giấy phép quản lý CTNH đã được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hànhđượctiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên Giấy phép. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH hoặc Giấy phép hành nghề quản lý CTNH được coi là đã thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định đối với các hạng mục liên quan đến hoạt động xử lý CTNH.

3. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấy phép hành nghề quản lý CTNH tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.

4. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11) và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý sau:

a) Áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) chậm nhất trước ngày 15 tháng 6 năm 2017;

b) Thực hiện đầy đủ, hệ thống, đồng bộ các biện pháp quản lý môi trường theo nội dung của các hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo các Giấy phép hành nghề quản lý CTNH đã được cấp. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ hành nghề quản lý CTNH;

c) Giám sát hoạt động của các đại lý vận chuyển CTNH và chịu trách nhiệm chung đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH của các đại lý. Phải báo cáo cho cơ quan cấp phép về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng đại lý trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.

5. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động xử lý CTNH) và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý sau:

a) Ký hợp đồng ba bên với chủ nguồn thải CTNH, chủ xử lý CTNH (hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH) về việc chuyển giao CTNH hoặc ký hợp đồng với chủ nguồn thải với sự chứng kiến, xác nhận của chủ xử lý CTNH (hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH);

b) Thực hiện đầy đủ nội dung của hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ vận chuyển CTNH.

6. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động vận chuyển CTNH trong trường hợp không đồng thời có Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH) và thực hiện đầy đủ nội dung của hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH.Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ xử lý, tiêu hủyCTNH.

Điều 36. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

The post Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-362015tt-btnmt-ve-quan-ly-chat-thai-nguy-hai.html/feed/ 0 1609
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định lập đtm kế hoạch bvmt http://moitruongdgp.com/thong-tu-272015-huong-dan-lap-dtm-dmc-ke-hoach-bvmt.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-272015-huong-dan-lap-dtm-dmc-ke-hoach-bvmt.html#respond Thu, 11 Jun 2015 19:26:55 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=1576 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Nếu bạn đang cần tư vấn về hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hay báo cáo đánh giá tác động môi trường theo […]

The post Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định lập đtm kế hoạch bvmt appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nếu bạn đang cần tư vấn về hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hay báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thông tư 27/2015/TT-BTNMT và nghị định 18/2015/NĐ-CP thì hãy gọi 0917 33 01 33 để được công ty môi trường Đoàn Gia Phát tư vấn miễn phí.

Hiện tại ban quản trị website của công ty môi trường Đoàn Gia Phát đang chuyển đổi thành bản hoàn chỉnh hơn cho mọi người như 1 file word hoặc 1 bài viết được đăng tải trên website moitruongdgp.com dưới đây là file pdf mọi người có thể xem qua.

Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/07/2015.

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành điểm c Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Khoản 5 Điều 8, Khoản 7 Điều 12, Khoản 4 và Khoản 6 Điều 14, Khoản 2 Điều 16, Khoản 4 Điều 17, Khoản 5 Điều 19 và Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chương II

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 3. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

  1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc Danh mục các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan thẩm định, gồm:
  2. a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư này;
  3. b) Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 1.2 và 1.3 Thông tư này.
  4. Trường hợp điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP:
  5. a) Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường một (01) văn bản giải trình các nội dung điều chỉnh của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các vấn đề môi trường liên quan kèm theo một (01) dự thảo điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  6. b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ quan phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Điều 4. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định thành lập với cơ cấu, thành phần quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
  2. Hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Chương V Thông tư này.
  3. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định có văn bản thông báo gửi cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để biết, bổ sung, hoàn thiện.

Điều 5. Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định và gửi lại cơ quan thẩm định:
  2. a) Một (01) văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.4 Thông tư này;
  3. b) Một (01) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược kèm theo một bản được ghi trên đĩa CD; một (01) dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được hoàn chỉnh trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định.
  4. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã hoàn chỉnh trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến hội đồng thẩm định do cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch gửi đến, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.5 Thông tư này.

Chương III

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 6. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Chủ dự án của các đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập, gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm:

  1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư này.
  2. Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư này.
  3. Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.

Điều 7. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

  1. Chủ dự án phải thực hiện việc tham vấn theo quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
  2. Văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.4 Thông tư này.
  3. Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.5 Thông tư này.
  4. Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.6 Thông tư này.
  5. Trong quá trình tham vấn, chủ dự án có trách nhiệm bảo đảm văn bản xin ý kiến tham vấn kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được gửi đến các cơ quan, tổ chức được tham vấn.
  6. Thời hạn trả lời bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức được tham vấn ý kiến tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn do chủ dự án gửi đến.
  7. Trường hợp dự án thuộc địa bàn từ hai (02) xã trở lên, chủ dự án được lựa chọn hình thức cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án theo từng xã hoặc liên xã.

Điều 8. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
  2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.
  3. Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động sau đây:
  4. a) Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án và khu vực kế cận;
  5. b) Lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
  6. c) Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phản biện nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  7. d) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề.
  8. Hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Chương V Thông tư này.

Điều 9. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm:
  2. a) Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
  3. b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục (trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư này) với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này kèm theo một (01) đĩa CD trên đó chứa một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (kể cả phụ lục).
  4. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan thẩm định có trách nhiệm:
  5. a) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.7 Thông tư này và xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.8 Thông tư này;
  6. b) Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  7. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi xác nhận đến chủ dự án và các cơ quan liên quan, cụ thể như sau:
  8. a) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường: gửi quyết định phê duyệt kèm báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án;
  9. b) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: gửi quyết định phê duyệt đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, trừ dự án thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
  10. c) Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: gửi quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án; gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường và đến Ban quản lý các khu công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công nghiệp.
  11. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi đến, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sao lục và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy bannhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp.

Điều 10. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

  1. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
  2. Lập kế hoạch quản lý môi trường trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường thì phải cập nhật kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy bannhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.9 và 2.10 Thông tư này.
  3. Gửi kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng. Mẫu văn bản của chủ dự án gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2.11 Thông tư này.
  4. Thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đến các tổ chức đã tiến hành tham vấn và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.12 Thông tư này; tổ chức vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án. Trường hợp gây ra sự cố môi trường thì phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
  5. Trường hợp khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung tiếp nhận dự án đầu tư không phù hợp ngành nghề thu hút đầu tư trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phải có văn bản giải trình gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và chỉ thực hiện các thủ tục tiếp nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  6. Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ dự án mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt.

Điều 11. Ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khi Ban quản lý các khu công nghiệp đã thành lập Phòng Quản lý môi trường và có đủ biên chế từ năm (05) người trở lên có chuyên môn về bảo vệ môi trường.
  2. Việc ủy quyền quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư vào các khu công nghiệp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến về việc ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.13 Thông tư này. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản.
  4. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng quyết định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.14 Thông tư này.
  5. Ban quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền với vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự kiểm tra, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.

Chương IV

KIỂM TRA, XÁC NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN

Điều 12. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

  1. Chủ dự án của các đối tượng quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xem xét cấp giấy xác nhận theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
  2. Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án bao gồm:
  3. a) Một (01) văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.1 Thông tư này;
  4. b) Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt;
  5. c) Bảy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.2 Thông tư này. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, chủ dự án phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm để phục vụ công tác kiểm tra.
  6. Trường hợp dự án có nhiều phân kỳ đầu tư hoặc có các hạng mục độc lập, chủ dự án được lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục độc lập của dự án với điều kiện đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục độc lập của dự án.
  7. Dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 hoặc Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nhưng không thuộc danh mục quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, chủ dự án được miễn trừ trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Điều 13. Kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

  1. Việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được tiến hành thông qua đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan kiểm tra) thành lập. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.3 Thông tư này.
  2. Thành phần của đoàn kiểm tra gồm: công chức của cơ quan kiểm tra và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến dự án với cơ cấu gồm: Trưởng đoàn, một (01) Phó Trưởng đoàn trong trường hợp cần thiết, một (01) Thư ký và một số thành viên.
  3. Trường hợp kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án không do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện, ngoài thành phần quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thành phần đoàn kiểm tra còn có đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án.
  4. Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài thành phần quy định tại Khoản 2 Điều này, thủ trưởng cơ quan kiểm tra quyết định việc mời đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện nơi thực hiện dự án tham gia đoàn kiểm tra.

Điều 14. Nguyên tắc làm việc của đoàn kiểm tra

  1. Đoàn kiểm tra làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên và giữa các thành viên với đại diện chủ dự án trong các cuộc họp và trong quá trình kiểm tra thực tế các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện.
  2. Việc kiểm tra thực tế các công trình bảo vệ môi trường của dự án được tiến hành khi:
  3. a) Có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có Trưởng đoàn (hoặc Phó Trưởng đoàn khi được Trưởng đoàn ủy quyền) và Thư ký đoàn kiểm tra;
  4. b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Điều 15. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên đoàn kiểm tra

  1. Trách nhiệm và quyền hạn chung của các thành viên đoàn kiểm tra:
  2. a) Nghiên cứu hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;
  3. b) Tham gia các cuộc họp của đoàn kiểm tra và các hoạt động kiểm tra thực tế việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án;
  4. c) Đối thoại với chủ dự án về các công trình bảo vệ môi trường đã được chủ dự án thực hiện trong quá trình kiểm tra thực tế;
  5. d) Viết bản nhận xét, đánh giá việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.4 Thông tư này gửi Trưởng đoàn kiểm tra (thông qua Thư ký) để tổng hợp; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá của mình;

đ) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại khi có yêu cầu của cơ quan thực hiện việc kiểm tra sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

  1. e) Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình kiểm tra thực tế.
  2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thư ký đoàn kiểm tra:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, Thư ký đoàn kiểm tra còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

  1. a) Liên hệ với chủ dự án, các thành viên đoàn kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan để sắp xếp lịch trình công tác của đoàn kiểm tra;
  2. b) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên đoàn kiểm tra và báo cáo Trưởng đoàn;
  3. c) Dự thảo biên bản kiểm tra việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án.
  4. Phó trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm và quyền hạn của thành viên đoàn quy định tại Khoản 1 Điều này và của Trưởng đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp được Trưởng đoàn ủy quyền.
  5. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, Trưởng đoàn kiểm tra còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

  1. a) Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của đoàn kiểm tra;
  2. b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra;
  3. c) Chủ trì và điều hành các cuộc họp của đoàn kiểm tra;
  4. d) Chủ trì xử lý các kiến nghị của các thành viên đoàn kiểm tra, của chủ dự án và đại diện các cơ quan liên quan trong quá trình kiểm tra thực tế và đưa ra kết luận;

đ) Trong trường hợp cần thiết, quyết định việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường của chất thải trước khi thải ra môi trường để kiểm chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 16. Nội dung và hình thức thể hiện kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

  1. Kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường của dự án phải được thể hiện dưới hình thức biên bản kiểm tra thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.5 Thông tư này.
  2. Nội dung biên bản kiểm tra phải thể hiện trung thực, khách quan về thực trạng các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện trên thực tế ở thời điểm kiểm tra.
  3. Trong ngày kết thúc việc kiểm tra, biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra (hoặc Phó trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp được Trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền), Thư ký đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ký vào từng trang, ký và ghi rõ họ tên, chức danh ở trang cuối cùng.

Điều 17. Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

  1. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, trường hợp công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được xây dựng phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt vàvăn bản chấp thuận cho phép điều chỉnh, thay đổi của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có), trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Trường hợp công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án chưa đáp ứng các yêu cầu, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có thông báo bằng văn bản đến chủ dự án.
  2. Chủ dự án có trách nhiệm khắc phục các vấn đề còn tồn tại đối với công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án và báo cáo cơ quan kiểm tra để được xem xét, xác nhận. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xem xét, cấp giấy xác nhận hoặc có văn bản trả lời chủ dự án trong thời hạn năm (05) ngày làm việc.
  3. Mẫu giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án quy định tại Phụ lục 3.6 Thông tư này.

Chương V

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 18. Thành phần và nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) được thành lập cho từng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, từng báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.1 Thông tư này.
  2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan thẩm định về kết quả thẩm định.
  3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc chủ dự án (sau đây gọi chung là chủ dự án).
  4. Các hoạt động của hội đồng thẩm định thực hiện thông qua cơ quan thường trực thẩm định theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phân công. Trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 25 Thông tư này.

Điều 19. Điều kiện, tiêu chí đối với các chức danh của hội đồng thẩm định

  1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của dự án với ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ, hoặc phải là lãnh đạo của cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định.
  2. Ủy viên phản biện phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của dự án với ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ.
  3. Ủy viên thư ký phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định.
  4. Ủy viên hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn liên quan đến dự án với ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất một (01) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ.

Điều 20. Trách nhiệm của ủy viên hội đồng

  1. Xem xét báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ, tài liệu liên quan do cơ quan thường trực thẩm định cung cấp.
  2. Tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo sự bố trí của cơ quan thường trực thẩm định.
  3. Viết báo cáo chuyên đề phục vụ việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo sự phân công của cơ quan thường trực thẩm định.
  4. Viết bản nhận xét về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.2 Thông tư này gửi cơ quan thường trực thẩm định trước phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định ít nhất một (01) ngày làm việc; trình bày bản nhận xét tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định.
  5. Viết phiếu thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.3 Thông tư này.
  6. Viết nhận xét về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung sau phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thường trực thẩm định.
  7. Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
  8. Chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.

Điều 21. Quyền hạn của ủy viên hội đồng

  1. Ủy viên hội đồng có các quyền sau đây:
  2. a) Yêu cầu cơ quan thường trực thẩm định cung cấp các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định để nghiên cứu, đánh giá;
  3. b) Yêu cầu cơ quan thường trực thẩm định tổ chức các cuộc họp, hội nghị chuyên đề và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp việc thẩm định;
  4. c) Tham dự các cuộc họp của hội đồng thẩm định; tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp việc thẩm định theo bố trí của cơ quan thường trực thẩm định;
  5. d) Đối thoại trực tiếp với chủ dự án và đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường tại phiên họp của hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến trongtrường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định.
  6. Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của hội đồng thẩm định.

Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện

  1. Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại các Điều 20 và 21 Thông tư này và còn có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
  2. a) Điều hành các cuộc họp của hội đồng thẩm định;
  3. b) Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của hội đồng thẩm định;
  4. c) Ký biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định.
  5. Phó Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại các Điều 20 và 21 Thông tư này và của Chủ tịch hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
  6. Ủy viên phản biện có trách nhiệm và quyền hạn quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 8 Điều 20 và Điều 21 Thông tư này; viết nhận xét về nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 4.4 và 4.5 Thông tư này.

Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên thư ký

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại các Điều 20 và 21 Thông tư này, Ủy viên thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

  1. Cung cấp mẫu bản nhận xét và mẫu phiếu thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các thành viên hội đồng thẩm định.
  2. Báo cáo Chủ tịch hội đồng về những tồn tại chính của hồ sơ trên cơ sở tự nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định.
  3. Thông tin cho hội đồng thẩm định ý kiến nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định không tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định và ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi cơ quan thường trực thẩm định (nếu có).
  4. Ghi và ký biên bản các cuộc họp của hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực nội dung biên bản các cuộc họp của hội đồng thẩm định.
  5. Lập hồ sơ chứng từ phục vụ việc thanh quyết toán các hoạt động của hội đồng thẩm định.
  6. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thường trực thẩm định.

Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng là đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia hội đồng thẩm định do các Bộ, cơ quan ngang bộ thành lập

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng tương ứng với chức danh cụ thể trong hội đồng, thành viên hội đồng là đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia hội đồng thẩm định do các Bộ, cơ quan ngang bộ thành lập còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

  1. Thu thập, cung cấp cho hội đồng thẩm định các thông tin, tài liệu liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án; chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu cung cấp cho hội đồng thẩm định.
  2. Trong trường hợp không tham gia các hoạt động của hội đồng thẩm định, được ủy quyền bằng văn bản cho người cùng cơ quan tham gia với trách nhiệm, quyền hạn tương ứng của mình trong hội đồng.

Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định

  1. Dự thảo quyết định thành lập hội đồng thẩm định, trình thủ trưởng cơ quan thẩm định xem xét, quyết định.
  2. Liên hệ, đề nghị chủ dự án cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên hội đồng thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng thẩm định.
  3. Thu thập, cung cấp các thông tin liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án cho hội đồng thẩm định.
  4. Tổ chức các cuộc họp của hội đồng thẩm định và các hoạt động quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
  5. Thông báo kết quả thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định cuối cùng của hội đồng thẩm định. Nội dung thông báo phải chỉ rõ một (01) trong các tình trạng sau đây về kết quả thẩm định: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua.
  6. Tổ chức rà soát nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung; gửi văn bản đề nghị một số thành viên hội đồngthẩm định tiếp tục cho ý kiến nhận xét về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp cần thiết.
  7. Dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
  8. Lập dự toán, thanh toán các khoản chi phí cho hoạt động của hội đồng thẩm định.

Điều 26. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định

Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ hai phần ba (2/3) trở lên số lượng thành viên hội đồng thẩm định, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch hội đồng ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), Ủy viên thư ký và ít nhất một (01) Ủy viên phản biện.
  2. Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án hoặc người được cấp có thẩm quyền của chủ dự án ủy nhiệm tham gia.
  3. Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định do Bộ, cơ quan ngang bộ thành lập

  1. Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến Sở Tài nguyên và Môi trường của các địa phương có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định; gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
  2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định.
  3. Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

Điều 28. Đại biểu tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định

  1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định và mời tham dự.
  2. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Nội dung và trình tự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định

  1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ thẩm định, cung cấp thông tin về các hoạt động của hội đồng thẩm định và cơ quan thường trực thẩm định đã thực hiện.
  2. Người chủ trì phiên họp điều hành phiên họp theo thẩm quyền được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư này.
  3. Chủ dự án hoặc đơn vị tư vấn được chủ dự án ủy quyền trình bày tóm tắt nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  4. Chủ dự án và các thành viên hội đồng thẩm định trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ (nếu có) của hồ sơ.
  5. Các ủy viên phản biện và các thành viên khác trong hội đồng thẩm định trình bày bản nhận xét.
  6. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt (nếu có).
  7. Các đại biểu tham dự phát biểu ý kiến (nếu có).
  8. Hội đồng thẩm định có thể họp riêng (do người chủ trì phiên hợp quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của hội đồng thẩm định.
  9. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định.
  10. Các thành viên hội đồng thẩm định có ý kiến khác với kết luận của người chủ trì phiên họp đưa ra (nếu có).
  11. Chủ dự án phát biểu (nếu có).
  12. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp.

Điều 30. Nội dung kết luận của hội đồng thẩm định

  1. Kết luận của hội đồng thẩm định phải thể hiện rõ những nội dung sau đây:
  2. a) Những tồn tại của hồ sơ; các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có) dựa trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định;
  3. b) Căn cứ kết quả kiểm phiếu thẩm định theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều này, kết luận theo một (01) trong ba (03) mức độ: thông qua; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua.
  4. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định:
  5. a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định nhất trí thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
  6. b) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên hội đồng tham dự, trong đó bắt buộc phải có ít nhất một (01) Ủy viên phản biện, có phiếu thẩm định đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung;
  7. c) Không thông qua: khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua hoặc cả hai (02) Ủy viên phản biện có phiếu thẩm định không thông qua.

Điều 31. Hình thức và nội dung biên bản phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định

  1. Biên bản phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.6 Thông tư này. Ý kiến của chủ dự án, của các thành viên hội đồng, của các đại biểu tham dự phiên họp phải được ghi chép đầy đủ, trung thực trong biên bản phiên họp.
  2. Biên bản phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định phải được người chủ trì phiên họp và Ủy viên thư ký ký vào phía dưới của từng trang, ký và ghi rõ họ tên, chức danh trong hội đồng ở trang cuối cùng.

Chương VI

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 32. Trách nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

  1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư này.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
  3. Ủy ban nhân dân cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của mình đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một (01) xã. Văn bản ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.2 Thông tư này.
  4. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này xem xét, ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Văn bản ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư này.

Điều 33. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

  1. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:
  2. a) Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư này;
  3. b) Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  4. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
  5. a) Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này;
  6. b) Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.
  7. Trường hợp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan được ủy quyền, hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Điều 34. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.7 Thông tư này. Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.8 Thông tư này.

Điều 35. Thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

  1. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
  2. Đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường phải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 32, 33 và 34 Thông tư này.
  3. Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; kiểm tra, xác nhận công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trừ các hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này.
  2. Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lại tổ chức, cá nhân các hồ sơ đã tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về môi trường đối với các trường hợp sau:
  3. a) Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
  4. b) Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
  5. c) Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án không thuộc đối tượng quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
  6. d) Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Điều 37. Tổ chức thực hiện

  1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 và 6.6 Thông tư này.
  2. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn làm cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền.

Điều 38. Điều khoản thi hành

  1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.
  2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết một số điều Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
  3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
– Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
– Lưu: VT, PC, TCMT(34), TĐ.320.
BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Minh Quang

PHỤ LỤC 1.1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2)
(Địa danh), ngày… tháng … năm …

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là (1), là cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng (2) thuộc mục … Phụ lục I Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

(2) thuộc thẩm quyền phê duyệt của (4).

Địa chỉ liên hệ: …

Điện thoại: …;Fax: …;E-mail: …

Gửi đến (3) hồ sơ gồm:

– Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

– Chín (09) bản dự thảo (2).

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2).

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (3) Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; (4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, kế hoạch, quy hoạch; (5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

 

PHỤ LỤC 1.2

MẪU TRANG BÌA, PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

của (2)

 

 

Đại diện của (1)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)
Đại diện của đơn vị tư vấn (nếu có)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh(**), tháng … năm …

Ghi chú:

(1) Tên gọi Bộ/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

(**) Địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc nơi đặt trụ sở chính của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

PHỤ LỤC 1.3

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

MỞ ĐẦU

  1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, trong đó nêu rõ là loại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch mới hoặc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch điều chỉnh (sau đây gọi là CQK).

– Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng CQK.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK.

– Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt CQK.

  1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

2.1. Căn cứ pháp luật

– Liệt kê các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của CQK, trong đó nêu đầy đủ chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản và đối tượng điều chỉnh của văn bản.

– Liệt kê đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK.

2.2. Căn cứ kỹ thuật

Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC và các tài liệu kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK.

2.3. Phương pháp thực hiện ĐMC

– Liệt kê đầy đủ các phương pháp ĐMC và các phương pháp có liên quan khác đã được sử dụng để thực hiện ĐMC

– Đối với từng phương pháp được sử dụng cần chỉ rõ cơ sở của việc lựa chọn các phương pháp.

– Chỉ rõ phương pháp được sử dụng như thế nào và ở bước nào của quá trình thực hiện ĐMC.

2.4. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC

– Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu sẵn có đã được sử dụng để thực hiện ĐMC.

– Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu được thu thập bổ sung trong quá trình thực hiện ĐMC.

– Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu tự tạo lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK, của đơn vị tư vấn về ĐMC (từ các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích,…).

  1. Tổ chức thực hiện ĐMC

– Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập CQK với quá trình thực hiện ĐMC với việc thể hiện rõ các bước thực hiện ĐMC được gắn kết với các bước lập CQK (có thể được minh họa dưới dạng một sơ đồ khối hoặc bảng).

– Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia do cơ quan xây dựng CQK lập hoặc đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC của CQK.

– Danh sách (họ tên, học vị, học hàm, chuyên môn được đào tạo) và vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC được thể hiện dưới dạng bảng.

– Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn về ĐMC với đơn vị hoặc tổ chuyên gia lập CQK nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQK.

Chương 1

TÓM TẮT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

1.1. Tên của CQK

Nêu đầy đủ, chính xác tên của CQK.

1.2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK

Nêu đầy đủ, chính xác tên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK: tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, fax, E-mail.

1.3. Mối quan hệ của CQK được đề xuất với các CQK khác có liên quan

– Liệt kê các CQK khác đã được phê duyệt có liên quan đến CQK được đề xuất.

– Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa CQK được đề xuất với các CQK khác có liên quan.

1.4. Mô tả tóm tắt nội dung của CQK

– Phạm vi không gian và thời kỳ của CQK.

– Các quan điểm và mục tiêu của CQK; các quan điểm và mục tiêu chính về bảo vệ môi trường của CQK.

– Các phương án của CQK và phương án được chọn.

– Các nội dung chính của CQK.

– Các định hướng và giải pháp chính về bảo vệ môi trường của CQK.

– Các định hướng về bảo tồn đa dạng sinh học (nếu có).

– Các giải pháp về cơ chế, chính sách.

– Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên.

– Phương án tổ chức thực hiện CQK.

Chương 2

PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI

2.1. Phạm vi không gian và thời gian của đánh giá môi trường chiến lược

2.1.1. Phạm vi không gian

Nêu rõ phạm vi không gian thực hiện ĐMC (phạm vi không gian thực hiện ĐMC là những vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi việc thực hiện CQK).

2.1.2. Phạm vi thời gian

Thể hiện rõ khoảng thời gian được xem xét, dự báo, đánh giá tác động của CQK trong quá trình ĐMC.

2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội (KT-XH)

2.2.1. Điều kiện địa lý, địa chất

– Mô tả tổng quát điều kiện địa lý, địa chất, của vùng có khả năng ảnh hưởng bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQK.

– Mô tả tổng quát đặc điểm địa hình, cảnh quan khu vực, trong đó đặc biệt chi tiết đối với các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc tế (di sản thiên nhiên), cấp khu vực, cấp quốc gia phân bố trên khu vực có khả năng tác động bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQK.

2.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn

– Mô tả tổng quát về điều kiện khí tượng gồm chế độ nhiệt, chế độ nắng, chế độ mưa, chế độ gió và các điều kiện khí tượng khác.

– Mô tả tổng quát về điều kiện thủy văn gồm đặc điểm hệ thống sông, suối chính và chi tiết hơn đối với các hệ thống sông, suối có khả năng chịu tác động bởi phân bố trên khu vực CQK.

– Mô tả tổng quát về điều kiện hải văn (đối với vùng CQK liên quan đến biển).

– Liệt kê các hiện tượng khí tượng cực đoan (lốc, bão, lũ lụt, v.v.) đã xảy ra trên khu vực CQK.

– Mô tả các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên khu vực CQK.

2.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

– Mô tả tổng quát hiện trạng các thành phần môi trường gồm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQK.

– Mô tả tổng quát đặc điểm hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học (phong phú về gen, loài) trên cạn và dưới nước thuộc vùng CQK có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK bao gồm: đặc điểm thảm thực vật (rừng), các khu bảo tồn thiên nhiên; các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, đặc hữu, các loài nguy cấp và các loài ngoại lai.

– Các dịch vụ hệ sinh thái đang được khai thác và tiềm năng thuộc vùng CQK.

2.2.4. Điều kiện về kinh tế

Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính thuộc khu vực CQK (công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và ngành khác) có khả năng chịu tác động bởi CQK.

2.2.5. Điều kiện về xã hội

– Các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình quan trọng khác có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK.

– Mô tả về dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu khu vực có các dân tộc thiểu số), mức sống, tỷ lệ hộ nghèo thuộc khu vực có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK.

Lưu ý:

– Nội dung trình bày về môi trường tự nhiên và môi trường KT-XH thuộc khu vực chịu tác động bởi CQK chỉ tập trung vào các thành phần môi trường, KT-XH có tiềm năng chịu tác động bởi việc thực hiện CQK có xét đến biến đổi khí hậu.

– Số liệu phải có chuỗi thời gian ít nhất là năm (05) năm tính đến thời điểm thực hiện ĐMC.

– Thông tin, số liệu về chất lượng các thành phần môi trường phải được chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu sẵn có (tham khảo) và các số liệu dữ liệu khảo sát, đo đạc, phân tích được thực hiện trong quá trình ĐMC.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.1. Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn

– Liệt kê các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu được lựa chọn từ các văn bản chính thống liên quan như: nghị quyết, chỉ thị của đảng; văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; biến đổi khí hậu và các văn bản khác có liên quan.

3.2. Đánh giá sự phù hợp của CQK với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

– Đánh giá sự phù hợp/không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa quan điểm, mục tiêu của CQK với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu tại mục 3.1.

– Dự báo tác động (tiêu cực, tích cực) của các quan điểm, mục tiêu của CQK đến các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu tại mục 3.1.

3.3. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất

– Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực lên các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các xu thế môi trường của từng phương án phát triển đề xuất.

– Khuyến nghị phương án lựa chọn.

Lưu ý: Nội dung này chỉ thực hiện khi CQK có từ hai (02) phương án phát triển trở lên.

3.4. Những vấn đề môi trường chính

– Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK cần xem xét trong ĐMC.

Lưu ý:

– Làm rõ cơ sở để lựa chọn các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK.

– Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và thống nhất ở các phần tiếp theo của báo cáo ĐMC.

3.5. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện CQK (phương án 0)

– Xác định các nguyên nhân chính có tiềm năng tác động đến môi trường của khu vực trước thời điểm thực hiện CQK như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dự án đầu tư đang triển khai, các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong tương lai gần, các động lực thị trường, biến đổi khí hậu, v.v..

– Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, xu hướng phát thải khí nhà kính của khu vực.

3.6. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQK

3.6.1. Đánh giá, dự báo tác động của CQK đến môi trường

– Xác định các tác động của CQK đến môi trường khu vực.

– Đánh giá tác động của CQK đến môi trường: xác định rõ đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, mức độ nghiêm trọng của tác động, xác suất của tác động.

Lưu ý: Cần đánh giá cả tác động tiêu cực và tích cực, tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tích lũy.

3.6.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính

– Dự báo xu hướng của từng vấn đề môi trường chính đã được xác định theo không gian và thời gian.

3.6.3. Dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện CQK

– Dự báo tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với CQK.

– Dự báo tác động của CQK đối với xu hướng biến đổi khí hậu.

Lưu ý: Cần dự báo tiềm năng phát thải khí nhà kính, khả năng hấp thụ khí CO2 từ các hoạt động của CQK

3.7. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo

– Xác định và nêu rõ những vấn đề còn chưa chắc chắn, thiếu tin cậy trong ĐMC, đặc biệt là về dự báo, đánh giá tác động, mức độ nghiêm trọng, phạm vi không gian, thời gian của tác động, v.v..

– Trình bày rõ lý do, nguyên nhân của từng vấn đề chưa chắc chắn, thiếu tin cậy như: từ số liệu, dữ liệu (thiếu thông tin, dữ liệu cần thiết; số liệu, dữ liệu quá cũ, thiếu độ tin cậy…); từ phương pháp đánh giá (tính phù hợp, độ tin cậy của phương pháp…); trình độ chuyên môn của các chuyên gia và các nguyên nhân khác.

Chương 4

THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

4.1. Thực hiện tham vấn

– Trình bày rõ mục tiêu của tham vấn.

– Nêu rõ nội dung tham vấn, các đối tượng được lựa chọn tham vấn và căn cứ để lựa chọn các đối tượng này.

– Mô tả quá trình tham vấn, cách thức tham vấn, trong đó nêu rõ việc tham vấn được thực hiện ở những bước nào trong quá trình thực hiện ĐMC.

Lưu ý: Việc tham vấn được thực hiện nhiều lần trong quá trình ĐMC phải nêu rõ nội dung tham vấn của mỗi lần tham vấn.

4.2. Kết quả tham vấn

– Nêu rõ kết quả tham vấn, trong đó phản ánh đầy đủ các ý kiến tích cực và tiêu cực, các ý kiến nhất trí, phản đối và các kiến nghị đối với bảo vệ môi trường, đối với nội dung CQK và các ý kiến, kiến nghị khác (nếu có).

– Làm rõ các nội dung, ý kiến đã được tiếp thu, không tiếp thu và nêu rõ lý do.

Chương 5

GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẦN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

5.1. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của đánh giá môi trường chiến lược

5.1.1. Các đề xuất, kiến nghị từ kết quả của ĐMC

Nêu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị dưới góc độ môi trường từ quá trình ĐMC để điều chỉnh các nội dung của CQK.

5.1.2. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh

Trình bày các nội dung CQK đã được điều chỉnh của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC bao gồm:

– Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu của CQK.

– Các điều chỉnh về phương án phát triển.

– Các điều chỉnh về các dự án thành phần.

– Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, các giải pháp công nghệ, và các nội dung khác.

– Các điều chỉnh liên quan đến giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQK.

5.2. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện CQK

5.2.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lý

– Đề ra các giải pháp về tổ chức, quản lý nhằm duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực do việc thực hiện CQK.

– Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

5.2.2. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

– Đề ra các giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật nhằm phát huy các xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu các xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK.

– Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

5.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Định hướng yêu cầu về nội dung ĐTM đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong CQK, trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, các vùng, ngành/lĩnh vực cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

5.3. Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu

5.3.1. Các giải pháp giảm nhẹ

Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

5.3.2. Các giải pháp thích ứng

Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.

5.4. Các giải pháp khác (nếu có)

Chương 6

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1. Quản lý môi trường

Trình bày các nội dung về quản lý môi trường trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

6.2. Giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường gồm các nội dung:

– Mục tiêu giám sát: nêu rõ những mục tiêu cần đạt được của hoạt động giám sát.

– Trách nhiệm thực hiện giám sát: nêu rõ tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm chính và cách thức phối hợp giữa các cơ quan liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức khác hoặc với cộng đồng trong quá trình thực hiện giám sát.

– Nội dung giám sát: nêu rõ các đối tượng giám sát, thời gian, tần suất giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm giám sát (nếu có).

– Nguồn lực cho giám sát: nêu rõ nguồn lực cho thực hiện giám sát bao gồm nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát (nếu có).

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

  1. Về mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của CQK

– Kết luận chung về sự phù hợp/chưa phù hợp hoặc mâu thuẫn của các mục tiêu của CQK với các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

– Mức độ tác động tiêu cực, tích cực của CQK lên các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

– Các tác động môi trường tiêu cực không thể khắc phục và nguyên nhân.

  1. Về hiệu quả của ĐMC

Nêu tóm tắt về:

– Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trong quá trình ĐMC.

– Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.

  1. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQK và kiến nghị hướng xử lý

Nêu rõ những vấn đề môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê đầy đủ các tài liệu được tham khảo trong quá trình ĐMC và lập báo cáo ĐMC.

Các tài liệu tham khảo phải được thể hiện rõ: tên tác giả (hoặc cơ quan), tên tài liệu, năm xuất bản và cơ quan xuất bản. Tài liệu tham khảo qua internet phải chỉ rõ địa chỉ website.

PHỤ LỤC 1.4

MẪU VĂN BẢN GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC TIẾP THU Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo ĐMC của (2)
(Địa danh), ngày… tháng … năm …

Kính gửi: (3)

Căn cứ kết quả họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của (2) tổ chức ngày … tháng … năm …, (1) giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo ĐMC của (2) như sau:

  1. Về việc chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐMC

1.1. Các nội dung đã được tiếp thu, chỉnh sửa trong báo cáo ĐMC: giải trình rõ các nội dung đã chỉnh sửa, chỉ rõ số trang trong báo cáo ĐMC.

1.2. Các nội dung không được tiếp thu, chỉnh sửa: giải trình rõ các nội dung không được tiếp thu, chỉnh sửa và lý do không tiếp thu, chỉnh sửa.

  1. Về việc điều chỉnh dự thảo (2)

2.1. Các nội dung của dự thảo (2) đã được tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng thẩm định: giải trình rõ các nội dung đã chỉnh sửa, chỉ rõ số trang trong báo cáo (2).

2.2. Các nội dung của dự thảo (2) đề xuất được giữ nguyên: giải trình rõ các nội dung đề xuất được giữ nguyên và lý do.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK; (2) Tên đầy đủ, chính xác của CQK; (3) Cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC; (4) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựngCQK.

PHỤ LỤC 1.5

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC của (2)
(Địa danh), ngày… tháng … năm …

Kính gửi: (3)

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của (2), (1) báo cáo (3) kết quả thẩm định báo cáo ĐMC của (2) như sau:

  1. Về quá trình thẩm định báo cáo ĐMC: nêu tóm tắt quá trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC, quá trình tổ chức thẩm định và kết quả đánh giá của hội đồng thẩm định.
  2. Về nội dung của báo cáo ĐMC sau khi đã được (4) chỉnh sửa, bổ sung: nêu tóm tắt các nội dung đạt yêu cầu; các ý kiến cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC chưa được tiếp thu, chỉnh sửa trong báo cáo ĐMC.
  3. Về việc điều chỉnh dự thảo (2)

3.1. Các nội dung của dự thảo (2) đã được cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK điều chỉnh

3.2. Các nội dung của dự thảo (2) do cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK đề xuất được giữ nguyên

3.3. Ý kiến của (1)

  1. Kiến nghị của (1): tùy theo mức độ tiếp thu, chỉnh sửa báo cáo ĐMC, (1) cần kiến nghị rõ ràng với (3) về việc phê duyệt hay chưa phê duyệt (2); chỉ đạo (4) tiếp tục thực hiện các yêu cầu, nội dung bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai (2).

Trên đây là kết quả thẩm định báo cáo ĐMC của (2). (1) báo cáo (3) để làm cơ sở xem xét, chỉ đạo việc phê duyệt (2).

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC; (2) Tên đầy đủ, chính xác của CQK; (3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (2); (4) Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK; (5) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu (1).

PHỤ LỤC 2.1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v thẩm định báo cáo ĐTM của dự án (2)
(Địa danh), ngày… tháng … năm …

 

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của (2), thuộc mục số … Phụ lục II (hoặc thuộc mục số … Phụ lục III) Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Dự án đầu tư do … phê duyệt.

– Địa điểm thực hiện dự án: …;

– Địa chỉ liên hệ: …;

– Điện thoại: Fax:…; E-mail: …

Chúng tôi gửi đến quý (3) hồ sơ gồm:

– Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.

– Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) chủ dự án; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; (4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

PHỤ LỤC 2.2

MẪU TRANG BÌA, TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

Cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án (nếu có)

(1)

 

 

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của dự án (2)

 

 

CHỦ DỰ ÁN (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh(**), tháng … năm …

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ dự án;

(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;

(**) Ghi địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.

PHỤ LỤC 2.3

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

  1. Xuất xứ của dự án

1.1. Trình bày tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án, sự cần thiết phải đầu tư dự án, trong đó nêu rõ loại hình dự án mới, dự án cải tạo, dự án mở rộng, dự án nâng cấp, dự án nâng công suất, dự án điều chỉnh, dự án bổ sung hay dự án loại khác.

Lưu ý:

– Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất phải nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành, cơ quan ban hành kèm theo bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc văn bản thông báo về việc xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó (nếu có);

– Đối với trường hợp dự án phải lập lại báo cáo phải nêu rõ lý do lập lại và nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành, cơ quan ban hành kèm theo bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các dự án, quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án).

1.4. Trường hợp dự án nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì phải nêu rõ tên gọi của các khu đó, sao và đính kèm các văn bản sau đây (nếu có) vào Phụ lục của báo cáo ĐTM:

– Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác.

– Văn bản xác nhận việc đã thực hiện, hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác.

  1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.

Lưu ý: Cần nêu đầy đủ, chính xác về số hiệu, ngày ban hành, trích yếu nội dung, cơ quan ban hành của từng văn bản.

2.2. Liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.

  1. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

– Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp không thuê đơn vị tư vấn phải nêu rõ cơ quan Chủ dự án có bộ phận chuyên môn, cán bộ chuyên trách về môi trường. Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn, nêu rõ tên đơn vị tư vấn, họ và tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ liên hệ của đơn vị tư vấn.

– Danh sách (có chữ ký) của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.

Lưu ý: Nêu rõ các thành viên của chủ dự án và các thành viên của đơn vị tư vấn (nếu có), nêu rõ học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo, và nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM của từng thành viên và thông tin về chứng chỉ tư vấn ĐTM, gồm có: số, ngày, tháng, cơ quan cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật về quản lý và cấp chứng chỉ tư vấn ĐTM.

  1. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

Liệt kê đầy đủ các phương pháp đã được sử dụng cụ thể ở nội dung nào trong quá trình thực hiện ĐTM và phân thành hai (2) nhóm:

– Các phương pháp ĐTM;

– Các phương pháp khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc, phân tích môi trường, v.v.).

– Lưu ý: Chỉ rõ mục đích áp dụng của từng phương pháp.

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Nêu chính xác tên gọi của dự án (theo báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).

1.2. Chủ dự án

Nêu đầy đủ, chính xác tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; họ tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật của chủ dự án.

1.3. Vị trí địa lý của dự án

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới…) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với:

– Các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối, ao, hồ và các nguồn nước khác; rừng, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên thế giới…);

– Các đối tượng kinh tế – xã hội (khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các công trình văn hóa, tôn giáo; các di tích lịch sử..);

– Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án có khả năng bị tác động bởi dự án.

Lưu ý: Các thông tin về các đối tượng tại mục này phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý ở tỷ lệ phù hợp (trường hợp cần thiết, chủ dự án bổ sung bản đồ hành chính vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh) và có chú giải rõ ràng.

– Các phương án vị trí (nếu có) và phương án lựa chọn.

Lưu ý:

– Mô tả cụ thể hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án;

– Cần thuyết minh rõ về sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án chọn)

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của các hạng mục, theo từng giai đoạn của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình có khả năng gây tác động đến môi trường. Các công trình được phân thành 2 loại sau:

– Các hạng mục công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;

– Các hạng mục công trình phụ trợ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, cây xanh, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn, các công trình bảo vệ rừng, tài nguyên thủy sản, phòng chống xâm nhập mặn, lan truyền nước phèn, ngăn ngừa thay đổi chế độ thủy văn, phòng chống xói lở, bồi lắng; các công trình ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ, sự cố môi trường và các công trình khác (tùy thuộc vào loại hình dự án).

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án.

Mô tả chi tiết, cụ thể về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn biện pháp, công nghệ.

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa. Trên sơ đồ minh họa, chỉ rõ các yếu tố có khả năng phát sinh, như: nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố gây tác động khác không do chất thải gây ra như thay đổi cân bằng nước, bồi lắng, xói lở, chấn động, ồn, xâm phạm vùng sinh thái tự nhiên, xâm phạm vào khu dân cư, điểm di tích, công trình tôn giáo văn hóa, khu sản xuất, kinh doanh.

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Liệt kê các loại máy móc, thiết bị chính cần có của dự án.

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án

Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương mại và công thức hóa học (nếu có).

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án

Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình theo từng giai đoạn của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành, đi vào vận hành chính thức và có thể thể hiện dưới dạng biểu đồ.

1.4.8. Vốn đầu tư

Nêu rõ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Thể hiện rõ nhu cầu nhân lực, cơ cấu tổ chức quản lý và mối liên hệ giữa các phòng, ban; tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho công nhân theo các giai đoạn của dự án. Minh họa các thông tin về tổ chức quản lý của dự án bằng một sơ đồ khối.

Đối với bộ phận chuyên trách về môi trường, phải phản ánh rõ số lượng cán bộ, chuyên môn và trình độ đào tạo.

Yêu cầu:

Trên cơ sở các nội dung chủ yếu của dự án đã được trình bày ở phần trên (quy mô của dự án; các giai đoạn của dự án; biện pháp, khối lượng thi công các hạng mục công trình; công nghệ sản xuất, vận hành; nhu cầu về năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu, nhu cầu sử dụng nước, thiết bị máy móc và tiến độ thực hiện), thống kê tóm tắt các thông tin chính dưới dạng bảng sau:

Các giai đoạn của dự án Các hoạt động Tiến độ thực hiện Công nghệ/cách thức thực hiện Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh
1 2 3 4 5
Chun bị        
       
       
Xây dựng        
       
       
Vận hành        
       
       
Giai đoạn khác (nếu có)        
       
       

Đối với các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở hiện hữu, các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án cải tạo, dự án mở rộng, dự án nângcấp; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, kết nối với các hạng công trình mới.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình có thể bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết).

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Nêu rõ các yếu tố khí hậu, khí tượng đặc trưng với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án để làm cơ sở đầu vào tính toán, dự báo các tác động của dự án như nhiệt độ, hướng và vận tốc gió, lượng mưa, v.v… đặc biệt, chú ý làm rõ các hiện tượng bất thường.

2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn

Mô tả đặc trưng thủy văn/hải văn với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án để làm cơ sở tính toán, dự báo các tác động của dự án như mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, v.v..

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

– Làm rõ chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến các vùng bị ảnh hưởng ở cuối các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận nước thải của dự án, chất lượng đất khu vực dự kiến thực hiện dự án, v.v..

– Đưa ra đánh giá, nhận xét về chất lượng môi trường so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nhận định về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm; thực hiện đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường khu vực dự án trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường trên cơ sở kết quả lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường.

– Nêu rõ các vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng các thành phần môi trường theo quy định hiện hành.

– Các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, tọa độ, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực thực hiện dự án. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm về quan trắc, phân tích môi trường và phải được thực hiện bởi đơn vị chức năng được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện.

– Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.

Lưu ý: Đối với dự án có liên quan đến phóng xạ, trong mục 2.1.4 cần trình bày rõ hoạt động quan trắc phóng xạ, kết quả quan trắc; đánh giá hiện trạng và sơ bộ phân tích nguyên nhân.

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Hiện trạng đa dạng sinh học của khu vực dự án và các khu vực chịu ảnh hưởng của dự án, bao gồm:

– Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trên cạn có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: nơi cư trú, các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước nội địa, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thiên nhiên thế giới trong và lân cận khu vực dự án); khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất; diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án;

– Số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: đặc điểm hệ sinh thái biển và đất ngập nước ven biển, danh mục và hiện trạng các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy, hải sản khác (nếu có).

Yêu cầu đối với mục 2.1:

– Cần có số liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thực hiện. Nếu là số liệu của các đơn vị khác cần ghi rõ nguồn, thời gian khảo sát;

– Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

2.2.1. Điều kiện về kinh tế

Nếu rõ các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề nghiệp, thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng do các hoạt động triển khai dự án.

2.2.2. Điều kiện về xã hội

– Nêu rõ đặc điểm dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công trìnhvăn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.

– Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế – xã hội khu vực dự án.

Yêu cầu đối với mục 2.2:

– Số liệu về kinh tế – xã hội phải được cập nhật tại thời điểm thực hiện ĐTM và được trích dẫn về nguồn gốc, thời gian, đảm bảo độ tin cậy;

– Đối với các dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, nội dung của mục 2.2 chỉ nêu hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Nguyên tắc chung: Việc đánh giá, dự báo tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và cộng đồng dân cư được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường) của dự án (nếu có) và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá định lượng, định tính, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng các phương pháp tính toán hoặc mô hình hóa (trong các trường hợp có thể sử dụng mô hình) để xác định các tác động).

3.1. Đánh giá, dự báo tác động

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn này cần tập trung vào các nội dung chính sau:

– Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội khu vực thực hiện dự án;

– Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư (đặc biệt đối với các hộ dân bị mất đất ở, đất canh tác, mất việc làm);

– Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng (phát quang thảm thực vật, san lấp tạo mặt bằng và hoạt động khác).

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:

– Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);

– Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;

– Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có các hạng mục công trình xây dựng).

3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự án

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành dự án cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:

– Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (khí, lỏng, rắn);

– Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải.

3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động giai đoạn khác (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo, phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường) của dự án (nếu có).

Việc đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn này cần tập trung dự báo các nguồn chất thải tồn lưu sau giai đoạn vận hành và những vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động phá dỡ các công trình, phục hồi, cải tạo môi trường khu vực dự án.

Yêu cầu đối với các mục 3.1.1, 3.1.2, 3.1.3 và 3.1.4:

– Từng nguồn gây tác động phải được đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi, mức độ tác động, xác suất xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động;

– Cần làm rõ nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cần cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải;

– Cần làm rõ nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, động vật hoang dã, tác động đến hệ sinh thái nhạy cảm, suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học, các tác động do biến đổi khí hậu và các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khác);

– Các tác động tiêu cực và tích cực quan trọng nhất cần được đánh giá, dự báo gồm: tác động đến các thành phần môi trường tự nhiên; tác động đến đa dạng sinh học; tác động đến sức khỏe cộng đồng; tác động đến biến đổi khí hậu;

– Việc đánh giá, dự báo các tác động đến sức khỏe cộng đồng phải làm rõ được mức độ của các tác động gắn với quy mô và phạm vi cộng đồng chịu tác động;

– Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất phải đánh giá, dự báo tác động tích lũy (tổng hợp) những nguồn thải mới và nguồn phát thải ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hiện hữu.

5.1.5. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án

– Việc đánh giá, dự báo tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng do các rủi ro, sự cố của dự án gây ra cần dựa trên cơ sở kết quả dự báo rủi ro, sự cố của dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương) hoặc dựa trên cơ sở giả định các rủi ro, sự cố xảy ra trong các giai đoạn của dự án (chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có));

– Chỉ dẫn cụ thể về mức độ, không gian và thời gian xảy ra tác động do rủi ro, sự cố.

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Nhận xét khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).

Lưu ý: Việc đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải (như tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, suy thoái các thành phần môi trường vật lý; mất, suy giảm đa dạng sinh học, v.v…) phải làm rõ được quy mô, mức độ của các tác động gắn với yếu tố thời gian và đối tượng chịu tác động.

Chương 4

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩnbị

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành

4.1.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn khác (nếu có)

4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành

4.2.4. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn khác (nếu có)

Trên cơ sở kết quả đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng do các rủi ro, sự cố của dự án gây ra cần đề xuất các biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng phó trong trường hợp xảy ra các sự cố, rủi ro theo từng giai đoạn của dự án (chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có)).

4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

– Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

– Nêu rõ tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.

Yêu cầu:

– Đối với mỗi giai đoạn nêu tại mục 4.1 và 4.2 Phụ lục này, việc đề ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Mỗi tác động tiêu cực đã được đánh giá dự báo trong Chương 3 đều phải có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tương ứng. Trong trường hợp không thể có biện pháp khả thi thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị về phương hướng, cách thức giải quyết;

+ Phải nêu rõ sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu, các tác động tiêu cực sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành;

+ Mỗi biện pháp đưa ra phải được cụ thể hóa về tính khả thi của biện pháp, không gian, thời gian và hiệu quả áp dụng của biện pháp;

+ Trường hợp các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức đó và đề xuất phương án phối hợp giải quyết;

– Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất nội dung của các Điểm 4.1.3 và 4.2.3 Phụ lục này cần nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó; hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình, biện pháp này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1,3,4 dưới dạng bảng như sau:

Các giai đoạn của dự án Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Thời gian thực hiện và hoàn thành Trách nhiệm tổ chức thực hiện Tráchnhiệmgiám sát
1 2 3 4 5 6 7 8
Chuẩn bị              
             
             
Xây dựng              
             
             
Vận hành              
             
             
Giai đoạn khác của dự án (nếu có)              
             
             

5.2. Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho suốt quá trình thực hiện dự án, được thiết kế theo các giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác của dự án (nếu có), trong đó bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:

– Giám sát nước thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải sau xử lý với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

– Giám sát chất thải rắn: giám sát tổng lượng thải (khi có chất thải phát sinh) tại vị trí lưu giữ tạm thời.

– Việc giám sát tự động liên tục chất thải thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể:

+ Giám sát tự động liên tục nước thải: ngoài việc giám sát định kỳ, việc giám sát tự động liên tục nước thải áp dụng đối với nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp; nước thải sau xử lý của dự án nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m³/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát).

+ Giám sát tự động liên tục khí thải: ngoài việc giám sát định kỳ, việc giám sát tự động liên tục khí thải sau xử lý áp dụng đối với các dự án: sản xuất xi măng; nhà máy nhiệt điện (trừ nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên); sản xuất phôi thép công suất trên 200.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất hóa chất và phân bón hóa học công suất trên 10.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy công nghiệp sản xuất dầu mỏ công suất trên 10.000 tấn sản phẩm/năm; lò hơi công nghiệp công suất trên 20 tấn hơi/giờ.

– Giám sát môi trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ kèm theo sơ đồ minh họa.

– Giám sát các vấn đề môi trường khác (trong trường hợp dự án có thể gây tác động đến): các hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng.

Yêu cầu:

– Đối với giám sát chất thải: chỉ thực hiện giám sát các loại chất thải hoặc thông số có trong chất thải mà dự án có khả năng phát thải ra môi trường;

– Phải thiết kế vị trí lấy mẫu chất thải theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành (nếu có);

– Việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện;

– Kết quả giám sát các thông số môi trường phải được đối sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Chương 6

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

Nêu tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án và quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án dưới hình thức họp cộng đồng dân cư như sau:

6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Mô tả rõ quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng đã được thực hiện và nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản do chủ dự án gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số, ký hiệu, thời gian ban hành của văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

Trường hợp không nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của một số Ủy ban cấp xã, tổ chức chịu tác động, phải chứng minh việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này nhưng không nhận được ý kiến phản hồi.

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Nêu rõ việc phối hợp của chủ dự án với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án trong việc đồng chủ trì họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trong đó làm rõ thông tin vềcác thành phần tham gia cuộc họp.

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Nêu rõ các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp về các nội dung của báo cáo ĐTM và các kiến nghị kèm theo (nếu có).

6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Nêu tóm tắt các ý kiến góp ý với trình bày của chủ dự án về nội dung báo cáo ĐTM của dự án tại cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư; kiến nghị của cộng đồng dân cư.

6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn

Nêu rõ những ý kiến tiếp thu và giải trình những ý kiến không tiếp thu của chủ dự án đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn; cam kết của chủ dự án về việc thực hiện những ý kiến tiếp thu.

Lưu ý: Bản sao các văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn, văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được xin ý kiến; bản sao Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án phải được đính kèm tại Phụ lục của báo cáo ĐTM.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

  1. Kết luận

Phải có kết luận về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.

  1. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.

  1. Cam kết

Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.2.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan trong các giai đoạn của dự án gồm:

– Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn chuẩn bị của dự án;

– Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn xây dựng của dự án;

– Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;

– Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn đóng cửa dự án (nếu có);

– Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo (không phải do chủ dự án tự tạo lập) trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tác giả, thời gian, tên gọi, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu).

Yêu cầu: Các tài liệu tham khảo phải liên kết chặt chẽ với phân thuyết minh của báo cáo ĐTM.

PHỤ LỤC

Đính kèm trong Phụ lục của báo cáo ĐTM các loại tài liệu sau đây:

– Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án (không bao gồm các văn bản pháp lý chung của Nhà nước);

– Các sơ đồ (bản vẽ, bản đồ) khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương của báo cáo ĐTM;

– Các phiếu kết quả phân tích các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm tích, tài nguyên sinh vật…) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng cơ quan phân tích và đóng dấu;

– Bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);

– Các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có);

– Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Yêu cầu: Các tài liệu nêu trong Phụ lục phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo ĐTM.

PHỤ LỤC 2.4

MẪU VĂN BẢN CỦA CHỦ DỰ ÁN GỬI XIN Ý KIẾN THAM VẤN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ/CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỊU TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP BỞI DỰ ÁN VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v xin ý kiến tham vấn cộng đồng về nội dung báo cáo ĐTM của dự án (2)
(Địa danh), ngày… tháng… năm…

Kính gửi: (3)

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), (1) đã lập báo cáo ĐTM của dự án (2).

(1) Gửi đến (3) báo cáo ĐTM của dự án và rất mong nhận được ý kiến tham vấn của (3).

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) chủ dự án; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 2.5

MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC XIN Ý KIẾN THAM VẤN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v ý kiến tham vấn về dự án (2)
(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: (3)

(1) nhận được Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (3) kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2). Sau khi xem xét tài liệu này, (1) có ý kiến như sau:

  1. Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội và sức khỏe cộng đồng: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.
  2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội và sức khỏe cộng đồng: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.
  3. Kiến nghị đối với chủ dự án: nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đối với chủ dự án liên quan đến việc cam kết thực hiện các biện pháp, giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội, sức khỏe cộng đồng và các kiến nghị khác có liên quan đến dự án (nếu có).

Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để xem xét và hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú

(1) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn;

(2) Tên đầy đủ của dự án;

(3) Chủ dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 2.6

MẪU BIÊN BẢN HỌP THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ CHỊU TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP BỞI DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BIÊN BẢN HỌP THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
CHỊU TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP BỞI DỰ ÁN

Tên dự án:

Thời gian họp: ngày … tháng … năm …

Địa chỉ nơi họp: …

  1. Thành phần tham dự:

1.1. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án chủ trì cuộc họp và chỉ định người ghi biên bản cuộc họp

1.2. Chủ dự án là đồng chủ trì phiên họp

1.3. Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)

1.4. Đại biểu tham dự: đại diện của Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản

Lưu ý: Lập bảng danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký của những người tham dự.

  1. Nội dung và diễn biến cuộc họp: (Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của cuộc họp, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia cuộc họp tham vấn cộng đồng)

2.1. Người chủ trì cuộc họp thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự.

2.2. Chủ dự án trình bày tóm tắt báo cáo ĐTM của dự án gồm các nội dung của dự án, các tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, các biện pháp giảm thiểu.

2.3. Thảo luận, trao đổi giữa cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp với chủ dự án, Ủy ban nhân dân cấp xã về các vấn đề mà chủ dự án đã trình bày tại cuộc họp.

Lưu ý: Ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi, thảo luận, phản hồi, kiến nghị của đại diện cộng đồng dân cư, phản hồi của chủ dự án.

  1. Người chủ trì cuộc họp tuyên bố kết thúc cuộc họp

 

ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ
(Ký, ghi họ tên)
ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN
(Ký, ghi họ tên)

PHỤ LỤC 2.7

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày… tháng… năm…

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2)

(3)

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ (4);

Căn cứ (5) (nếu có);

Theo đề nghị của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) họp ngày… tháng… năm… tại…;

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèmVăn bản số… ngày… tháng… năm… của (6);

Xét đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) (sau đây gọi là dự án) được lập bởi (6) (sau đây gọi là chủ dự án) với các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Phạm vi, quy mô, công suất của dự án:

1.1. …

1.2. …

  1. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với dự án:

2.1. …

2.2. …

  1. Các điều kiện kèm theo (nếu có):

3.1. …

3.2. …

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm:

  1. Lập và gửi kế hoạch quản lý môi trường của dự án để niêm yết công khai theo quy định pháp luật.
  2. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các điều kiện nêu tại Điều 1 Quyết định này và các nội dung bảo vệ môi trường khác đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  3. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức theo quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường(chỉ áp dụng đối với các dự án thuộc cột 4 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).
  4. Trong quá trình thực hiện nếu dự án có những thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của (1).

Điều 3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các bước tiếp theo của dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 4. Ủy nhiệm (7) thực hiện kiểm tra các nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
– Chủ dự án;
– …;
– Lưu: …
(3)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu (1); (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (5) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền ủy quyền cho (1) thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (nếu có); (6) Chủ dự án; (7) Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

PHỤ LỤC 2.8

MẪU XÁC NHẬN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1) xác nhận: báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) được phê duyệt bởi Quyết định số… ngày… tháng… năm … của (3).

 

  (Địa danh), ngày… tháng… năm…
Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan thường trực thẩm định khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ủy quyền xác nhận; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

PHỤ LỤC 2.9

MẪU TRANG BÌA KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

Tên cơ quan chủ quản

(1)

 

 

 

K HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
của (2)

 

  Đại diện của (1)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh(**), tháng … năm

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án;

(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa;

(**) Địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.

PHỤ LỤC 2.10

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  (Địa danh), ngày … tháng … năm …

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
của dự án (2)

  1. Thông tin chung về dự án và chủ dự án

Tên chủ dự án: ……………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………;       Điện thoại: ……………….; Fax: ……………………………………….;

Tên dự án: ……………………………………………………………………………………………..

Địa điểm thực hiện dự án: ……………………………………………………………………………

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số … ngày … tháng … năm … của … (3).

  1. Nội dung chính của kế hoạch quản lý môi trường

2.1. Biện pháp, kế hoạch giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị (nếu có) và giai đoạn xây dựng dự án, bao gồm:

– Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nước mặt (nếu có);

– Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nước ngầm (nếu có);

– Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không khí (nếu có);

– Giảm thiểu tác động xấu do tiếng ồn, độ rung (nếu có);

– Giảm thiểu tác động xấu đến cộng đồng dân cư (nếu có);

– Thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải;

– Giảm thiểu các tác động xấu khác (nếu có).

2.2. Dự kiến kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (nếu có), bao gồm:

– Công trình xử lý nước thải sinh hoạt;

– Công trình xử lý nước thải sản xuất;

– Công trình xử lý khí thải;

– Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;

– Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có).

Lưu ý: nội dung kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án cần nêu rõ thời gian dự kiến xây dựng, lắp đặt và hoàn thành.

2.3. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:

Lưu ý: nội dung chương trình giám sát môi trường cần nêu rõ vị trí giám sát, tần suất giám sát, thông số giám sát và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đánh giá chất lượng mẫu môi trường kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chủ dự án; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; (4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

PHỤ LỤC 2.11

MẪU VĂN BẢN CỦA CHỦ DỰ ÁN GỬI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ ĐỂ NIÊM YẾT CÔNG KHAI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v công khai kế hoạch quản lý môi trường của dự án (2)
(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Ủy ban nhân dân (3)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của dự án (2) (sau đây gọi tắt là dự án), đã được (4) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số… ngày … tháng … năm …

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 27/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, xin gửi tới quý Ủy ban bản kế hoạch quản lý môi trường của dự án để niêm yết công khai.

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Ủy ban./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– (4);
– Lưu: …
(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chủ dự án; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Tên Ủy ban nhân dân cấp xã đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường; (4) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; (5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

PHỤ LỤC 2.12

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: (2)

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
của dự án (3) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3))

  1. Địa điểm thực hiện dự án:
  2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: số … ngày… tháng… năm… của…
  3. Chủ dự án:

– Địa chỉ liên hệ: …

– Điện thoại: ….; Fax: …; E-mail: …

  1. Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm (*):

(Đưa ra danh mục các công trình xử lý chất thải của dự án phải hoàn thành trước khi dự án hoặc hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án đi vào vận hành chính thức kèm theo thời gian biểu dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm).

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án; (2) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; (3) Tên đầy đủ của dự án; (4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án;

(*) Việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải kéo dài không quá sáu (06) tháng, kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.

PHỤ LỤC 2.13

MẪU VĂN BẢN LẤY Ý KIẾN ỦY QUYỀN THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v lấy ý kiến ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, (1) báo cáo và đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến đối với việc (1) ủy quyền cho (2) thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thực hiện tại các khu công nghiệp sau đây trên địa bàn (3):

1…

2…

(1) gửi kèm theo hồ sơ (*) và đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chấp thuận./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên UBND cấp tỉnh; (2) Tên Ban quản lý được ủy quyền; (3) Tên địa danh cấp tỉnh; (4) Đại diện cóthẩm quyền của (1).

(*) Hồ sơ kèm theo gồm có:

  1. Văn bản của (2) đề nghị (1) ủy quyền; văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị (1) ủy quyền;
  2. Bản sao văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của (2); bản sao văn bản thành lập bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của (2) kèm theo danh sách (có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngạch công chức, học hàm, học vị, chuyên ngành được đào tạo) các công chức trong bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường của (2);
  3. Bản tóm tắt tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp trên địa bàn (1); bản sao các văn bản thành lập khu công nghiệp; quyết định phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; bản sao giấy xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

PHỤ LỤC 2.14

MẪU VĂN BẢN ỦY QUYỀN THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH CHO BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

(1)

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ (2) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);

Căn cứ Văn bản số … ngày … tháng … năm … của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Trưởng Ban (3),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ủy quyền cho (3) thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thực hiện tại các khu công nghiệp sau đây:

1 …

2 …

Điều 2. (3) có trách nhiệm:

  1. Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phê duyệt đối với các dự án thực hiện tại các khu công nghiệp nêu tại Điều 1 Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Thực hiện giám sát công tác bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai các dự án do mình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; chủ trì trả lời ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phê duyệt.
  3. Chịu trách nhiệm trước (1) và trước pháp luật về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền.
  4. Tổng hợp số liệu và báo cáo định kỳ đến (1) về các nội dung thực hiện theo ủy quyền tại Quyết định này trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  5. Thông báo rộng rãi các nội dung được ủy quyền tại Quyết định này đến các tổ chức, cá nhân để biết và liên hệ công tác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm,..

Trưởng Ban (3), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân (1) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên UBND cấp tỉnh; (2) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (3) Tên Ban quản lý được ủy quyền; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 3.1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án)
(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: (2)

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của dự án (3) (sau đây gọi tắt là dự án), đã được (4) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số… ngày… tháng… năm…

– Địa điểm thực hiện dự án: …

– Địa chỉ liên hệ: …

– Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Đã thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) gồm có:

1…

2…

(Lưu ý: ghi rõ các hạng mục/phân kỳ của dự án đang đề nghị xác nhận hoàn thành công trình xử lý môi trường)

Gửi đến quý (2) hồ sơ gồm:

– Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được (4) phê duyệt;

– Bảy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (trường hợp dự án nằm trên diện tích đất của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm, hoặc số lượng tăng thêm theo yêu cầu của (2) để phục vụ công tác kiểm tra);

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu được đưa ra trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị quý (2) kiểm tra, xác nhận việc (1) đã hoàn thành công trình, bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án)./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận;

(3) Tên đầy đủ của dự án;

(4) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

PHỤ LỤC 3.2

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: (2)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
của Dự án (3)

  1. Thông tin chung về dự án:

Tên chủ dự án: ………………………………………………………………………………………

Địa chỉ văn phòng: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………….  Fax: ……………..          E-mail: ……………………………………….

Địa điểm thực hiện dự án: ……………………………………………………………………………

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số … ngày … tháng … năm … của …

  1. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án)đã hoàn thành

2.1. Công trình xử lý nước thải

2.1.1. Mạng lưới thu gom nước thải, thoát nước (cần mô tả rõ các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước; vị trí của các công trình này kèm theo sơ đồ minh họa)

2.1.2. Công trình xử lý nước thải đã được xây lắp: (cần mô tả rõ quy trình công nghệ, quy mô công suất, các thông số kỹ thuật của công trình, các thiết bị đã được xây lắp)

1.2.3. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: thời gian, phương pháp, khối lượng mẫu giả định được tạo lập (nếu có); thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)

Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải được trình bày theo mẫu bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đối chiếu. Lưu lượng thải (Đơn vị tính) Thông số ô nhiễm đặc trưng (*) của dự án
Thông số A (Đơn vị tính) Thông số B(Đơn vị tính) v.v…
Trước khi xử lý Sau khi xử lý Trước khi xử lý Sau khi xử lý Trước khi xử lý Sau khi xử lý
Lần 1              
             
             
TCVN/QCVN …………….              

Ghi chú:

(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng của dự án là những thông số ô nhiễm do dự án trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra.

2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải: cần liệt kê đầy đủ các công trình; biện pháp xử lý bụi, khí thải đã được xây lắp; nguồn gốc và hiệu quả xử lý của các thiết bị xử lý bụi, khí thải chính đã được lắp đặt; kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý bụi, khí thải và thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải (trừ cột trước khi xử lý).

2.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn: mô tả công trình lưu giữ chất thải rắn; làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ dự án tự xử lý.

2.4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: mô tả công trình lưu giữ chất thải nguy hại; làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ dự án tự xử lý.

2.5. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình bảo vệ môi trường khác: (nếu có)

  1. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (kết quả trình bày cần thể hiện dưới dạng bảng có thuyết minh kèm theo, trong đó nêu rõ những nội dung đã được điều chỉnh, thay đổi và văn bản đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM)
STT Tên công trình bảo vệ môi trường Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện Văn bản đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM
1.  
2…  

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ dự án; (2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; (3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3); (4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, bao gồm các tài liệu sau (tùy loại hình dự án và từng dự án cụ thể mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):

– Các bản vẽ kỹ thuật hoặc hồ sơ thuyết minh công trình bảo vệ môi trường;

– Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;

– Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

– Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM của dự án;

– Biên bản nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường.

PHỤ LỤC 3.3

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (2)

(3)

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ (4);

Căn cứ Quyết định số… ngày… tháng… năm… của (5) về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2);

Xét đề nghị của (6) tại Văn bản số… ngày… tháng… năm… về việc đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án (2);

Theo đề nghị của (7),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (2) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (2)) gồm các Ông/Bà có tên sau đây:

TT Họ và tên Hc hàm,  học vị Nơi công tác Chức danh trong Đoàn kiểm tra
1 Trưởng đoàn
2 Phó Trưởng đoàn
3 Thư ký
4 Thành viên

Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và lập biên bản kiểm tra việc (6) đã thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (2) theo quy định. Đoàn kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Chi phí cho hoạt động của Đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và lấy từ nguồn kinh phí của (1).

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

(6), (7) và các Ông/Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(3)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (2); (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra; (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (5) Tên cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; (6) Chủ dự án; (7) Thủ trưởng cơ quan chủ trì thực hiện việc kiểm tra.

PHỤ LỤC 3.4

MẪU BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của dự án … (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án …)

  1. Họ và tên người nhận xét, đánh giá: …
  2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …
  3. Nơi công tác (tên cơ quan/đơn vị, địa chỉ, số điện thoại, Fax, E-mail): …
  4. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra: số … ngày … tháng … năm … của…
  5. Chức danh trong Đoàn kiểm tra: …
  6. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án…): nhận xét ngắn gọn về những mặt được, nêu chi tiết những tồn tại của từng công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện

6.1. Công trình xử lý bụi, khí thải

6.2. Công trình xử lý nước thải

6.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

6.4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

6.5. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6.6. Công trình giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường khác

6.7. Những đề nghị, khuyến nghị

  1. Kết luận về mức độ hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án: ghi rõ một (01) trong hai (02) mức độ: đạt yêu cầu hoặc không đại yêu cầu. Trường hợp không đạt yêu cầu cần nêu rõ lý do

(Địa danh nơi viết nhận xét, đánh giá), ngày … tháng … năm …
NGƯỜI VIẾT NHẬN XÁT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi họ tên)

PHỤ LỤC 3.5

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
của dự án (1) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (1))

Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số… ngày… tháng… năm… của (2) đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (1) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án):

– Thời gian kiểm tra: từ … giờ … ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm …

– Đối tượng kiểm tra: dự án (1) (hoặc các hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) được kiểm tra: ghi rõ tên dự án hoặc các hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án được kiểm tra

– Địa điểm kiểm tra: ghi rõ địa điểm thực hiện việc kiểm tra

– Thành phần Đoàn kiểm tra:

+ Thành viên có mặt: chỉ cần ghi số lượng thành viên có mặt trên tổng số thành viên trong quyết định thành lập Đoàn, ví dụ: 7/9

+ Thành viên vắng mặt: ghi đầy đủ số lượng, họ tên và chức danh trong Đoàn kiểm tra của các thành viên vắng mặt, lý do vắng mặt

– Đại diện chủ dự án: ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án

– Với sự tham gia của: ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của những người có mặt, nếu có

Sau khi kiểm tra, các bên liên quan thống nhất như sau:

  1. Kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án
  2. Công trình thu gom, xử lý nước thải: (Liệt kê các công trình thu gom, xử lý nước thải đã hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án); mô tả rõ quy mô công suất và quy trình vận hành của các công trình xử lý nước thải).
  3. Công trình xử lý bụi, khí thải: (Liệt kê các công trình xử lý bụi, khí thải đã hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án); mô tả rõ quy mô công suất và quy trình vận hành của các công trình xử lý bụi, khí thải).
  4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: (Liệt kê các công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đã hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án); mô tả rõ quy mô công suất và quy trình vận hành của các công trình này).
  5. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình, bảo vệ môi trường khác: (ghi rõ thực trạng xây dựng, lắp đặt các công trình ứng phó sự cố môi trường; các công trình bảo vệ môi trường khác đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường).
  6. Các công trình bảo vệ môi trường đã được thay đổi, điều chỉnh so với phương án đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) (liệt kê và mô tả rõ các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện nhưng có thay đổi, điều chỉnh so với đề xuất đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và sự phù hợp với văn bản đã đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường).

III. Ý kiến của Đoàn kiểm tra

Chỉ ghi những tồn tại liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) cần được tiếp tục thực hiện để đảm bảo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.

  1. Ý kiến của chủ dự án (chỉ ghi các ý kiến của chủ dự án khác với nội dung kết luận của Đoàn kiểm tra nêu tại mục I, II và III).

Biên bản được hoàn thành vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe./.

Đại diện chủ dự án
(Ký, ghi họ tên, chức vụ)
Thư ký đoàn kiểm tra
 (Ký, ghi họ tên)
Trưởng đoàn kiểm tra
(hoặc Phó Trưởng đoàn trong trường hợp được Trưởng đoànủy quyền)
(Ký, ghi họ tên)

Ghi chú:

Những người ký tại trang cuối cùng của biên bản phải ký vào phía dưới của từng trang biên bản trong trường hợp biên bản nhiều hơn một (01) trang.

(1) Tên đầy đủ, chính xác của dự án; (2) Cơ quan thành lập Đoàn kiểm tra.

PHỤ LỤC 3.6

MẪU GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

 

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: (Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

GIẤY XÁC NHẬN
HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của Dự án (2)

(3) xác nhận:

I. Thông tin chung về dự án/cơ sở:

Tên chủ dự án:

Địa chỉ văn phòng:

Địa điểm hoạt động:

Điện thoại:                                                     Fax:

Tài khoản số: ……………………………………. tại ………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……………… Ngày cấp: …………… Nơi cấp:

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số ………………………

II. Nội dung xác nhận;

Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (2) (tại Phụ lục kèm theo).

III. Trách nhiệm của chủ dự án:

Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thường xuyên vận hành và lập nhật ký vận hành các công trình bảo vệ môi trường đã nêu tại Mục ….. của Phụ lục kèm theo Giấy xác nhận này; thực hiện chế độ báo cáo về bảo vệ môi trường và chương trình giám sát môi trường theo quy định của pháp luật.

IV. Tổ chức thực hiện:

Giấy xác nhận này là căn cứ để chủ dự án đưa dự án vào hoạt động chính thức; là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở./.

 

Nơi nhận:
– (4);

– Lưu: …
(3)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Giấy xác nhận số:          ngày ….. tháng ….. năm ….. của (1))

  1. Công trình xử lý nước thải:

Liệt kê các công trình xử lý nước thải đã hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án); mô tả rõ quy mô công suất và quy trình vận hành của các công trình xử lý nước thải.

  1. Công trình xử lý bụi, khí thải:

Liệt kê các công trình xử lý bụi, khí thải đã hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án); mô tả rõ quy mô công suất và quy trình vận hành của các công trình xử lý bụi, khí thải.

  1. Công trình xử lý, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

Liệt kê các công trình xử lý, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đã hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án); mô tả rõ quy mô công suất và quy trình vận hành của các công trình này.

  1. Công trình xử lý ô nhiễm tiếng ồn và độ rung:

Liệt kê các công trình xử lý ô nhiễm tiếng ồn, độ rung đã hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án); mô tả rõ quy mô và quy trình xử lý của các công trình này.

  1. Công trình bảo vệ môi trường khác:
  2. Hồ sơ kèm theo Giấy xác nhận:

Hồ sơ sau đây được (1) đóng dấu xác nhận trang bìa và dấu giáp lai là bộ phận không tách rời kèm theo Giấy xác nhận này:

Bộ hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường với dòng chữ sau trên bìa: “Kèm theo Giấy xác nhận số ……… do (1) cấp lần….ngày … tháng ….. năm ………..”.

  1. Yêu cầu khác:

Trong quá trình hoạt động, nếu có sự cố bất thường xảy ra đối với công trình bảo vệ môi trường hoặc có sự thay đổi nội dung trong Giấy xác nhận này, Chủ cơ sở phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan xác nhận để kịp thời xử lý hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn./.

Ghi chú: (1) Cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; (2) Tên đầy đủ, chính xác của Dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (2); (3) Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; (4) Chủ dự án

PHỤ LỤC 4.1

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2)

(3)

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ (4);

Căn cứ (*) về việc ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);

Xét Văn bản số … ngày … tháng … năm … của (5) về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2);

Xét đề nghị của (6),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2) gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:

TT Họ và tên Học hàm, Học vị Nơi công tác Chức danh trong hội đồng
1 Chủ tịch
2 Phó Chủ tịch (nếu có)
3 Ủy viên Thư ký
4 Ủy viên phản biện
5 Úy viên phản biện
6 Ủy viên
 

Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2), chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và gửi kết quả cho (3). Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Chi phí cho hoạt động của hội đồng được lấy từ nguồn thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (đối với thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược) theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

(7) và các thành viên hội đồng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Chủ dự án;
– …;
– Lưu: …
(3)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường; (2) Tên đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (5) Chủ dự án; (6) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; (7) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu các cơ quan liên quan trực thuộc cơ quan thẩm định;

(*) Tên đầy đủ của văn bản ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

PHỤ LỤC 4.2

MẪU BẢN NHẬN XÉT VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG KHÔNG PHẢI ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BẢN NHẬN XÉT

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG) CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG

  1. Họ và tên người nhận xét:
  2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác:
  3. Nơi công tác: tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail
  4. Chức danh trong hội đồng:
  5. Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc tên dự án:
  6. Nhận xét về báo cáo:

6.1. Nhận xét chung về những ưu điểm, mặt tích cực của báo cáo:..

6.2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường

6.3. Những đề nghị và lưu ý khác: nếu có

  1. Kết luận: nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua

  (Địa danh nơi viết nhận xét), ngày … tháng … năm …
NGƯỜI VIẾT NHẬN XÉT
(Ký, ghi họ tên)

PHỤ LỤC 4.3

MẪU PHIẾU THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Được đóng dấu treo của cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định tương ứng với tên cơ quan (1))  

PHIẾU THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)

  1. Họ và tên:
  2. Nơi công tác: tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, E-mail
  3. Lĩnh vực chuyên môn: chỉ ghi tối đa hai (02) lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm nhất và liên quan đến việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường
  4. Chức danh trong hội đồng thẩm định:
  5. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định: số … ngày … tháng … năm …của …
  6. Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc tên dự án:
  7. Ý kiến thẩm định về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường): lựa chọn bằng cách ký tên vào 01 trong 03 mức: 7.1; 7.2 hoặc 7.3 sau đây:

7.1. Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung:

7.2. Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:

7.3. Không thông qua:

  1. Kiến nghị: đối với chủ dự án, đơn vị tư vấn lập báo cáo, cơ quan thường trực thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án (nếu có)

  (Địa danh nơi họp), ngày … tháng … năm …
NGƯỜI VIẾT PHIẾU THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi họ tên)

Ghi chú: (1) Tên cơ quan thường trực thẩm định.

PHỤ LỤC 4.4

MẪU BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BẢN NHẬN XÉT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN

  1. Họ và tên người nhận xét:
  2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác:
  3. Nơi công tác: tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, E-mail
  4. Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK):
  5. Nhận xét về nội dung báo cáo:

5.1. Nhận xét chung về những ưu điểm, mặt tích cực của báo cáo:

5.2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo

  1. Những nhận xét khác:

6.1. Về phương pháp áp dụng trong đánh giá môi trường chiến lược: trong đó lưu ý đến tính thích hợp, mức độ đầy đủ của các phương pháp đã áp dụng

6.2. Về thông tin, số liệu làm cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược: trong đó lưu ý đến mức độ đầy đủ, chi tiết, chính xác của các thông tin, số liệu có liên quan đến nội dung của CQK, hiện trạng môi trường và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan

6.3. Về mức độ thỏa đáng của các đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo:

  1. Kết luận và đề nghị: trong đó cần nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua.

  (Địa danh nơi viết nhận xét), ngày… tháng … năm…
ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi họ tên)

PHỤ LỤC 4.5

MẪU BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BẢN NHẬN XÉT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN

  1. Họ và tên người nhận xét:
  2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác:
  3. Nơi công tác: tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, E-mail
  4. Tên dự án:
  5. Nhận xét về nội dung báo cáo:

5.1. Những nội dung đạt yêu cầu: nhận xét chung về những ưu điểm, những mặt tích cực của nội dung báo cáo

5.2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo

  1. Những nhận xét khác:

6.1. Về phương pháp áp dụng trong đánh giá tác động môi trường: trong đó lưu ý đến tính thích hợp, mức độ đầy đủ của các phương pháp đã áp dụng

6.2. Về thông tin, số liệu làm cơ sở để đánh giá tác động môi trường: trong đó lưu ý đến mức độ đầy đủ, chi tiết, chính xác của các thông tin, số liệu

6.3. Về mức độ thỏa đáng của các đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo:

  1. Kết luận và đề nghị: trong đó cần nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua

  (Địa danh nơi viết nhận xét), ngày… tháng … năm…
ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi họ tên)

PHỤ LỤC 4.6

MẪU BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

BIÊN BẢN PHIÊN HỌP CHÍNH THỨC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)

Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (hoặc tên dự án):

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định số… ngày … tháng … năm … của …

Thời gian họp: ngày … tháng … năm …

Địa chỉ nơi họp: …

  1. Thành phần tham dự phiên họp:

1.1. Hội đồng thẩm định

– Thành viên có mặt: chỉ nêu số lượng thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên trong quyết định thành lập Hội đồng, ví dụ: 7/9.

– Thành viên vắng mặt: ghi số lượng kèm theo họ tên, chức danh trong hội đồng của các thành viên vắng mặt, lý do vắng mặt; trường hợp ủy quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản ủy quyền.

1.2. Chủ dự án: ghi rõ họ, tên, chức vụ tất cả các thành viên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc chủ dự án đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong Phụ lục này gọi chung là chủ dự án) tham dự họp; trường hợp ủy quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản ủy quyền.

1.3. Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường:ghi rõ họ tên, học vị và chức vụ của đại diện đơn vị tư vấn tham dự họp.

1.4. Đại biểu tham dự (nếu có):

  1. Nội dung và diễn biến phiên họp: Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của phiên họp hội đồng, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia phiên họp hội đồng thẩm định.

2.1. Ủy viên Thư ký thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì phiên họp (Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền) điều hành phiên họp.

2.2. Chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày nội dung báo cáo: ghi những nội dung chính được chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày, đặc biệt chú trọng vào các nội dung trình bày khác so với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên hội đồng với chủ dự án và đơn vị tư vấn về nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nội dung của dự án và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường: ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi.

2.4. Ý kiến nhận xét về báo cáo của các thành viên hội đồng:

2.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có):

2.6. Ý kiến phản hồi của chủ dự án:

  1. Kết luận phiên họp

3.1. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định: được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, trong đó tóm tắt ngắn gọn những ưu điểm nổi trội, những nội dung đạt yêu cầu của báo cáo, những nội dung của báo cần phải được chỉnh sửa, bổ sung theo từng chương, mục của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3.2. Ý kiến khác của các thành viên hội đồng thẩm định (nếu có):

3.3. Ý kiến của chủ dự án về kết luận của hội đồng:

  1. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:

4.1. Số phiếu thông qua báo cáo không cần chỉnh sửa, bổ sung:

4.2. Số phiếu thông qua báo cáo với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:

4.3. Số phiếu không thông qua báo cáo:

  1. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp

 

NGƯỜI CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP
(Ghi rõ là Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng khi được Chủ tịch hội đồng ủy quyền)
(Ký, ghi họ tên)
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi họ tên)

Ghi chú: Chủ trì phiên họp và Thư ký Hội đồng ký phía dưới của từng trang biên bản (trừ trang cuối).

PHỤ LỤC 5.1

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

Tất cả các dự án thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thuộc các loại hình và quy mô sau:

TT Dự án Quy mô
1. Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên Tất cả
2. Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý Tất cả
3. Dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử – văn hóa; khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh;

Dự án làm mất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; chuyển đổi mục đích đất trồng lúa

Tất cả đối với dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử – văn hóa; khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh;
Tất cả các đối tượng dưới 5 ha đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

Từ 01 ha đến dưới 10 ha đối với rừng tự nhiên;

Từ 10 ha đến dưới 50 ha đối với các loại rừng khác;

Từ 01 ha đến dưới 5 ha đối với đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp

4. Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác Dưới 50 giường bệnh
5. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất clinker Tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất clinker công suất dưới 500.000 tấn clinker/năm
6. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất tấm lợp fibro xi măng Dưới 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm
7. Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển Tất cả các dự án xây dựng cảng tiếp nhận tàu trọng tải dưới 1.000 DWT
8. Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Tất cả các dự án xây dựng hồ chứa có dung tích dưới 100.000 m³ nước hoặc công suất dưới 10 MW
9. Dự án xây dựng công trình hồ chứa nước Tất cả các dự án có dung tích hồ chứa dưới 100.000 m³ nước
10. Dự án khai thác cát hoặc nạo vét lòng sông, cửa biển Công suất dưới 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm
11. Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng các chất độc hại, hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp) Tất cả đối với dự án có khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) dưới 50.000 m³ nguyên khai/năm hoặc có tổng khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) dưới 1.000.000 m³ nguyên khối
12. Dự án chế biến khoáng sản rắn không sử dụng các chất độc hại, hóa chất Công suất dưới 50.000 m³ sản phẩm/năm
13. Dự án tuyến, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ Tất cả các dự án có công suất dưới 500 tấn sản phẩm/năm
14. Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý, chôn lấp hoặc tiêu hủy chất thải rắn thông thường Tất cả các dự án có công suất từ 05 đến dưới 10 tấn chất thải rắn thông thường/ngày
15. Dự án xây dựng nhà máy luyện kim Tất cả đối với dự án sử dụng nguyên liệu không phải là phế liệu có công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm
16. Dự án xây dựng cơ sở cán thép Tất cả đối với dự án sử dụng nguyên liệu không phải là phế liệu có công suất dưới 2.000 tấn sản phẩm/năm
17. Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy Tất cả đối với tàu có trọng tải dưới 1.000 DWT
18. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp xe máy, ô tô Tất cả đối với dự án có công suất dưới 5.000 xe máy/nămhoặc dưới 500 ô tô/năm
19. Dự án xây dựng cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ Tất cả những dự án có công suất dưới 1.000 tấn sảnphẩm/năm
20. Dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại Tất cả đối với dự án có công suất dưới 500 tấn sản phẩm/năm
21. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép Tất cả các dự án có công suất dưới 100.000 m2/năm
22. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh Công suất dưới 10.000 sản phẩm/năm
23. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường Công suất dưới 10.000 tấn đường/năm
24. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột ngọt Công suất dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm
25. Dự án xây dựng cơ sở chế biến bột cá Công suất dưới 500 tấn sản phẩm/năm
26. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học Công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm
27. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú y Dự án sản xuất dược phẩm, thuốc thú y không phải là vắc xin công suất dưới 50 tấn sản phẩm/năm
28. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm từ sơn, hóa chất, chất dẻo Công suất dưới 100 tấn sản phẩm/năm
29. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia Công suất dưới 100 tấn sản phẩm/năm
30. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô Công suất dưới 300 tấn sản phẩm/năm
31. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giấy, bao bì các tông từ bột giấy hoặc phế liệu Công suất dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm
32. Dự án chế biến cao su, mủ cao su Công suất từ 500 đến dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm
33. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy, pin Công suất dưới 50.000 KWh/năm hoặc dưới 100 tấn sản phẩm/năm
34. Dự án có hạng mục với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án thứ tự từ 1 đến 33 Phụ lục này Tất cả

PHỤ LỤC 5.2

MẪU VĂN BẢN ỦY QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN CHO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

ỦY BAN NHÂN DÂN (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN (1)

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ (2) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân (1);

Theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (3),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân (3) xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình trên địa bàn (3).

Điều 2. Ủy ban nhân dân (3) có trách nhiệm:

  1. Tổ chức thực hiện việc xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  2. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.
  3. Chịu trách nhiệm trước (1) và trước pháp luật về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền.
  4. Tổng hợp số liệu và báo cáo định kỳ đến (1) về các nội dung thực hiện theo ủy quyền tại Quyết định này trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  5. Thông báo rộng rãi các nội dung được ủy quyền tại Quyết định này đến các tổ chức, cá nhân để biết và liên hệ công tác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … Chủ tịch Ủy ban nhân dân (3), Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân (1) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên địa danh hành chính cấp huyện; (2) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân (1); (3) Tên địa danh hành chính cấp xã; (4) Đại diện có thẩm quyền (1).

PHỤ LỤC 5.3

MẪU VĂN BẢN ỦY QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH:

Về việc ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

(1)

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ (2) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);

Theo đ nghị của Trưởng Ban (3) và…,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ủy quyền cho (3) xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của (1) đối với dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế sau đây:

1…

2…

Điều 2. (3) có trách nhiệm:

  1. Tổ chức thực hiện việc xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  2. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.
  3. Chịu trách nhiệm trước (1) và trước pháp luật về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền.
  4. Tổng hợp số liệu và báo cáo định kỳ đến (1) về các nội dung thực hiện theo ủy quyền tại Quyết định này trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  5. Thông báo rộng rãi các nội dung được ủy quyền tại Quyết định này đến các tổ chức, cá nhân để biết và liên hệ công tác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … Trưởng Ban (3)… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên cơ quan ủy quyền; (2) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (3) Tên Ban quản lý được ủy quyền; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 5.4

MẪU TRANG BÌA CỦA KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)

 

 

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của (2)

 

 

Đại diện (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu (nếu có))
Đại diện đơn vị tư vấn (nếu có) (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Tháng … năm 20…

Ghi chú: (1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (2) Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

PHỤ LỤC 5.5

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

(Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày… tháng… năm…

Kính gửi: (1) …………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gửi đến (1) bản kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

  1. Thông tin chung

1.1. Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án): nêu đúng tên gọi như được nêu trong báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2. Tên chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ:

1.4. Người đại diện theo pháp luật:

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án:

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ các điểm khống chế ranh giới theo hệ VN2000) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông,…), các đối tượng về kinh tế – xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử,… ), hiện trạng sử dụng đất trên vị trí thực hiện dự án và các đối tượng xung quanh khác.

Chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô dự án

Mô tả tóm lược về quá trình thi công xây dựng; quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

– Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo giờ, ngày, tháng hoặc năm; phương thức cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu.

– Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

– Đối với trường hợp mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động cần phải bổ sung thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điềuchỉnh, bổ sung.

  1. Các tác động xấu đến môi trường

2.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải

2.1.1. Khí thải:

2.1.2. Nước thải:

2.1.3. Chất thải rắn:

2.1.4. Chất thải nguy hại:

2.1.5. Chất thải khác:… (nếu có)

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải. Đối với khí thải và nước thải còn phải nêu rõ hàm lượng/nồng độ của từng thành phần ô nhiễm đặc trưng và so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành trong trường hợp chưa áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu.

2.2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải

Nêu tóm tắt các tác động xấu đến môi trường khác (nếu có) do dự án gây ra: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suythoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

Yêu cầu: các loại tác động xấu đến môi trường phải được thể hiện theo từng giai đoạn, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các giai đoạn sau theo đặc thù của từng dự án cụ thể: (1) chuẩn bị đầu tư, (2) thi công xây dựng, (3) vận hành dự án và (4) hoàn thành dự án.

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường

3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải

– Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

– Phải chứng minh sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác

Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiếu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.3. Kế hoạch giám sát môi trường

– Giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho dự án, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ dự án giám sát nước thải đối với dự án có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung và không yêu cầu chủ dự án giám sát những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải mà dự án không có khả năng phát sinh hoặc khả năng phát sinh thấp.

– Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu:

– Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, đo lường cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.

– Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

  1. Cam kết

Chúng tôi cam kết về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường đạt các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi gửi kèm theo đây các văn bản có liên quan đến dự án (nêu có và liệt kê cụ thể).

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường, kể cả các tài liệu đính kèm. Nếu có sai phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

  (2)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ở trang cuối cùng.

PHỤ LỤC 5.6

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

(Địa điểm), ngày….. tháng ….. năm 20………

Kính gửi: (1) …………………………………………………………………………………………………

Gửi đến (1) kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

  1. Thông tin chung

1.1. Tên dự án, cơ sở (gọi chung là dự án):…

1.2. Tên chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ:

 1.4. Người đại diện theo pháp luật:

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail .. .).

  1. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh

2.1. Địa điểm thực hiện dự án: ………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (m2): ……………………………….

2.5. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất: …………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

2.6. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất (dầu, than, củi, gas, điện…)

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

Yếu tố gây tác động Tình trạng Biện pháp giảm thiểu Tình trạng
Không Không
Khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công     Sử dụng phương tiện, máy móc thi công đã qua kiểm định    
Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm    
Định kỳ bảo dưỡng phương tiện, thiết bị    
Biện pháp khác:

   
Bụi     Cách ly, phun nước để giảm bụi    
Biện pháp khác:

   
Nước thải sinh hoạt     Thu gom, tự xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải)    
Thu gom, thuê đơn vị có chức năng để xử lý    
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực    
Biện pháp khác:    
Nước thải xây dựng     Thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải)    
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực    
Biện pháp khác:

   
Chất thải rắn xây dựng     Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng    
Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm)    
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý    
Biện pháp khác:

   
Chất thải rắn sinh hoạt     Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm)    
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý    
Biện pháp khác:

   
Chất thải nguy hại     Thuê đơn vị có chức năng để xử lý    
Biện pháp khác:

   
Tiếng ồn     Định kỳ bảo dưỡng thiết bị    
Bố trí thời gian thi công phù hợp    
Biện pháp khác

   
Rung     Định kỳ bảo dưỡng thiết bị    
Bố trí thời gian thi công phù hợp    
Biện pháp khác    
Nước mưa chảy tràn     Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường    
Biện pháp khác

   
  1. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động
Yếu tố gây tác động Tình trạng Biện pháp giảm thiểu Tình trạng
Không Không
Bụi và khí thải     Lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí thải với ống khói    
    Lắp đặt quạt thông gió với bộ lọc không khí ở cuối đường ống    
    Biện pháp khác

   
Nước thải sinh hoạt     Thu gom và tái sử dụng    
    Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung    
    Biện pháp khác

   
Nước thải sảnxuất     Thu gom và tái sử dụng    
    Xử lý nước thải cục bộ và thải vào hệ thống xửlý nước thải tập trung    
    Xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn quy định và thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận và quy chuẩn đạt được sau xử lý)    
    Biện pháp khác

   
Nước thải từ hệ thống làm mát     Thu gom và tái sử dụng    
Giải nhiệt và thải ra môi trường    
Biện pháp khác

   
Chất thải rắn     Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng    
Tự xử lý    
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý    
Biện pháp khác

   
Chất thải nguy hại     Thuê đơn vị có chức năng để xử lý    
Biện pháp khác

   
Mùi     Lắp đặt quạt thông gió    
Biện pháp khác

   
Tiếng ồn     Định kỳ bảo dưỡng thiết bị    
Cách âm để giảm tiếng ồn    
Biện pháp khác

   
Nhiệt dư     Lắp đặt quạt thông gió    
Biện pháp khác

   
Nước mưa chảy tràn     Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường    
Biện pháp khác    
  1. Cam kết

5.1. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

5.2. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện đầy đủ các kế hoạch bảo vệ môi trường được nêu trên đây.

5.3. Chúng tôi/tôi đảm bảo độ trung thực của các thông tin và nội dung điền trong kế hoạch bảo vệ môi trường này./.

  (2)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) ở trang cuối cùng.

PHỤ LỤC 5.7

MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(1) xác nhận (2) đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (3) tại (1) vào ngày… tháng… năm…

(2) có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

  1. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, các biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã đăng ký.
  2. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã đăng ký và các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Kế hoạch bảo vệ môi trường của (3) kèm theo Giấy xác nhận đăng ký này được cấp cho (2) để thực hiện và lưu được tại cơ quan Nhà nước để kiểm tra, giám sát (*).

  (4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Tên cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 5.8

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC CHƯA XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: … (Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

THÔNG BÁO

Về việc chưa xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Kính gửi: (2)

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (3), (1) thông báo như sau:

Kế hoạch bảo vệ môi trường của (3) chưa được xác nhận đăng ký vì các lý do sau đây:

(1) thông báo để (2) biết và thực hiện theo quy định của pháp luật./

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 6.1

MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v báo cáo về công tác đăng ký, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: (2)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, (1) báo cáo (2) về hoạt động đăng ký, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trong thời gian (3) như sau:

  1. Tổng hợp thông tin, số liệu: thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.2 Thông tư này.
  2. Những khó khăn, vướng mắc: nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức việc đăng ký, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trên đây là báo cáo của (1) kính gửi (2) để xem xét, chỉ đạo./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường; (2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (3) Kỳ báo cáo quy định tại Điều 21 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; (4) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 6.2

MẪU BẢNG TỔNG HỢP CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN
ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
năm …
(kèm theo Văn bản số… ngày… tháng,.. năm… của… )

– Ủy ban nhân dân cấp huyện/Sở Tài nguyên và Môi trường: …

– Địa chỉ liên hệ: …

– Điện thoại: …; Fax: …; E-mail …

TT 1 2 3 4 5 6
1            
           
           

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
 (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

Báo cáo tng hợp kết quả nêu trên trình bày trên nền Microsoft Excel, sử dụng bảng mã chun quốc tế Unicode, font Times New Roman tiếng Việt theo các nội dung sau đây:

– Cột 1: Liệt kê tất cả tên các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường;

– Cột 2: Địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó ghi rõ địa danh cấp xã hoặc ghi tên khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đối với trường hợp nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

– Cột 3: Ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

– Cột 4: Thời điểm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm;

– Cột 5: Tên cơ quan thực hiện xác nhận đăng ký;

– Cột 6: Ghi chú những vấn đề khác có liên quan.

PHỤ LỤC 6.3

MẪU BÁO CÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; ĐĂNG KÝ VÀ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; đăng ký và xác nhậnđăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, (1) báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; đăng ký và xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn như sau:

  1. Tổng hợp thông tin, số liệu: thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.4 Thông tư này.
  2. Những khó khăn, vướng mắc: nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trên đây là báo cáo của (1) gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, tổng hợp./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(2)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (2) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 6.4

MẪU BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN IƯỢC; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; ĐĂNG KÝ VÀ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; ĐĂNG KÝ VÀ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
năm …(*)
(kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của…)

– Tên cơ quan báo cáo: …

– Địa chỉ liên hệ: …

– Điện thoại: …; Fax: …; E-mail…

TT 1 2 3 4 5
I Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1          
         
II Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1          
         
III Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
1          
         
IV Đăng ký và xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1          
         

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(*) Kỳ báo cáo thực hin theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

Báo cáo tổng hợp kết quả nêu trên trình bày trên nền Microsoft Excel, sử dụng bảng mã chuẩn quốc tế Unicode, font Times New Roman tiếng Việt theo các nội dung sau đây:

Cột 1: Liệt kê tất cả tên:

– Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong năm báo cáo đối với mục I;

– Các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong năm báo cáo đối với mục II;

– Các dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và cấp giấy xác nhận việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành trong năm báo cáo đối với mục III;

– Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với mục IV;

Cột 2: Phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với mục I; địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ghi cụ thể địa danh cấp xã, huyện, tỉnh hoặc ghi tên khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đối với các dự án nằm trong các khu này kèm theo địa danh cấp huyện, tỉnh) đối với các mục II, III, IV;

Cột 3: Ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ: Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC đối với mục I; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM đối với mục II; hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đối với mục III; hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với mục IV;

Cột 4: Ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm của các văn bản: Văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC đối với mục I; quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với mục II; giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đối với mục III; giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với mục IV;

Cột 5: Ghi chú những vấn đề khác liên quan đến công tác thẩm định báo cáo ĐMC; thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

PHỤ LỤC 6.5

MẪU BÁO CÁO CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …
V/v hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, (1) báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của mình như sau:

  1. Tổng hợp thông tin, số liệu: thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.6 Thông tư này.
  2. Những khó khăn, vướng mắc: nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trên đây là báo cáo của (1) gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, tổng hợp./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(2)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú: (1) Bộ, cơ quan ngang bộ; (2) Đại diện có thẩm quyền của (1).

PHỤ LỤC 6.6

MẪU BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

năm…. (*)

(kèm theo Văn bản số…. ngày… tháng… năm… của…)

– Tên cơ quan báo cáo: …

– Địa chỉ liên hệ: …

– Điện thoại: …; Fax: …; E-mail…

TT 1 2 3 4 5
I Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1          
         
II Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1          
         
III Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
1          
         

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
 (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(*) Kỳ báo cáo thực hin theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

Báo cáo tổng hợp kết quả nêu trên trình bày trên nền Microsoft Excel, sử dụng bảng mã chuẩn quốc tế Unicode, font Times New Roman tiếng Việt theo các nội dung sau đây:

Cột 1: Liệt kê tất cả tên:

– Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong năm báo cáo đối với mục I;

– Các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong năm báo cáo đối với mục II;

– Các dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và cấp giấy xác nhận việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành trong năm báo cáo đối với mục III;

Cột 2: Phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với mục I; địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ghi cụ thể địa danh cấp xã, huyện, tỉnh hoặc ghi tên khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đối với các dự án nằm trong các khu này kèm theo địa danh cấp huyện, tỉnh) đối với các mục II, III;

Cột 3: Ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ: Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC đối với mục I; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM đối với mục II; hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đối với mục III;

Cột 4: Ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm của các văn bản: Văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC đối với mục I; quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với mục II; giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đối với mục III;

Cột 5: Ghi chú những vấn đề khác liên quan đến công tác thẩm định báo cáo ĐMC; thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; 

Nhấp vào link sau để tải về: Thong tu_27_2015_TT-BTNMT

The post Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định lập đtm kế hoạch bvmt appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-272015-huong-dan-lap-dtm-dmc-ke-hoach-bvmt.html/feed/ 0 1576
Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập đề án bvmt http://moitruongdgp.com/thong-tu-262015tt-btnmt-huong-dan-lap-de-an-bvmt.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-262015tt-btnmt-huong-dan-lap-de-an-bvmt.html#respond Tue, 09 Jun 2015 19:20:55 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=1565 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản với các quy định mới đảm bảo tính thực tế cao QUY ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN Căn cứ Luật […]

The post Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập đề án bvmt appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản với các quy định mới đảm bảo tính thực tế cao

QUY ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi tắt là đề án chi tiết) và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi tắt là đề án đơn giản).

Chương II

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHI TIẾT

Điều 3. Đối tượng phải lập đề án chi tiết

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.

Điều 5. Tham vấn ý kiến về đề án chi tiết

1. Trong giai đoạn lập đề án chi tiết, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.

2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp, Ủy ban nhân dân cấp xã được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ cơ sở thì được coi như đồng ý với nội dung của đề án chi tiết.

3. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chủ cơ sở tổ chức đối thoại với đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn về nội dung đề án chi tiết; chủ cơ sở có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền tham gia đối thoại.

4. Các trường hợp không phải thực hiện tham vấn bao gồm:

a) Cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án chi tiết;

b) Cơ sở nằm trên vùng biển chưa xác định cụ thể được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

Điều 6. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.

Điều 7. Thẩm định, phê duyệt và thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Rà soát, đánh giá tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết. Trường hợp không đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện;

b) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn là đại diện của cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án, trường hợp cần thiết có một (01) phó trưởng đoàn; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở (trường hợp đề án chi tiết do Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt) và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến loại hình hoạt động của cơ sở. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Nội dung kiểm tra: kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; đo đạc, lấy mẫu phân tích để kiểm chứng số liệu trong trường hợp cần thiết. Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn (khi được trưởng đoàn ủy quyền) và có mặt của đại diện có thẩm quyền của cơ sở. Thành viên đoàn kiểm tra phải có bản nhận xét về đề án chi tiết của cơ sở. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản kiểm tra. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra và biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở và đề án chi tiết của cơ sở; tổng hợp, xử lý ý kiến của các cơ quan, chuyên gia có liên quan (nếu có);

d) Thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định đề án chi tiết theo một (01) trong ba (03) trường hợp sau: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung khi tất cả thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét không thông qua (nêu rõ lý do).

đ) Tổ chức rà soát nội dung đề án chi tiết đã được chủ cơ sở hoàn thiện;

g) Phê duyệt đề án chi tiết, mẫu quyết định phê duyệt quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này.

2. Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, chủ cơ sở có trách nhiệm:

a) Trường hợp đề án chi tiết được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: gửi ba (03) bản đề án chi tiết theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đóng dấu giáp lai đến cơ quan thẩm định để phê duyệt;

b) Trường hợp đề án chi tiết được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: chỉnh sửa, bổ sung đề án theo yêu cầu và gửi ba (03) bản đề án theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đóng dấu giáp lai kèm theo một (01) đĩa CD ghi đề án đã chỉnh sửa, văn bản giải trình về việc chỉnh sửa, bổ sung đề án đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, phê duyệt. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung và gửi lại cơ quan có thẩm quyền tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo của cơ quan thẩm định, phê duyệt;

c) Trường hợp đề án chi tiết không được thông qua: lập lại đề án chi tiết và gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt. Thời hạn thẩm định lại đề án chi tiết thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết được quy định như sau:

a) Tối đa bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư này;

b) Tối đa hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của cơ quan quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này;

c) Thời hạn quy định tại các điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Điều 8. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án chi tiết

1. Sau khi có quyết định phê duyệt đề án chi tiết, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt ký, đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của đề án theo mẫu quy định tại Phụ lục 10a ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt cho chủ cơ sở; gửi một (01) quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi quyết định phê duyệt và đề án chi tiết đã được phê duyệt theo quy định riêng của an ninh, quốc phòng;

c) Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận cho chủ cơ sở; gửi quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận cho chủ cơ sở; gửi quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường sao lục quyết định phê duyệt đề án chi tiết do các Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 9. Thực hiện đề án chi tiết sau khi được phê duyệt đối với cơ sở chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:

a) Đầu tư, xây lắp, cải tạo công trình bảo vệ môi trường bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong thời hạn đã được quy định tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết;

b) Báo cáo bằng văn bản tiến độ thực hiện đề án chi tiết theo thời hạn quy định tại quyết định phê duyệt đến cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi, kiểm tra;

c) Sau khi hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết, gửi văn bản báo cáo hoàn thành toàn bộ các công trình đến cơ quan thẩm định, phê duyệt để kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 Thông tư này;

d) Trường hợp có thay đổi về nội dung so với đề án đã được phê duyệt nhưng chưa tới mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án chi tiết theo quy định hiện hành, phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết để xem xét và có ý kiến chấp thuận.

2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt:

a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết do mình phê duyệt theo nội dung và tiến độ quy định tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết;

b) Trên cơ sở báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của chủ cơ sở hoặc đến thời hạn hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết, cơ quan thẩm định, phê duyệt tiến hành kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

c) Nội dung kiểm tra bao gồm: việc đầu tư xây lắp, cải tạo, vận hành, hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; tiến độ thực hiện theo quy định tại quyết định phê duyệt đề án.

Chương III

LẬP VÀ ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN

Điều 10. Đối tượng phải lập đề án đơn giản

Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị đăng ký đề án đơn giản

1. Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Ba (03) bản đề án đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:

a) Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án đơn giản

1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

b) Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

c) Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.

4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 13. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án đơn giản

1. Sau khi đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký, cơ quan xác nhận ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi một (01) bản giấy xác nhận kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản giấy xác nhận đề án cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở hoạt động;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi một (01) bản giấy xác nhận kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản giấy xác nhận đề án cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã gửi một (01) bản xác nhận đăng ký kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản xác nhận đề án cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 14. Thực hiện đề án đơn giản

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:

a) Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các nội dung của đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký;

b) Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, phải dừng hoạt động, thực hiện các biện pháp khắc phục và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở hoạt động và các cơ quan có liên quan.

2. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo đề án đơn giản đã được xác nhận;

b) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của chủ cơ sở.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Chế độ tài chính đối với việc lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

Chế độ tài chính cho việc lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết và việc lập, đăng ký đề án đơn giản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết và xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; cơ sở đã được xác nhận đề án đơn giản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện theo các nội dung, yêu cầu đã phê duyệt, xác nhận.

2. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thực hiện quy định tại Điều 9 Thông tư này và không phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết, đăng ký xác nhận đề án đơn giản được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 nhưng chưa được phê duyệt, xác nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. Trường hợp này cơ sở không phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với đề án chi tiết nhưng phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này; đối với đối tượng đăng ký đề án đơn giản sau khi được xác nhận ngoài việc thực hiện các yêu cầu, nội dung về bảo vệ môi trường thì phải thực hiện các quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm định, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn thẩm định, trình Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký đề án đơn giản thuộc thẩm quyền xác nhận.

Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử của Bộ TN&MT;
– Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
– Lưu: VT, PC, TCMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

 

PHỤ LỤC 1A.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (theo quy định trước đây) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định trước đây và quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

c) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

 

PHỤ LỤC 1B.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

a) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;

b) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;

c) Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

đ) Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;

e) Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

 

PHỤ LỤC 2.

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …../…..

V/v thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của…(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: …(3)…

…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, số điện thoại …. , fax ….., email ….

xin gửi đến …(3)… bẩy (07) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)…

Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.

Kính đề nghị …(3)… sớm xem xét, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết này.

Xin trân trọng cám ơn./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …(6)…
– Lưu …

…(5)…

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(2) Tên đầy đủ của cơ sở

(3) Tên cơ quan thẩm quyền thẩm định

(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện

(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(6) Nơi nhận khác (nếu có)

 

PHỤ LỤC 3.

BÌA, PHỤ BÌA, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ – nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

của …(1)…

 

 

 

 

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), Tháng… năm…

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

MỞ ĐẦU

1. Việc hình thành của cơ sở

– Tóm tắt quá trình hình thành cơ sở: Cơ sở được hình thành từ cơ sở đầu tư nào, ai/cấp nào đã thành lập cơ sở này, số và ngày của văn bản hay quyết định đó; cơ sở có hay không có đăng ký đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của văn bản đăng ký đó; có hay không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư, các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Cơ sở được hình thành có phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt hay không (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, các quy hoạch liên quan khác), có phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế – xã hội tại địa bàn hay không.

– Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (khu kinh tế, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu/cụm sản xuất/kinh doanh/dịch vụ tập trung khác) thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

2. Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

2.1. Căn cứ pháp lý

Liệt kê đầy đủ các văn bản sau đây (số, ngày ban hành, cơ quan ban hành, nội dung trích yếu của văn bản):

– Văn bản là căn cứ lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, kể cả các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.

– Văn bản của ban quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chấp thuận cho cơ sở đầu tư vào khu này (trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung).

2.2. Các thông tin, tài liệu liên quan

Liệt kê các tài liệu (tên, tác giả, xuất xứ thời gian, nơi xuất bản hoặc nơi lưu giữ) có những thông tin, số liệu được sử dụng cho việc lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

3. Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

– Nêu tóm tắt về việc tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ cơ sở; trường hợp có thuê tư vấn thì nêu rõ tên đơn vị tư vấn kèm theo địa chỉ liên hệ, họ và tên người đứng đầu đơn vị tư vấn và phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).

– Danh sách những người trực tiếp tham gia lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, bao gồm người của cơ sở và của đơn vị tư vấn kèm theo chỉ dẫn về học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng người.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường chi tiết này).

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

– Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

– Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở (sông, suối, ao, hồ và các vực nước khác; vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên khác; hệ thống giao thông thủy, bộ đi đến cơ sở; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các điểm dân cư, bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng và các đối tượng kinh tế – xã hội khác).

– Mô tả rõ vị trí xả nước thải của cơ sở và mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).

– Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.

1.4. Nguồn vốn đầu tư của cơ sở

– Tổng vốn đầu tư của cơ sở;

– Vốn đầu tư của cơ sở qua các giai đoạn;

– Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường của cơ sở.

1.5. Các hạng mục xây dựng của cơ sở

1.5.1. Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);

1.5.2. Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;

1.5.3. Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.

Cần liệt kê tất cả các hạng mục xây dựng kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng chỉ dẫn rõ ràng từng hạng mục, trong đó liệt kê các hạng mục đã xây dựng xong; các hạng mục đang và sẽ xây dựng kèm theo mô tả cách thức/công nghệ thi công, kinh phí đầu tư, khối lượng thi công, tiến độ thi công đối với từng hạng mục.

1.6. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

– Quy mô/công suất thiết kế tổng thể, thiết kế cho từng giai đoạn (nếu có) của cơ sở.

– Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; thời điểm dự kiến đóng cửa hoạt động của cơ sở (nếu có).

1.7. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở

Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ khối để minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).

1.8. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở

1.8.1. Máy móc, thiết bị

Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành với chỉ dẫn cụ thể về: tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu phần trăm).

1.8.2. Nguyên liệu, nhiên liệu

Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.8.3. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác

Nêu cụ thể khối lượng nước, lượng điện và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.9. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

– Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở đến thời điểm lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

– Lý do không thực hiện đúng các thủ tục về môi trường và phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

– Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về môi trường (nếu có). Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.

– Những tồn tại, khó khăn (nếu có).

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. Các nguồn chất thải

2.1.1. Nước thải

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg,tấn,m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Mô tả rõ và đánh giá từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế – xã hội

– Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;

– Mô tả và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

– Mô tả các vấn đề kinh tế – xã hội do cơ sở tạo ra (nếu có) liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng (đền bù/bồi thường tái định cư và các hoạt động khác liên quan đến việc giải phóng mặt bằng);

Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

– Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.

– Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).

– Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).

2.3. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:

– Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

– Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.

– Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường)

3.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa

3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom,lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

3.5. Các công trình, biện pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Đối với từng công trình cần mô tả:

– Tiến độ thực hiện (nêu rõ tiến tiến độ thực hiện của từng hạng mục khi bắt đầu, hoàn thành).

– Kinh phí dự kiến.

– Trách nhiệm thực hiện.

– Thông số đo đạc, phân tích khi vận hành công trình (phải đảm bảo đủ các thông số đặc trưng cho chất thải của cơ sở và đã được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng).

– Các thiết bị quan trắc môi trường cho từng nguồn thải (nếu có).

CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1, 2, 3 dưới dạng bảng như sau:

Các hoạt động của cơ sở

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Trách nhiệm giám sát

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:

– Giám sát nước thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải với tần suất theo quy định; vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

– Giám sát chất thải rắn: giám sát khối lượng, chủng loại chất thải rắn phát sinh.

– Giám sát các vấn đề môi trường khác (nếu có) như: đa dạng sinh học, hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này.

Yêu cầu:

– Đối với giám sát chất thải: chỉ thực hiện giám sát các loại chất thải hoặc thông số có trong chất thải mà cơ sở phát thải ra môi trường;

– Việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện;

– Kết quả giám sát chất thải phải được đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

– Việc quan trắc liên tục, tự động nước thải và khí thải của cơ sở được thực hiện theo pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG 5. THAM VẤN Ý KIẾN VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

5.1. Văn bản của chủ cơ sở gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã

Ghi rõ số hiệu và ngày văn bản của chủ cơ sở gửi các Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.

5.2. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã

– Ghi rõ số hiệu và ngày của văn bản trả lời của từng Uỷ ban nhân dân cấp xã.

– Nêu tóm tắt những ý kiến chính của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đặc biệt lưu ý đến những ý kiến không tán thành, những đề xuất, những kiến nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

– Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã không có văn bản trả lời thì phải nêu rõ bằng chứng về việc chủ cơ sở đã gửi văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã (giấy biên nhận trực tiếp của cấp xã hoặc giấy biên nhận của bưu điện nơi gửi hoặc bằng chứng khác).

– Trường hợp phải tổ chức cuộc họp với đại diện cộng đồng dân cư trong xã để trình bày, đối thoại về nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết, cần nêu rõ các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng.

5.3. Ý kiến phản hồi của chủ cơ sở

– Nhận xét về tính sát thực, khách quan của các ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với cơ sở.

– Tiếp thu, giải trình của chủ cơ sở đối với các ý kiến không tán thành, các đề xuất, các kiến nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã; trường hợp không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.

Các văn bản tham vấn ý kiến, giấy tờ là bằng chứng của chủ cơ sở; văn bản trả lời của Uỷ ban nhân dân cấp xã, các văn bản liên quan khác (nếu có) phải được sao và đính kèm ở phần phụ lục của đề án, chỉ dẫn rõ các bản sao này đã được đính kèm ở phụ lục cụ thể nào của đề án.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

– Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội;

– Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

– Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

– Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản liên quan

Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở

Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.3. Bản sao các văn bản về tham vấn ý kiến

Phụ lục 1.4. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.5. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)

Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)

Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.

 

PHỤ LỤC 4.

MẪU VĂN BẢN THAM VẤN Ý KIẾN CỦA CHỦ CƠ SỞ GỬI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……../……

V/v tham vấn ý kiến về đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã …(3) …

Thực hiện quy định pháp luật hiện hành, …(1)… xin gửi đến quý Ủy ban nội dung tóm tắt của đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)… để nghiên cứu và cho ý kiến.

Kính mong quý Ủy ban sớm có văn bản trả lời và gửi tới …(1)… theo địa chỉ sau đây:

 … (địa chỉ theo đường bưu điện)…

Thông tin liên hệ khác của chúng tôi:

  Số điện thoại: ………

  Hộp thư điện tử: ……..

  Số fax (nếu có): …….

Xin trân trọng cám ơn./.

 


Nơi nhận:

– Như trên;
– …(5) …
– Lưu.

…(4)…

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(2) Tên đầy đủ của cơ sở

(3) Tên xã hoặc đơn vị hành chính tương đương

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(5) Nơi nhận khác (nếu có)

 

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

(Kèm theo công văn số ……../…… ngày… tháng … năm …… của (1))

1. MÔ TẢ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ

1.1. Tên cơ sở, chủ cơ sở, nguồn vốn đầu tư của cơ sở.

1.2. Vị trí tại thôn, xã, huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

1.3. Loại hình sản xuất; loại hình công nghệ của cơ sở.

1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở.

1.5. Quy mô, công suất thiết kế tổng thể, công suất thiết kế cho từng giai đoạn (nếu có) của cơ sở; thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động.

1.6. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở.

1.7. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở.

2. TÓM TẮT CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

2.1. Tóm tắt về các loại chất thải phát sinh và công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.1.1. Nước thải và nước mưa

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế – xã hội

2.3. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

2.4. Khái quát về chương trình quản lý và giám sát môi trường của cơ sở

3. KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

3.1. Kiến nghị

Kiến nghị với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3.2. Cam kết

– Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

– Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC 5.

MẪU VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRẢ LỜI CHỦ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

UBND …(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……../……

V/v ý kiến về đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: …(3) ……………..…

Phúc đáp Văn bản số …………. ngày …. tháng ….năm …….của …(3)…, Uỷ ban nhân dân …(1)… xin có ý kiến như sau:

1. Về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của …(3)…

– Nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.

– Nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đối với chủ cơ sở liên quan đến việc cam kết thực hiện các biện pháp, giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của cơ sở đến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội, sức khỏe cộng đồng và các kiến nghị khác có liên quan đến cơ sở (nếu có).

2. Kiến nghị đối với chủ cơ sở

Các kiến nghị của địa phương có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …(5) …
– Lưu.

…(4)…

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên xã hoặc đơn vị hành chính tương đương.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở.

(3) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(4) Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

(5) Nơi nhận khác (nếu có)

PHỤ LỤC 6.

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

… (1) …
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định
đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “…
(2) …”

… (3) …

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ… ngày … tháng … năm … của ………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

Căn cứ Thông tư số /2015/TT-BTNMT ngày tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Xét đề nghị của … (4) … tại Văn bản số … ngày … tháng … năm về việc đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “… (2) …”;

Theo đề nghị của … (5) …,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với “… (2) …” gồm các ông, bà có tên sau đây:

1. Ông/bà …, Trưởng đoàn;

2. Ông/bà …, Phó Trưởng đoàn (nếu có);

3. Ông/bà …, thành viên;

…..

….Ông/bà …, thành viên, thư ký;

Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của “… (2) …” làm căn cứ để thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày … tháng … năm …

Điều 4. Chi phí cho hoạt động của đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc “… (1) …”, các ông, bà có tên trong Điều 1, chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của “… (2)…” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– …(6)…
– Lưu …

… (3) …

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra

(2) Tên cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định

(4) Tên của cơ quan là chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

(5) Thủ trưởng cơ quan được giao trách nhiệm kiểm tra

(6) Nơi nhận khác (nếu có)

 

PHỤ LỤC 7.

MẪU BẢN NHẬN XÉT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

 

BẢN NHẬN XÉT

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

CỦA …………………………..

I. Người viết nhận xét

1. Họ và tên: …

2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …

3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail)

4. Chức danh trong đoàn kiểm tra: …..

II. Nhận xét về nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết

1. Những nội dung đạt yêu cầu: (nhận xét chung về những ưu điểm, những mặt tích cực của nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết)

2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của đề án)

3. Những nhận xét khác:

III. Kết quả kiểm tra thực tế

1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

4. Các biện pháp chống ồn, rung

5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

IV. Kết luận và đề nghị:

(trong đó cần nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua)

 

 

(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày… tháng … năm…
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký, ghi họ tên)

 

PHỤ LỤC 8.

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

– Đoàn kiểm tra theo Quyết định số …/QĐ-… ngày tháng … năm 20..… của (1)về việc kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với (2),

– Thời gian kiểm tra: từ … giờ … ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm …

Tên cơ sở:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                 Fax:

I. Thành phần Đoàn kiểm tra:(ghi đầy đủ họ tên tất cả các thành viên có mặt)

II. Đại diện cơ sở …(2)…: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)

III. Nội dung kiểm tra

– Kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của (2) theo quy định của pháp luật, làm căn cứ để thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Lấy mẫu kiểm chứng số liệu về các nguồn chất thải của cơ sở (nếu có).

IV. Nhận xét: Nhận xét chi tiết về tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, cụ thể:

1. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

1.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

1.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

1.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

1.4. Các biện pháp chống ồn, rung

1.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

1.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

2. Việc lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có)

V. Ý kiến của các thành viên trong đoàn kiểm tra

VI. Kết luận:

1. Các kết quả đạt được

2.Các tồn tại về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết

3. Các tồn tại về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

4. Các yêu cầu cần phải thực hiện

VII. Ý kiến của chủ cơ sở

Biên bản được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.

 

Chủ cơ sở
(Ký, ghi họ tên, chức vụ)

Thư ký đoàn kiểm tra

(Ký, ghi họ tên)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra

(2) Tên cơ sở

(*) Trưởng đoàn kiểm tra và chủ cơ sở ký nháy vào góc dưới phía trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).

 

PHỤ LỤC 9.

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…/…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)…

…(3)…

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số/2015/TT-BTNMT ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Căn cứ …(4)…;

Căn cứ Quyết định/Văn bản số … ngày … tháng … năm … của …(3)… về việc ủy quyền/nhiệm cho …(5)… ký quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (nếu có ủy quyền);

Căn cứ Biên bản kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết của…(2)…;

Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)… đã được hoàn chỉnh gửi kèm Văn bản số… ngày… tháng… năm… của …(6)…;

Xét đề nghị của …(7)…,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi là Đề án) của …(2)… (sau đây gọi là Cơ sở) được lập bởi …(6)… (sau đây gọi là Chủ cơ sở) với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Vị trí, quy mô/công suất hoạt động:

1.1. Vị trí của cơ sở

1.2. Quy mô/công suất hoạt động của cơ sở

2. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở:

2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp, biện pháp, cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án.

2.2. Phải đảm bảo các chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường.

2.3. Phải hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo các thời hạn như sau:

– Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…

– Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…

– Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…

2.4. Đến thời điểm yêu cầu hoàn thành từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, hoàn thành toàn bộ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, báo cáo về kết quả thực hiện đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(các mục 2.3, 2.4 chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường)

3. Các điều kiện kèm theo (nếu có):

Điều 2. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi so với nội dung đề án chi tiết đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải có văn bản báo cáo với …(1)… và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 


Nơi nhận:
– Chủ cơ sở;
– …(9)…
– Lưu …

…(8)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan thẩm quyền phê duyệt

(2) Tên đầy đủ của cơ sở

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm quyền phê duyệt

(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

(5) Họ, tên và chức danh của người được ủy quyền (trường hợp có văn bản ủy quyền)

(6) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(7) Thủ trưởng cơ quan thẩm định

(8) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm quyền phê duyệt

(9) Nơi nhận theo quy định tương ứng tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

 

PHỤ LỤC 10.

MẪU XÁC NHẬN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

Phụ lục 10a. Mẫu xác nhận đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

 

 

…(1)…xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết này đã được phê duyệt bởi Quyết định số… ngày… tháng… năm … của …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…
Thủtrưởng cơ quan xác nhận
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan phê duyệt đề án hoặc cơ quan thẩm định khi được ủy quyền

(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt

 

Phụ lục 10b. Mẫu xác nhận đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

 

 

…(1)…xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường đơn giản này đã được cấp giấy xác nhận đăng ký số… ngày… tháng… năm … của …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…
Thủtrưởng cơ quan xác nhận
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan xác nhận đề án hoặc cơ quan thường trực xác nhận khi được ủy quyền

(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan xác nhận

 

PHỤ LỤC 11.

MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: … (2) …

 

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

của …(3)…

 

1. Thông tin chung về cơ sở:

Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………….

Điện thoại:………… Fax: ………… E-mail:………………………….

Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày … tháng … năm …. của …

2. Các công trình/biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở đã hoàn thành

2.1. Công trình/biện pháp đã hoàn thành …Ngày hoàn thành…, Ngày đi vào vận hành…

2.2. Công trình/biện pháp đã hoàn thành …Ngày hoàn thành…, Ngày đi vào vận hành…

3. Kết quả quan trắc, phân tích các thông số đặc trưng khi vận hành công trình/biện pháp bảo vệ môi trường

 (phải đảm bảo đủ các thông số đặc trưng cho chất thải của cơ sở và đã được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng).

4. Các nội dung thay đổi so với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt(nếu có)

4. Hồ sơ kèm theo báo cáo (nếu có)

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …

 

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ Cơ sở

2) Tên cơ quan thẩm định

(3) Tên của Cơ sở

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.

 

PHỤ LỤC 12.

MẪU CÔNG VĂN BÁO CÁO HOÀN THÀNH TOÀN BỘ CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …

V/v báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án BVMT chi tiết của…(3)…

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: …(2)…

Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………….

Địa điểm thực hiện: ………………………………………………

Điện thoại:………… Fax: ………… E-mail:………………………….

Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày … tháng … năm …. của …(2)…

Đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo các nội dung tại Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, gồm có:

1…

2…

Xin gửi đến quý …(2)… hồ sơ gồm:

– Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được (4) phê duyệt;

– Bẩy (07) bản báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu được đưa ra trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …
– Lưu:…

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp/chủ cơ sở

(2) Tên cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

(3) Tên đầy đủ của cơ sở;

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.

 

BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

của Cơ sở (3)

1. Thông tin chung về cơ sở:

Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………….

Địa điểm thực hiện: ………………………………………………

Điện thoại:………… Fax: ………… E-mail:………………………….

Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày … tháng … năm …. của …

2. Các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đã hoàn thành

2.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.1.1. Mạng lưới thu gom nước thải và nước mưa

(cần mô tả rõ các thông số kỹ thuật của mạng lưới thu gom nước thải, nước mưa; vị trí của các công trình này kèm theo sơ đồ minh họa và thiết kế kỹ thuật)

2.1.2. Công trình xử lý nước thải và nước mưa đã được xây lắp, cải tạo:

(cần mô tả rõ quy trình công nghệ, quy mô công suất, các thông số kỹ thuật của công trình, các thiết bị đã được xây lắp, cải tạo)

(Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm))

2.1.3. Kết quả vận hành công trình xử lý nước thải và nước mưa

(cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: thời gian, phương pháp, khối lượng mẫu giả định được tạo lập (nếu có); thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)

Kết quả vận hành công trình xử lý nước thải, nước mưa được trình bày theo mẫu bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đối chiếu.

Lưu lượng thải

(Đơn vị tính)

Thông số ô nhiễm đặc trưng(*) của cơ sở

Thông số A

(Đơn vị tính)

Thông số B

(Đơn vị tính)

v.v…

 

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Lần 1              
             
             
TCVN/QCVN……….              

Ghi chú:

(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng của cơ sở là những thông số ô nhiễm do cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra.

2.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

(Làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ cơ sở tự xử lý)

(Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án). sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành)

2.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

(cần liệt kê đầy đủ các công trình; biện pháp xử lý bụi, khí thải đã được xây lắp; nguồn gốc và hiệu quả xử lý của các thiết bị xử lý bụi, khí thải chính đã được lắp đặt; kết quả vận hành các công trình xử lý bụi, khí thải và thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải (trừ cột trước khi xử lý).

2.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.5.Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

– Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

Lưu ý: Trong trường hợp chủ cơ sở có điều chỉnh, thay đổi các công trình biện pháp bảo vệ môi trường so với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt thì phải giải trình và kèm theo văn bản đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

3. Hồ sơ kèm theo báo cáo

Chúng tôi xin gửi những hồ sơ, tài liệu có liên quan được đóng thành tập gửi theo báo cáo này gồm:

– Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được (4) phê duyệt;

– Bẩy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở; Kèm theo các Phụ lục sau đây: (tùy loại hình cơ sở mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):

+ Hồ sơ bản vẽ hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường (trường hợp chưa có bản vẽ hoàn công, có thể cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trường hợp chỉ có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cần nêu rõ đã thực hiện đúng như hồ sơ thiết kế kỹ thuật hay không. Nếu có sai khác cần chỉ rõ);

+ Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

+ Các phiếu lấy mẫu và kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

+ Biên bản nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường với đơn vị có chức năng (đối với trường hợp cơ sở có phát sinh chất thải rắn thông thường trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải rắn thông thường);

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng, kèm theo văn bản chứng minh chức năng của đơn vị đó (đối với trường hợp cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải nguy hại);

+ Hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận về việc đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải (đối với trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và có phát sinh nước thải trong giai đoạn vận hành);

+ Quyết định phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu; văn bản chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cấp cho cơ sở (đối với trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải có các loại văn bản này theo quy định của pháp luật).

4. Chương trình giám sát môi trường

Trên cơ sở chương trình giám sát môi trường trong đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt, chủ cơ sở rà soát những nội dung bất cập và chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình giám sát môi trường cho phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở.

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 13.

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …../…..

V/v xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: …(3)…

…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, xin gửi đến …(3)… ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…

Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.

Kính đề nghị quý (3) sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản này.

Xin trân trọng cám ơn./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …(6)…
– Lưu …

…(5)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở.

(3) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện

(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(6) Nơi nhận khác (nếu có).

 

PHỤ LỤC 14.

BÌA, PHỤ BÌA, CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

Phụ lục 14a. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ – nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)

 

 

 

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

của …(1)…

 

 

 

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), Tháng… năm…

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

 

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

MỞ ĐẦU

– Cơ sở được thành lập theo quyết định của ai/cấp nào, số và ngày của văn bản hay quyết định thành lập; số và ngày của văn bản đăng ký đầu tư (nếu có); số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư (nếu có); các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này).

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên của cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường này).

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

– Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

– Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở.

– Chỉ dẫn địa điểm đang và sẽ xả nước thải của cơ sở và chỉ dẫn mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).

– Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.

1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở

– Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);

– Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;

– Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.

1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

– Quy mô/công suất.

– Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; dự kiến đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động (đối với cơ sở quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này).

1.6. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở

Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).

1.7. Máy móc, thiết bị

Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành; đang và sẽ lắp đặt (đối với cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này) với chỉ dẫn cụ thể về: Tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu).

1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: Tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

Nêu cụ thể khối lượng điện, nước và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

– Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động.

– Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây.

– Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường (nếu có).

– Những tồn tại, khó khăn (nếu có).

Yêu cầu: Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. Các nguồn phát sinh chất thải

2.1.1. Nước thải

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg, tấn, m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế – xã hội

– Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;

Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

– Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.

– Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).

– Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).

2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:

– Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

– Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.

– Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải

– Biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

– Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác

Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiểu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.3. Kế hoạch giám sát môi trường

– Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm đặc trưng có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho cơ sở, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ cơ sở giám sát nước thải đối với cơ sở có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

– Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu:

– Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.

– Đối với đối tượng lập lại đề án bảo vệ môi trường, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

– Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.

– Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

– Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội;

– Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

– Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

– Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản liên quan

Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở

Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.3. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.4. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)

Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)

Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng.

 

Phụ lục 14b. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở có quy mô hộ gia đình

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ – nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

của …(1)…

 

 

 

 

 

 

 

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), Tháng… năm…

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

– Cơ sở được thành lập trên cơ sở giấy phép kinh doanh/đăng ký hộ kinh doanh nào, số và ngày của văn bản đó (nếu có, sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục).

– Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này).

Phần 1. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ

1.1. Tên của cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

Nêu cụ thể vị trí thuộc địa lý của cơ sở

1.4. Quy mô/công suất, quy trình sản xuất và thời gian hoạt động của cơ sở

– Quy mô/công suất.

– Quy trình sản xuất của cơ sở.

– Thời gian bắt đầu hoạt động, thời gian hoạt động trong năm (đối với các loại hình hoạt động theo mùa vụ).

Phần 2. NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường

2.2. Nguồn chất thải lỏng

2.3. Nguồn chất thải khí

2.4. Nguồn chất thải nguy hại (nếu có)

Đối với các loại chất thải rắn, lỏng và khí:Liệt kê nguồn phát sinh chất thải, tổng lượng/lưu lượng thải (kg,tấn,m3) của từng nguồn và của cả cơ sở trong một ngày đêm (24 giờ); biện pháp quản lý, xử lý.

2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Liệt kê các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung, mức độ; biện pháp xử lý.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

– Về tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý các nguồn chất thải của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

– Cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải.

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

– Các văn bản liên quan.

– Các hình vẽ, hình ảnh (nếu có).

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng

PHỤ LỤC

MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

UBND…(1)….
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…../…..

(Địa danh), ngày… tháng … năm …..

 

GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

của … (2) …

 

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số… /2015/TT-BTNMT ngày…tháng…năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Căn cứ …(3)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)… kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của …(4)…,

… (1) …

XÁC NHẬN:

Điều 1. Bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là Đề án) của …(2)… (sau đây gọi là Cơ sở) do …(4)… lập (sau đây gọi là Chủ cơ sở) đã được đăng ký tại …(1)…

Điều 2. Chủ cơ sở có trách nhiệm:

2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường đề ra trong đề án; đảm bảo các chất thải và các vấn đề môi trường khác được quản lý, xử lý đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2. … (nếu có yêu cầu khác)

Điều 3. Giấy xác nhận này có giá trị kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– … (6) …
– Lưu …

…(5)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở.

(3) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1)…

(4) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(5) Đại diện có thẩm quyền của (1).

(6) Nơi nhận khác (nếu có).

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1a. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 1b. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 2. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 3. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 4. Mẫu văn bản tham vấn ý kiến của chủ cơ sở gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 5. Mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời chủ cơ sở

Phụ lục 6. Mẫu quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 7. Mẫu bản nhận xét đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 8. Mẫu biên bản kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 9. Mẫu quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 10. Mẫu xác nhận đề án

Phụ lục 10a. Mẫu xác nhận đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 10b. Mẫu xác nhận đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 11. Mẫu báo cáo thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 12. Mẫu công văn báo cáo hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 13. Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 14. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 14a. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Phụ lục 14b. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở có quy mô hộ gia đình

Phụ lục 15. Mẫu giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

The post Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập đề án bvmt appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-262015tt-btnmt-huong-dan-lap-de-an-bvmt.html/feed/ 0 1565
Thông tư 26/2015 hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường http://moitruongdgp.com/thong-tu-lap-de-an-bao-ve-moi-truong-chi-tiet.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-lap-de-an-bao-ve-moi-truong-chi-tiet.html#respond Mon, 09 Mar 2015 20:09:51 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=1305 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo nghị định 18/2015/NĐ-CP với các quy định, tài liệu liên quan, thời hạn nộp…. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi tìm hiểu về hồ sơ này hay muốn tìm đơn […]

The post Thông tư 26/2015 hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Thông tư 26/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo nghị định 18/2015/NĐ-CP với các quy định, tài liệu liên quan, thời hạn nộp…. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi tìm hiểu về hồ sơ này hay muốn tìm đơn vị làm đề án bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp bạn thì hãy liên hệ công ty môi trường Đoàn Gia Phát hotline 0917330133 để được tư vấn miễn phí dù bất kỳ nơi đâu.

QUY ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT, ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi tắt là đề án chi tiết) và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi tắt là đề án đơn giản).

Chương II

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHI TIẾT

Điều 3. Đối tượng phải lập đề án chi tiết

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.

Điều 5. Tham vấn ý kiến về đề án chi tiết

1. Trong giai đoạn lập đề án chi tiết, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.

2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp, Ủy ban nhân dân cấp xã được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ cơ sở thì được coi như đồng ý với nội dung của đề án chi tiết.

3. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chủ cơ sở tổ chức đối thoại với đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn về nội dung đề án chi tiết; chủ cơ sở có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền tham gia đối thoại.

4. Các trường hợp không phải thực hiện tham vấn bao gồm:

a) Cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án chi tiết;

b) Cơ sở nằm trên vùng biển chưa xác định cụ thể được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

Điều 6. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.

Điều 7. Thẩm định, phê duyệt và thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

1. Thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Rà soát, đánh giá tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết. Trường hợp không đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện;

b) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn là đại diện của cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án, trường hợp cần thiết có một (01) phó trưởng đoàn; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở (trường hợp đề án chi tiết do Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt) và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến loại hình hoạt động của cơ sở. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Nội dung kiểm tra: kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; đo đạc, lấy mẫu phân tích để kiểm chứng số liệu trong trường hợp cần thiết. Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn (khi được trưởng đoàn ủy quyền) và có mặt của đại diện có thẩm quyền của cơ sở. Thành viên đoàn kiểm tra phải có bản nhận xét về đề án chi tiết của cơ sở. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản kiểm tra. Bản nhận xét của thành viên đoàn kiểm tra và biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 7, Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở và đề án chi tiết của cơ sở; tổng hợp, xử lý ý kiến của các cơ quan, chuyên gia có liên quan (nếu có);

d) Thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định đề án chi tiết theo một (01) trong ba (03) trường hợp sau: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung khi tất cả thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét không thông qua (nêu rõ lý do).

đ) Tổ chức rà soát nội dung đề án chi tiết đã được chủ cơ sở hoàn thiện;

g) Phê duyệt đề án chi tiết, mẫu quyết định phê duyệt quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này.

2. Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, chủ cơ sở có trách nhiệm:

a) Trường hợp đề án chi tiết được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: gửi ba (03) bản đề án chi tiết theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đóng dấu giáp lai đến cơ quan thẩm định để phê duyệt;

b) Trường hợp đề án chi tiết được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: chỉnh sửa, bổ sung đề án theo yêu cầu và gửi ba (03) bản đề án theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đóng dấu giáp lai kèm theo một (01) đĩa CD ghi đề án đã chỉnh sửa, văn bản giải trình về việc chỉnh sửa, bổ sung đề án đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, phê duyệt. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung và gửi lại cơ quan có thẩm quyền tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo của cơ quan thẩm định, phê duyệt;

c) Trường hợp đề án chi tiết không được thông qua: lập lại đề án chi tiết và gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt. Thời hạn thẩm định lại đề án chi tiết thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Thời hạn thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết được quy định như sau:

a) Tối đa bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư này;

b) Tối đa hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của cơ quan quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này;

c) Thời hạn quy định tại các điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Điều 8. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án chi tiết

1. Sau khi có quyết định phê duyệt đề án chi tiết, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt ký, đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của đề án theo mẫu quy định tại Phụ lục 10a ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt cho chủ cơ sở; gửi một (01) quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi quyết định phê duyệt và đề án chi tiết đã được phê duyệt theo quy định riêng của an ninh, quốc phòng;

c) Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận cho chủ cơ sở; gửi quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận cho chủ cơ sở; gửi quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường sao lục quyết định phê duyệt đề án chi tiết do các Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 9. Thực hiện đề án chi tiết sau khi được phê duyệt đối với cơ sở chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:

a) Đầu tư, xây lắp, cải tạo công trình bảo vệ môi trường bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong thời hạn đã được quy định tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết;

b) Báo cáo bằng văn bản tiến độ thực hiện đề án chi tiết theo thời hạn quy định tại quyết định phê duyệt đến cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi, kiểm tra;

c) Sau khi hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết, gửi văn bản báo cáo hoàn thành toàn bộ các công trình đến cơ quan thẩm định, phê duyệt để kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 Thông tư này;

d) Trường hợp có thay đổi về nội dung so với đề án đã được phê duyệt nhưng chưa tới mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án chi tiết theo quy định hiện hành, phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết để xem xét và có ý kiến chấp thuận.

2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt:

a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết do mình phê duyệt theo nội dung và tiến độ quy định tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết;

b) Trên cơ sở báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của chủ cơ sở hoặc đến thời hạn hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt đề án chi tiết, cơ quan thẩm định, phê duyệt tiến hành kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

c) Nội dung kiểm tra bao gồm: việc đầu tư xây lắp, cải tạo, vận hành, hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; tiến độ thực hiện theo quy định tại quyết định phê duyệt đề án.

Chương III

LẬP VÀ ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN

Điều 10. Đối tượng phải lập đề án đơn giản

Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị đăng ký đề án đơn giản

1. Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Ba (03) bản đề án đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau:

a) Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục 14b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án đơn giản

1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

b) Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

c) Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.

4. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 13. Ký, đóng dấu xác nhận và gửi đề án đơn giản

1. Sau khi đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký, cơ quan xác nhận ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục 10b ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi một (01) bản giấy xác nhận kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản giấy xác nhận đề án cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở hoạt động;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi một (01) bản giấy xác nhận kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản giấy xác nhận đề án cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã gửi một (01) bản xác nhận đăng ký kèm theo đề án đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản xác nhận đề án cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 14. Thực hiện đề án đơn giản

1. Trách nhiệm của chủ cơ sở:

a) Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các nội dung của đề án đơn giản đã được xác nhận đăng ký;

b) Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, phải dừng hoạt động, thực hiện các biện pháp khắc phục và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở hoạt động và các cơ quan có liên quan.

2. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo đề án đơn giản đã được xác nhận;

b) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của chủ cơ sở.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Chế độ tài chính đối với việc lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

Chế độ tài chính cho việc lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện đề án chi tiết và việc lập, đăng ký đề án đơn giản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết và xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; cơ sở đã được xác nhận đề án đơn giản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện theo các nội dung, yêu cầu đã phê duyệt, xác nhận.

2. Cơ sở đã được phê duyệt đề án chi tiết nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thực hiện quy định tại Điều 9 Thông tư này và không phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

3. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết, đăng ký xác nhận đề án đơn giản được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 nhưng chưa được phê duyệt, xác nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. Trường hợp này cơ sở không phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với đề án chi tiết nhưng phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này; đối với đối tượng đăng ký đề án đơn giản sau khi được xác nhận ngoài việc thực hiện các yêu cầu, nội dung về bảo vệ môi trường thì phải thực hiện các quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm định, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn thẩm định, trình Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký đề án đơn giản thuộc thẩm quyền xác nhận.

Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử của Bộ TN&MT;
– Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
– Lưu: VT, PC, TCMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

 

PHỤ LỤC 1A.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (theo quy định trước đây) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định trước đây và quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

c) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

PHỤ LỤC 1B.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

a) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;

b) Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;

c) Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

đ) Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;

e) Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

PHỤ LỤC 2.

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …../…..

V/v thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của…(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: …(3)…

…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, số điện thoại …. , fax ….., email ….

xin gửi đến …(3)… bẩy (07) bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)…

Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.

Kính đề nghị …(3)… sớm xem xét, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết này.

Xin trân trọng cám ơn./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …(6)…
– Lưu …

…(5)…

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(2) Tên đầy đủ của cơ sở

(3) Tên cơ quan thẩm quyền thẩm định

(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện

(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(6) Nơi nhận khác (nếu có)

PHỤ LỤC 3.

BÌA, PHỤ BÌA, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ – nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

của …(1)…

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

(Địa danh), Tháng… năm…

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

MỞ ĐẦU

1. Việc hình thành của cơ sở

– Tóm tắt quá trình hình thành cơ sở: Cơ sở được hình thành từ cơ sở đầu tư nào, ai/cấp nào đã thành lập cơ sở này, số và ngày của văn bản hay quyết định đó; cơ sở có hay không có đăng ký đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của văn bản đăng ký đó; có hay không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nếu có thì nêu rõ số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư, các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Cơ sở được hình thành có phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt hay không (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, các quy hoạch liên quan khác), có phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế – xã hội tại địa bàn hay không.

– Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (khu kinh tế, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu/cụm sản xuất/kinh doanh/dịch vụ tập trung khác) thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

2. Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

2.1. Căn cứ pháp lý

Liệt kê đầy đủ các văn bản sau đây (số, ngày ban hành, cơ quan ban hành, nội dung trích yếu của văn bản):

– Văn bản là căn cứ lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, kể cả các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.

– Văn bản của ban quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chấp thuận cho cơ sở đầu tư vào khu này (trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung).

2.2. Các thông tin, tài liệu liên quan

Liệt kê các tài liệu (tên, tác giả, xuất xứ thời gian, nơi xuất bản hoặc nơi lưu giữ) có những thông tin, số liệu được sử dụng cho việc lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

3. Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

– Nêu tóm tắt về việc tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ cơ sở; trường hợp có thuê tư vấn thì nêu rõ tên đơn vị tư vấn kèm theo địa chỉ liên hệ, họ và tên người đứng đầu đơn vị tư vấn và phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).

– Danh sách những người trực tiếp tham gia lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, bao gồm người của cơ sở và của đơn vị tư vấn kèm theo chỉ dẫn về học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng người.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường chi tiết này).

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hộp thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

– Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

– Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở (sông, suối, ao, hồ và các vực nước khác; vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên khác; hệ thống giao thông thủy, bộ đi đến cơ sở; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các điểm dân cư, bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng và các đối tượng kinh tế – xã hội khác).

– Mô tả rõ vị trí xả nước thải của cơ sở và mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).

– Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.

1.4. Nguồn vốn đầu tư của cơ sở

– Tổng vốn đầu tư của cơ sở;

– Vốn đầu tư của cơ sở qua các giai đoạn;

– Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường của cơ sở.

1.5. Các hạng mục xây dựng của cơ sở

1.5.1. Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);

1.5.2. Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;

1.5.3. Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.

Cần liệt kê tất cả các hạng mục xây dựng kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng chỉ dẫn rõ ràng từng hạng mục, trong đó liệt kê các hạng mục đã xây dựng xong; các hạng mục đang và sẽ xây dựng kèm theo mô tả cách thức/công nghệ thi công, kinh phí đầu tư, khối lượng thi công, tiến độ thi công đối với từng hạng mục.

1.6. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

– Quy mô/công suất thiết kế tổng thể, thiết kế cho từng giai đoạn (nếu có) của cơ sở.

– Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; thời điểm dự kiến đóng cửa hoạt động của cơ sở (nếu có).

1.7. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở

Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ khối để minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).

1.8. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở

1.8.1. Máy móc, thiết bị

Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành với chỉ dẫn cụ thể về: tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu phần trăm).

1.8.2. Nguyên liệu, nhiên liệu

Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.8.3. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác

Nêu cụ thể khối lượng nước, lượng điện và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.9. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

– Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở đến thời điểm lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

– Lý do không thực hiện đúng các thủ tục về môi trường và phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

– Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về môi trường (nếu có). Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.

– Những tồn tại, khó khăn (nếu có).

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. Các nguồn chất thải

2.1.1. Nước thải

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg,tấn,m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Mô tả rõ và đánh giá từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế – xã hội

– Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;

– Mô tả và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

– Mô tả các vấn đề kinh tế – xã hội do cơ sở tạo ra (nếu có) liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng (đền bù/bồi thường tái định cư và các hoạt động khác liên quan đến việc giải phóng mặt bằng);

Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

– Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.

– Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).

– Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).

2.3. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:

– Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

– Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.

– Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường)

3.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa

3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom,lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

3.5. Các công trình, biện pháp và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Đối với từng công trình cần mô tả:

– Tiến độ thực hiện (nêu rõ tiến tiến độ thực hiện của từng hạng mục khi bắt đầu, hoàn thành).

– Kinh phí dự kiến.

– Trách nhiệm thực hiện.

– Thông số đo đạc, phân tích khi vận hành công trình (phải đảm bảo đủ các thông số đặc trưng cho chất thải của cơ sở và đã được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng).

– Các thiết bị quan trắc môi trường cho từng nguồn thải (nếu có).

CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1, 2, 3 dưới dạng bảng như sau:

Các hoạt động của cơ sở

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Trách nhiệm giám sát

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:

– Giám sát nước thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải với tần suất theo quy định; vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

– Giám sát chất thải rắn: giám sát khối lượng, chủng loại chất thải rắn phát sinh.

– Giám sát các vấn đề môi trường khác (nếu có) như: đa dạng sinh học, hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này.

Yêu cầu:

– Đối với giám sát chất thải: chỉ thực hiện giám sát các loại chất thải hoặc thông số có trong chất thải mà cơ sở phát thải ra môi trường;

– Việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện;

– Kết quả giám sát chất thải phải được đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

– Việc quan trắc liên tục, tự động nước thải và khí thải của cơ sở được thực hiện theo pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG 5. THAM VẤN Ý KIẾN VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

5.1. Văn bản của chủ cơ sở gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã

Ghi rõ số hiệu và ngày văn bản của chủ cơ sở gửi các Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.

5.2. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã

– Ghi rõ số hiệu và ngày của văn bản trả lời của từng Uỷ ban nhân dân cấp xã.

– Nêu tóm tắt những ý kiến chính của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đặc biệt lưu ý đến những ý kiến không tán thành, những đề xuất, những kiến nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

– Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã không có văn bản trả lời thì phải nêu rõ bằng chứng về việc chủ cơ sở đã gửi văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã (giấy biên nhận trực tiếp của cấp xã hoặc giấy biên nhận của bưu điện nơi gửi hoặc bằng chứng khác).

– Trường hợp phải tổ chức cuộc họp với đại diện cộng đồng dân cư trong xã để trình bày, đối thoại về nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết, cần nêu rõ các ý kiến, kiến nghị của cộng đồng.

5.3. Ý kiến phản hồi của chủ cơ sở

– Nhận xét về tính sát thực, khách quan của các ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với cơ sở.

– Tiếp thu, giải trình của chủ cơ sở đối với các ý kiến không tán thành, các đề xuất, các kiến nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã; trường hợp không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.

Các văn bản tham vấn ý kiến, giấy tờ là bằng chứng của chủ cơ sở; văn bản trả lời của Uỷ ban nhân dân cấp xã, các văn bản liên quan khác (nếu có) phải được sao và đính kèm ở phần phụ lục của đề án, chỉ dẫn rõ các bản sao này đã được đính kèm ở phụ lục cụ thể nào của đề án.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

– Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội;

– Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

– Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

– Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản liên quan

Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở

Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.3. Bản sao các văn bản về tham vấn ý kiến

Phụ lục 1.4. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.5. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)

Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)

Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.

 

PHỤ LỤC 4.

MẪU VĂN BẢN THAM VẤN Ý KIẾN CỦA CHỦ CƠ SỞ GỬI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VỀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……../……

V/v tham vấn ý kiến về đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã …(3) …

Thực hiện quy định pháp luật hiện hành, …(1)… xin gửi đến quý Ủy ban nội dung tóm tắt của đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)… để nghiên cứu và cho ý kiến.

Kính mong quý Ủy ban sớm có văn bản trả lời và gửi tới …(1)… theo địa chỉ sau đây:

 … (địa chỉ theo đường bưu điện)…

Thông tin liên hệ khác của chúng tôi:

  Số điện thoại: ………

  Hộp thư điện tử: ……..

  Số fax (nếu có): …….

Xin trân trọng cám ơn./.

 


Nơi nhận:

– Như trên;
– …(5) …
– Lưu.

…(4)…

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(2) Tên đầy đủ của cơ sở

(3) Tên xã hoặc đơn vị hành chính tương đương

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(5) Nơi nhận khác (nếu có)

 

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

(Kèm theo công văn số ……../…… ngày… tháng … năm …… của (1))

1. MÔ TẢ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ

1.1. Tên cơ sở, chủ cơ sở, nguồn vốn đầu tư của cơ sở.

1.2. Vị trí tại thôn, xã, huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

1.3. Loại hình sản xuất; loại hình công nghệ của cơ sở.

1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở.

1.5. Quy mô, công suất thiết kế tổng thể, công suất thiết kế cho từng giai đoạn (nếu có) của cơ sở; thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động.

1.6. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ của cơ sở.

1.7. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở.

2. TÓM TẮT CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

2.1. Tóm tắt về các loại chất thải phát sinh và công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.1.1. Nước thải và nước mưa

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế – xã hội

2.3. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

2.4. Khái quát về chương trình quản lý và giám sát môi trường của cơ sở

3. KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

3.1. Kiến nghị

Kiến nghị với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3.2. Cam kết

– Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

– Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC 5.

MẪU VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRẢ LỜI CHỦ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

UBND …(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……../……

V/v ý kiến về đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: …(3) ……………..…

Phúc đáp Văn bản số …………. ngày …. tháng ….năm …….của …(3)…, Uỷ ban nhân dân …(1)… xin có ý kiến như sau:

1. Về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của …(3)…

– Nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.

– Nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đối với chủ cơ sở liên quan đến việc cam kết thực hiện các biện pháp, giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của cơ sở đến môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội, sức khỏe cộng đồng và các kiến nghị khác có liên quan đến cơ sở (nếu có).

2. Kiến nghị đối với chủ cơ sở

Các kiến nghị của địa phương có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …(5) …
– Lưu.

…(4)…

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên xã hoặc đơn vị hành chính tương đương.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở.

(3) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(4) Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

(5) Nơi nhận khác (nếu có)

PHỤ LỤC 6.

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

… (1) …
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định
đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “…
(2) …”

… (3) …

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ… ngày … tháng … năm … của ………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

Căn cứ Thông tư số /2015/TT-BTNMT ngày tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Xét đề nghị của … (4) … tại Văn bản số … ngày … tháng … năm về việc đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “… (2) …”;

Theo đề nghị của … (5) …,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với “… (2) …” gồm các ông, bà có tên sau đây:

1. Ông/bà …, Trưởng đoàn;

2. Ông/bà …, Phó Trưởng đoàn (nếu có);

3. Ông/bà …, thành viên;

…..

….Ông/bà …, thành viên, thư ký;

Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của “… (2) …” làm căn cứ để thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Điều 3. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trước ngày … tháng … năm …

Điều 4. Chi phí cho hoạt động của đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc “… (1) …”, các ông, bà có tên trong Điều 1, chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của “… (2)…” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– …(6)…
– Lưu …

… (3) …

(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra

(2) Tên cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định

(4) Tên của cơ quan là chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

(5) Thủ trưởng cơ quan được giao trách nhiệm kiểm tra

(6) Nơi nhận khác (nếu có)

 

PHỤ LỤC 7.

MẪU BẢN NHẬN XÉT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

 

BẢN NHẬN XÉT

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

CỦA …………………………..

I. Người viết nhận xét

1. Họ và tên: …

2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …

3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail)

4. Chức danh trong đoàn kiểm tra: …..

II. Nhận xét về nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết

1. Những nội dung đạt yêu cầu: (nhận xét chung về những ưu điểm, những mặt tích cực của nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết)

2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của đề án)

3. Những nhận xét khác:

III. Kết quả kiểm tra thực tế

1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

4. Các biện pháp chống ồn, rung

5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

IV. Kết luận và đề nghị:

(trong đó cần nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua)

 

(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày… tháng … năm…
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký, ghi họ tên)

 

PHỤ LỤC 8.

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA PHỤC VỤ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

– Đoàn kiểm tra theo Quyết định số …/QĐ-… ngày tháng … năm 20..… của (1)về việc kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với (2),

– Thời gian kiểm tra: từ … giờ … ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm …

Tên cơ sở:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                 Fax:

I. Thành phần Đoàn kiểm tra:(ghi đầy đủ họ tên tất cả các thành viên có mặt)

II. Đại diện cơ sở …(2)…: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)

III. Nội dung kiểm tra

– Kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường của (2) theo quy định của pháp luật, làm căn cứ để thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Lấy mẫu kiểm chứng số liệu về các nguồn chất thải của cơ sở (nếu có).

IV. Nhận xét: Nhận xét chi tiết về tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, cụ thể:

1. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

1.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

1.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

1.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

1.4. Các biện pháp chống ồn, rung

1.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

1.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

2. Việc lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có)

V. Ý kiến của các thành viên trong đoàn kiểm tra

VI. Kết luận:

1. Các kết quả đạt được

2.Các tồn tại về hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết

3. Các tồn tại về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

4. Các yêu cầu cần phải thực hiện

VII. Ý kiến của chủ cơ sở

Biên bản được lập vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe.

 

Chủ cơ sở
(Ký, ghi họ tên, chức vụ)

Thư ký đoàn kiểm tra

(Ký, ghi họ tên)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra

(2) Tên cơ sở

(*) Trưởng đoàn kiểm tra và chủ cơ sở ký nháy vào góc dưới phía trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).

 

PHỤ LỤC 9.

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…/…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)…

…(3)…

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số/2015/TT-BTNMT ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Căn cứ …(4)…;

Căn cứ Quyết định/Văn bản số … ngày … tháng … năm … của …(3)… về việc ủy quyền/nhiệm cho …(5)… ký quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (nếu có ủy quyền);

Căn cứ Biên bản kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết của…(2)…;

Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường chi tiết của …(2)… đã được hoàn chỉnh gửi kèm Văn bản số… ngày… tháng… năm… của …(6)…;

Xét đề nghị của …(7)…,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi là Đề án) của …(2)… (sau đây gọi là Cơ sở) được lập bởi …(6)… (sau đây gọi là Chủ cơ sở) với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Vị trí, quy mô/công suất hoạt động:

1.1. Vị trí của cơ sở

1.2. Quy mô/công suất hoạt động của cơ sở

2. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở:

2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp, biện pháp, cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án.

2.2. Phải đảm bảo các chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường.

2.3. Phải hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo các thời hạn như sau:

– Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…

– Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…

– Công trình/biện pháp….., thời hạn hoàn thành trước ngày…

2.4. Đến thời điểm yêu cầu hoàn thành từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, hoàn thành toàn bộ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, báo cáo về kết quả thực hiện đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(các mục 2.3, 2.4 chỉ áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường)

3. Các điều kiện kèm theo (nếu có):

Điều 2. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi so với nội dung đề án chi tiết đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải có văn bản báo cáo với …(1)… và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 


Nơi nhận:
– Chủ cơ sở;
– …(9)…
– Lưu …

…(8)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan thẩm quyền phê duyệt

(2) Tên đầy đủ của cơ sở

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm quyền phê duyệt

(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

(5) Họ, tên và chức danh của người được ủy quyền (trường hợp có văn bản ủy quyền)

(6) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở

(7) Thủ trưởng cơ quan thẩm định

(8) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm quyền phê duyệt

(9) Nơi nhận theo quy định tương ứng tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

 

PHỤ LỤC 10.

MẪU XÁC NHẬN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

Phụ lục 10a. Mẫu xác nhận đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

 

…(1)…xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết này đã được phê duyệt bởi Quyết định số… ngày… tháng… năm … của …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…
Thủtrưởng cơ quan xác nhận
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan phê duyệt đề án hoặc cơ quan thẩm định khi được ủy quyền

(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt

 

Phụ lục 10b. Mẫu xác nhận đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

 

 

…(1)…xác nhận: Đề án bảo vệ môi trường đơn giản này đã được cấp giấy xác nhận đăng ký số… ngày… tháng… năm … của …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…
Thủtrưởng cơ quan xác nhận
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan xác nhận đề án hoặc cơ quan thường trực xác nhận khi được ủy quyền

(2) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan xác nhận

 

PHỤ LỤC 11.

MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: … (2) …

 

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

của …(3)…

 

1. Thông tin chung về cơ sở:

Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………….

Điện thoại:………… Fax: ………… E-mail:………………………….

Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày … tháng … năm …. của …

2. Các công trình/biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở đã hoàn thành

2.1. Công trình/biện pháp đã hoàn thành …Ngày hoàn thành…, Ngày đi vào vận hành…

2.2. Công trình/biện pháp đã hoàn thành …Ngày hoàn thành…, Ngày đi vào vận hành…

3. Kết quả quan trắc, phân tích các thông số đặc trưng khi vận hành công trình/biện pháp bảo vệ môi trường

 (phải đảm bảo đủ các thông số đặc trưng cho chất thải của cơ sở và đã được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng).

4. Các nội dung thay đổi so với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt(nếu có)

4. Hồ sơ kèm theo báo cáo (nếu có)

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …

 

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chủ Cơ sở

2) Tên cơ quan thẩm định

(3) Tên của Cơ sở

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.

 

PHỤ LỤC 12.

MẪU CÔNG VĂN BÁO CÁO HOÀN THÀNH TOÀN BỘ CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(1)
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …

V/v báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án BVMT chi tiết của…(3)…

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: …(2)…

Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………….

Địa điểm thực hiện: ………………………………………………

Điện thoại:………… Fax: ………… E-mail:………………………….

Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày … tháng … năm …. của …(2)…

Đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo các nội dung tại Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, gồm có:

1…

2…

Xin gửi đến quý …(2)… hồ sơ gồm:

– Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được (4) phê duyệt;

– Bẩy (07) bản báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu được đưa ra trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Nơi nhận:
– Như trên;
– …
– Lưu:…

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp/chủ cơ sở

(2) Tên cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

(3) Tên đầy đủ của cơ sở;

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.

BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

của Cơ sở (3)

1. Thông tin chung về cơ sở:

Tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………….

Địa điểm thực hiện: ………………………………………………

Điện thoại:………… Fax: ………… E-mail:………………………….

Quyết định phê đề án bảo vệ môi trường chi tiết số … ngày … tháng … năm …. của …

2. Các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đã hoàn thành

2.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.1.1. Mạng lưới thu gom nước thải và nước mưa

(cần mô tả rõ các thông số kỹ thuật của mạng lưới thu gom nước thải, nước mưa; vị trí của các công trình này kèm theo sơ đồ minh họa và thiết kế kỹ thuật)

2.1.2. Công trình xử lý nước thải và nước mưa đã được xây lắp, cải tạo:

(cần mô tả rõ quy trình công nghệ, quy mô công suất, các thông số kỹ thuật của công trình, các thiết bị đã được xây lắp, cải tạo)

(Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm))

2.1.3. Kết quả vận hành công trình xử lý nước thải và nước mưa

(cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: thời gian, phương pháp, khối lượng mẫu giả định được tạo lập (nếu có); thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)

Kết quả vận hành công trình xử lý nước thải, nước mưa được trình bày theo mẫu bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đối chiếu.

Lưu lượng thải

(Đơn vị tính)

Thông số ô nhiễm đặc trưng(*) của cơ sở

Thông số A

(Đơn vị tính)

Thông số B

(Đơn vị tính)

v.v…

 

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Lần 1
TCVN/QCVN……….

Ghi chú:

(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng của cơ sở là những thông số ô nhiễm do cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra.

2.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

(Làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ cơ sở tự xử lý)

(Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án). sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành)

2.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

(cần liệt kê đầy đủ các công trình; biện pháp xử lý bụi, khí thải đã được xây lắp; nguồn gốc và hiệu quả xử lý của các thiết bị xử lý bụi, khí thải chính đã được lắp đặt; kết quả vận hành các công trình xử lý bụi, khí thải và thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải (trừ cột trước khi xử lý).

2.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.5.Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

– Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

Lưu ý: Trong trường hợp chủ cơ sở có điều chỉnh, thay đổi các công trình biện pháp bảo vệ môi trường so với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt thì phải giải trình và kèm theo văn bản đồng ý/cho phép của cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

3. Hồ sơ kèm theo báo cáo

Chúng tôi xin gửi những hồ sơ, tài liệu có liên quan được đóng thành tập gửi theo báo cáo này gồm:

– Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được (4) phê duyệt;

– Bẩy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở; Kèm theo các Phụ lục sau đây: (tùy loại hình cơ sở mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):

+ Hồ sơ bản vẽ hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường (trường hợp chưa có bản vẽ hoàn công, có thể cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trường hợp chỉ có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cần nêu rõ đã thực hiện đúng như hồ sơ thiết kế kỹ thuật hay không. Nếu có sai khác cần chỉ rõ);

+ Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

+ Các phiếu lấy mẫu và kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

+ Biên bản nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường với đơn vị có chức năng (đối với trường hợp cơ sở có phát sinh chất thải rắn thông thường trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải rắn thông thường);

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng, kèm theo văn bản chứng minh chức năng của đơn vị đó (đối với trường hợp cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải nguy hại);

+ Hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận về việc đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải (đối với trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và có phát sinh nước thải trong giai đoạn vận hành);

+ Quyết định phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu; văn bản chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cấp cho cơ sở (đối với trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải có các loại văn bản này theo quy định của pháp luật).

4. Chương trình giám sát môi trường

Trên cơ sở chương trình giám sát môi trường trong đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt, chủ cơ sở rà soát những nội dung bất cập và chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình giám sát môi trường cho phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở.

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

PHỤ LỤC 13.

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

…(1)…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …../…..

V/v xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

Kính gửi: …(3)…

…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, xin gửi đến …(3)… ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…

Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.

Kính đề nghị quý (3) sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản này.

Xin trân trọng cám ơn./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …(6)…
– Lưu …

…(5)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở.

(3) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện

(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(6) Nơi nhận khác (nếu có).

PHỤ LỤC 14.

BÌA, PHỤ BÌA, CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phụ lục 14a. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ – nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

của …(1)…

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

(Địa danh), Tháng… năm…

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

MỞ ĐẦU

– Cơ sở được thành lập theo quyết định của ai/cấp nào, số và ngày của văn bản hay quyết định thành lập; số và ngày của văn bản đăng ký đầu tư (nếu có); số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư (nếu có); các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này).

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên của cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường này).

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

– Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.

– Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở.

– Chỉ dẫn địa điểm đang và sẽ xả nước thải của cơ sở và chỉ dẫn mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).

– Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.

1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở

– Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);

– Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;

– Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.

1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

– Quy mô/công suất.

– Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; dự kiến đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động (đối với cơ sở quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này).

1.6. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở

Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).

1.7. Máy móc, thiết bị

Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành; đang và sẽ lắp đặt (đối với cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này) với chỉ dẫn cụ thể về: Tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu).

1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: Tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

Nêu cụ thể khối lượng điện, nước và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

– Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động.

– Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây.

– Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường (nếu có).

– Những tồn tại, khó khăn (nếu có).

Yêu cầu: Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1. Các nguồn phát sinh chất thải

2.1.1. Nước thải

2.1.2. Chất thải rắn thông thường

2.1.3. Chất thải nguy hại

2.1.4. Khí thải

Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg, tấn, m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Mô tả rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.

2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế – xã hội

– Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;

Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

– Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.

– Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).

– Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).

2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa

2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải

2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung

2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:

– Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).

– Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.

– Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).

– Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải

– Biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

– Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác

Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiểu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.3. Kế hoạch giám sát môi trường

– Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm đặc trưng có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho cơ sở, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ cơ sở giám sát nước thải đối với cơ sở có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

– Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu:

– Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.

– Đối với đối tượng lập lại đề án bảo vệ môi trường, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

– Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.

– Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải kết luận rõ:

– Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội;

– Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

– Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

– Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các văn bản liên quan

Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở

Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.3. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)

Phụ lục 1.4. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)

Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)

Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng.

Phụ lục 14b. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở có quy mô hộ gia đình

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ – nếu có)

(TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

của …(1)…

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (2)

(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)

(Địa danh), Tháng… năm…

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở

(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

– Cơ sở được thành lập trên cơ sở giấy phép kinh doanh/đăng ký hộ kinh doanh nào, số và ngày của văn bản đó (nếu có, sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục).

– Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này).

Phần 1. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ

1.1. Tên của cơ sở

Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở

1.2. Chủ cơ sở

Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

Nêu cụ thể vị trí thuộc địa lý của cơ sở

1.4. Quy mô/công suất, quy trình sản xuất và thời gian hoạt động của cơ sở

– Quy mô/công suất.

– Quy trình sản xuất của cơ sở.

– Thời gian bắt đầu hoạt động, thời gian hoạt động trong năm (đối với các loại hình hoạt động theo mùa vụ).

Phần 2. NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường

2.2. Nguồn chất thải lỏng

2.3. Nguồn chất thải khí

2.4. Nguồn chất thải nguy hại (nếu có)

Đối với các loại chất thải rắn, lỏng và khí:Liệt kê nguồn phát sinh chất thải, tổng lượng/lưu lượng thải (kg,tấn,m3) của từng nguồn và của cả cơ sở trong một ngày đêm (24 giờ); biện pháp quản lý, xử lý.

2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

Liệt kê các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung, mức độ; biện pháp xử lý.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

– Về tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý các nguồn chất thải của cơ sở.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.

3. Cam kết

– Cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải.

– Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở.

– Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.

PHỤ LỤC

– Các văn bản liên quan.

– Các hình vẽ, hình ảnh (nếu có).

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng

PHỤ LỤC

MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

UBND…(1)….
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…../…..

(Địa danh), ngày… tháng … năm …..

GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

của … (2) …

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số… /2015/TT-BTNMT ngày…tháng…năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

Căn cứ …(3)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

Xét nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)… kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của …(4)…,

… (1) …

XÁC NHẬN:

Điều 1. Bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là Đề án) của …(2)… (sau đây gọi là Cơ sở) do …(4)… lập (sau đây gọi là Chủ cơ sở) đã được đăng ký tại …(1)…

Điều 2. Chủ cơ sở có trách nhiệm:

2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường đề ra trong đề án; đảm bảo các chất thải và các vấn đề môi trường khác được quản lý, xử lý đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2. … (nếu có yêu cầu khác)

Điều 3. Giấy xác nhận này có giá trị kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– … (6) …
– Lưu …

…(5)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

(2) Tên đầy đủ của cơ sở.

(3) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1)…

(4) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.

(5) Đại diện có thẩm quyền của (1).

(6) Nơi nhận khác (nếu có).

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1a. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 1b. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 2. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 3. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 4. Mẫu văn bản tham vấn ý kiến của chủ cơ sở gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 5. Mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời chủ cơ sở

Phụ lục 6. Mẫu quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 7. Mẫu bản nhận xét đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 8. Mẫu biên bản kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 9. Mẫu quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 10. Mẫu xác nhận đề án

Phụ lục 10a. Mẫu xác nhận đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 10b. Mẫu xác nhận đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 11. Mẫu báo cáo thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 12. Mẫu công văn báo cáo hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phụ lục 13. Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 14. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Phụ lục 14a. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Phụ lục 14b. Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở có quy mô hộ gia đình

Phụ lục 15. Mẫu giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

The post Thông tư 26/2015 hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-lap-de-an-bao-ve-moi-truong-chi-tiet.html/feed/ 0 1305
Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định ĐMC, ĐTM, kế hoạch BVMT http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-18-2015-nd-cp-quy-dinh-dmc-dtm-ke-hoach-bvmt.html http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-18-2015-nd-cp-quy-dinh-dmc-dtm-ke-hoach-bvmt.html#respond Sat, 28 Feb 2015 22:16:41 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=1207 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường gọi ngay 0917330133. CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do […]

The post Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định ĐMC, ĐTM, kế hoạch BVMT appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường gọi ngay 0917330133.

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 18/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương II

QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 3. Lập quy hoạch bảo vệ môi trường

  1. Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai (02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
  2. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:
  3. a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;
  4. b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;
  5. c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;
  6. d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;

đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước;

  1. e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;
  2. g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;
  3. h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó với biến đổi khí hậu;
  4. i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;
  5. k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;
  6. l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.
  7. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội với nội dung sau đây:
  8. a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch;
  9. b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch, trong đó các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
  10. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng đề cương, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
  11. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường phải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức được tham vấn; lập hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường để thẩm định.

Điều 4. Thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường

  1. Việc thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
  2. a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập.

Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, hai (02) Ủy viên phản biện, một (01) Ủy viên thư ký và một số Ủy viên, trong đó có đại diện của các cơ quan cùng cấp với cấp độ quy hoạch từ các ngành: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư và các ngành khác có liên quan;

  1. b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định đồng thời với việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh.
  2. Hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng quy định như sau:
  3. a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
  4. b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng gồm văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng.
  5. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định; các hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường thực hiện, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  6. Cơ quan thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành các hoạt động sau đây để hỗ trợ hội đồng thẩm định:
  7. a) Lấy ý kiến phản biện độc lập của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường;
  8. b) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo chuyên đề liên quan đến nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường.
  9. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ môi trường.

Điều 5. Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

  1. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm hoàn chỉnh nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, gồm:
  3. a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo quá trình lập, thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
  4. b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý;
  5. c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên, các chỉ tiêu môi trường, nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc

Điều 6. Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

  1. Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng, hồ sơ đề nghị phê duyệt gồm:
  2. a) Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo quá trình lập, thẩm định và tiếp thu các ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
  3. b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
  4. c) Ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
  5. d) Dự thảo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh, các chỉ tiêu môi trường, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên, nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
  6. Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường.

Điều 7. Công khai thông tin về quy hoạch bảo vệ môi trường

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành;
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh đến các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
  4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.

Chương III

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 8. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

  1. Đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
  2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
  3. a) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại các Điều 14 và Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường;
  4. b) Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (xác định theo thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch) quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường.
  5. Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chịu trách nhiệm trước cơ quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
  6. Đối với trường hợp điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và điều chỉnh theo hướng không làm gia tăng hoặc làm gia tăng không đáng kể tác động xấu đến môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ lập hồ sơ điều chỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo xin ý kiến xem xét thay cho việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
  7. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 9. Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

  1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức dịch vụ tư vấn khi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải bảo đảm các điều kiện dưới đây:
  2. a) Có cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này;
  3. b) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá môi trường chiến lược; trường hợp không có phòng thí nghiệm các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
  4. Cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.
  5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 10. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập với ít nhất chín (09) thành viên.

Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá môi trường chiến lược.

  1. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đưa ra ý kiến thẩm định. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định.
  2. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có thể được thực hiện bổ sung các hoạt động sau đây:
  3. a) Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận;
  4. b) Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
  5. c) Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan;
  6. d) Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.
  7. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và thông báo kết quả cho cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn quy định như sau:
  8. a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đối tượng thuộc các mục 1, 2, 3, 4, 5.1 và 6 Phụ lục I Nghị định này;
  9. b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đối tượng thuộc mục 5.2 Phụ lục I Nghị định này.

Điều 11. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoàn chỉnh trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định.
  2. Cơ quan thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm xem xét toàn diện, khách quan những ý kiến, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  3. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải thể hiện được quá trình thẩm định, kết quả đạt được và những tồn tại cơ bản của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, những đề xuất, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để cấp có thẩm quyền làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  4. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Chương IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 12. Thực hiện đánh giá tác động môi trường

  1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
  2. Chủ dự án của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  3. Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  4. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.
  5. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:
  6. a) Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến;
  7. b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.
  8. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng.
  9. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chuyên ngành.

Điều 13. Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

  1. Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện dưới đây:
  2. a) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này;
  3. b) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;
  4. c) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
  5. Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành.
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường.

Điều 14. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
  2. a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
  3. b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
  4. c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
  5. d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
  6. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
  7. a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  8. b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
  9. c) Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời gian thẩm định.
  10. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên.

Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.

  1. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định.
  2. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiết phải thông qua hội đồng thẩm định.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng ban quản lý các khu công nghiệp; hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 15. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình triển khai thực hiện có một trong những thay đổi dưới đây phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:
  2. a) Có những thay đổi quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
  3. b) Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định này;
  4. c) Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng;
  5. d) Theo đề nghị của chủ dự án.
  6. Chủ dự án chỉ được thực hiện những thay đổi nêu tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  7. Việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.

Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

  1. Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường.
  4. Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  5. Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
  6. Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nếu có) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn, việc báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án.
  7. Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến phạm vi, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 17. Kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

  1. Việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được tiến hành thông qua đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền thành lập.
  2. Thời hạn cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định như sau:
  3. a) Không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp không cần tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng;
  4. b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp phải lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng.
  5. Trong thời hạn được nêu tại các Khoản 2 Điều này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, phục vụ giai đoạn vận hành dự án; trường hợp chưa cấp phải có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do.
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm tra; biểu mẫu các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Chương V

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 18. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

  1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
  2. a) Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
  3. b) Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
  4. Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
  5. Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.
  6. Đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định này không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Điều 19. Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

  1. Trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
  2. a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường;
  3. b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này;
  4. c) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản;
  5. d) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.
  6. Thời hạn xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tai Khoản 3 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường.
  7. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
  8. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.
  9. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu của hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và việc ủy quyền xác nhận cho ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Chế độ tài chính đối với công tác quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường

  1. Chi phí xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hoặc nguồn vốn khác nếu có.
  2. Chế độ tài chính cho công tác đánh giá môi trường chiến lược quy định như sau:
  3. a) Chi phí thực hiện đánh giá môi trường chiến lược bố trí trong kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hoặc nguồn vốn khác nếu có;
  4. b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
  5. Chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
  6. a) Chi phí thực hiện đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư dự án;
  7. b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  8. c) Chi phí cho hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
  9. Chế độ tài chính cho việc lập và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
  10. a) Chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
  11. b) Chi phí cho hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
  12. Chế độ tài chính cho việc lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định như sau:
  13. a) Chi phí lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản bố trí từ nguồn vốn của chủ dự án, chủ cơ sở;
  14. b) Chủ dự án, chủ cơ sở chưa nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải nộp chi phí để thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết tương đương mức phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết; chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết được thực hiện như đối với phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  15. c) Chi phí cho hoạt động kiểm tra việc hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
  16. Trách nhiệm hướng dẫn:
  17. a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các Khoản 1, Khoản 2, các Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4, các Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;
  18. b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều này đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều 21. Chế độ báo cáo

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 01 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của năm trước đó trên địa bàn mình quản lý.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó trên địa bàn mình quản lý.
  3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
  4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về nội dung, hình thức các loại báo cáo quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; báo cáo đánh giá tác động môi trường; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
  2. Đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì trong thời hạn tối đa là ba mươi sáu (36) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau đây:
  3. a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
  4. b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 để đăng ký.
  5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết và việc lập, đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
  2. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
  2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)

1 Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế
2 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
3 Chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia phát triển hệ thống các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
4 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến môi trường
4.1 Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia
4.1.1 Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia về công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch, y tế
4.1.2 Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành điện, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy; công nghiệp hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may; xi măng; thép; thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
4.1.3 Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, chăn nuôi
4.1.4 Chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, cảng, hàng không
4.1.5 Chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị; quy hoạch vật liệu xây dựng
4.1.6 Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, sân golf
4.1.7 Chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh
4.2 Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên tỉnh, vùng
4.2.1 Quy hoạch phát triển thủy sản
4.2.2 Quy hoạch phát triển thủy lợi
4.2.3 Quy hoạch phát triển thủy điện
4.2.4 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
4.2.5 Quy hoạch chung các đô thị
4.2.6 Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản
4.2.7 Quy hoạch sử dụng đất
4.2.8 Quy hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường biển
5 Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
5.1 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trước thời điểm điều chỉnh
5.2 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này tiềm ẩn tác động xấu đến môi trường do thực hiện phương án điều chỉnh
6 Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)

TT Dự án Quy mô Đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
(1) (2) (3) (4)
1. Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Tất cả Xác định theo các dự án cụ thể của Danh mục này
2. Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia; Tất cả Xác định theo các dự án cụ thể của Danh mục này
Dự án làm mất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa Từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

Từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên;

Từ 50 ha trở lên đối với các loại rừng khác;

Từ 5 ha trở lên đối với đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.

Nhóm các dự án về xây dựng
3. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu dân cư Có diện tích từ 5 ha trở lên Không
4. Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư; nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ Có chiều dài công trình từ 10 km trở lên đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư;

Có diện tích khu vực nạo vét từ 5 ha đối với các dự án nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ hoặc có tổng khối lượng nạo vét từ 50.000 m³ trở lên

Không
5. Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác Tất cả Tất cả
6. Dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại Có diện tích sàn từ 10.000 m2 trở lên Không
7. Dự án xây dựng chợ hạng 1, 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn Tất cả Không
8. Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác Từ 50 giường trở lên Tất cả
9. Dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, khu dân cư Cơ sở lưu trú du lịch từ 50 phòng trở lên;

Khu dân cư cho 500 người sử dụng hoặc 100 hộ trở lên

Không
10. Dự án xây dựng khu du lịch; khu thể thao, vui chơi giải trí, sân golf Có diện tích từ 10 ha trở lên Không
11. Dự án xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng Có diện tích từ 20 ha trở lên đối với nghĩa trang;

Tất cả đối với hỏa táng

Không
12. Dự án xây dựng trung tâm huấn luyện quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng, kho tàng quân sự, khu kinh tế quốc phòng Tất cả Không
13. Dự án xây dựng có lấn biển Có chiều dài đường bao ven biển từ 1.000 m trở lên hoặc diện tích lấn biển từ 5 ha trở lên Không
Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng
14. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, sản xuất clinke Tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng;

Sản xuất clinke công suất từ 100.000 tấn clinke/năm trở lên

Tất cả
15. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch, ngói, tấm lợp fibro xi măng Công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên hoặc 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở lên Tất cả
16. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại Công suất từ 500.000 m2/năm trở lên Tất cả
17. Dự án cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng khác Công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
18. Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng, bê tông thương phẩm và các loại Công suất từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên Không
Nhóm các dự án về giao thông
19. Dự án xây dựng công trình giao thông ngầm, cáp treo Tất cả đối với công trình giao thông ngầm; cáp treo có chiều dài từ 500 m trở lên Không
20. Dự án xây dựng đường ôtô cao tốc, đường ôtô từ cấp I đến cấp III, đường cấp IV miền núi; đường sắt, đường sắt trên cao Tất cả đối với đường ôtô cao tốc, đường ôtô từ cấp I đến cấp III; đường sắt, đường sắt trên cao;

Từ 50 km trở lên đối với đường cấp IV miền núi

Không
21. Dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay (đường cất hạ cánh, nhà ga hàng hóa, nhà ga hành khách) Tất cả đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách;

Nhà ga hàng hóa có công suất từ 200.000 tấn hàng hóa/năm trở lên

Không
22. Dự án xây dựng cầu đường bộ, cầu đường sắt Chiều dài từ 500 m trở lên (không kể đường dẫn) Không
23. Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển; khu neo đậu tránh trú bão; dự án nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa Cảng sông, cảng biển tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên;

Khu neo đậu tránh trú bão tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên;

Nạo vét với khối lượng từ 50.000 m³/năm trở lên

Không
24. Dự án xây dựng bến xe khách, nhà ga đường sắt Diện tích sử dụng đất từ 5 ha trở lên Không
Nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ
25. Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân; dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nhiệt điện Tất cả Tất cả
26. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ Tất cả các trường hợp có phát sinh chất thải phóng xạ trên ngưỡng miễn trừ cho phép Không
27. Dự án xây dựng nhà máy phong điện, quang điện, thủy điện Trên diện tích từ 100 ha trở lên đối với nhà máy phong điện, quang điện;

Có dung tích hồ chứa từ 100.000 m³ nước trở lên hoặc công suất từ 10 MW trở lên đối với nhà máy thủy điện

Không
28. Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện; trạm điện Tuyến đường dây tải điện từ 110 kV trở lên;

Trạm điện công suất 500 kV

Không
29. Dự án sản xuất, gia công các thiết bị điện, điện tử và các linh kiện điện tử Công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên đối với thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử;

Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với thiết bị điện

Tất cả các dự án có công đoạn xi mạ
Nhóm các dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt
30. Dự án xây dựng công trình hồ chứa nước Dung tích hồ chứa từ 100.000 m³ nước trở lên Không
31. Dự án xây dựng công trình tưới, cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp Tưới, tiêu thoát nước, cấp nước cho diện tích từ 500 ha trở lên Không
32. Dự án đê, kè bờ sông, bờ biển Có chiều dài từ 1.000 m trở lên Không
33. Dự án khai thác rừng Khai thác rừng diện tích từ 200 ha trở lên đối với rừng trồng là rừng sản xuất áp dụng phương thức chặt trắng, có lô thiết kế khai thác diện tích tập trung;

Khai thác rừng tự nhiên từ 50 ha trở lên là rừng sản xuất áp dụng phương thức chặt trắng với diện tích tập trung

Không
34. Dự án vùng trồng cây công nghiệp; vùng trồng cây thức ăn gia súc; vùng trồng cây dược liệu; vùng trồng rau, hoa tập trung Diện tích từ 50 ha trở lên Không
Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
35. Dự án khai thác cát, sỏi, vật liệu san lấp mặt bằng Khai thác cát, sỏi quy mô từ 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên;

Khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên

Không
36. Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hóa chất chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp) Có khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 50.000 m³ nguyên khai/năm trở lên;

Có tổng khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 1.000.000 m³ nguyên khối trở lên

Tất cả
37. Dự án thăm dò đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ; dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng hóa chất độc hại hoặc vật liệu nổ công nghiệp; dự án chế biến, tinh chế kim loại màu, kim loại phóng xạ, đất hiếm Tất cả Tất cả, trừ các dự án thăm dò
38. Dự án chế biến khoáng sản rắn không sử dụng hóa chất độc hại Công suất từ 50.000 m³ sản phẩm/năm trở lên;

Có tổng lượng đất đá thải ra từ 500.000 m³/năm trở lên

Tất cả
39. Dự án khai thác nước cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt Công suất khai thác từ 3.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước dưới đất;

Công suất khai thác từ 50.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước mặt

Không
40. Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) Công suất khai thác từ 200 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng để đóng chai;

Công suất khai thác từ 500 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng cho mục đích khác

Không
41. Dự án tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
Nhóm các dự án về dầu khí
42. Dự án khai thác dầu, khí Tất cả Tất cả
43. Dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí; dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí; dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí Tất cả các dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), cơ sở sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên; tuyến đường ống dẫn dầu, khí có chiều dài từ 20 km trở lên;

Tất cả các dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí

Tất cả các dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu, sản xuất sản phẩm hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn)
44. Dự án xây dựng kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Có dung tích chứa từ 200 m³ trở lên Không
Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải
45. Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại Tất cả đối với chất thải nguy hại;

Công suất từ 10 tấn/ngày trở lên đối với chất thải rắn thông thường

Thực hiện theo quy định về quản lý chất thải và phế liệu
46. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung hoặc nước thải công nghiệp tập trung Tất cả Không
Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim
47. Dự án xây dựng nhà máy luyện kim Tất cả đối với dự án có sử dụng nguyên liệu là phế liệu;

Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sử dụng nguyên liệu khác

Tất cả
48. Dự án xây dựng cơ sở cán, kéo kim loại Công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Không
49. Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy Cho tàu có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên Tất cả
50. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa, công-ten-nơ, rơ móc Có năng lực sản xuất từ 500 công-ten-nơ, rơ móc/năm trở lên;

Có năng lực sửa chữa từ 2.500 công-ten-nơ, rơ móc/năm trở lên

Không
51. Dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe Tất cả Không
52. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp xe máy, ô tô Công suất từ 5.000 xe máy/năm trở lên;

Công suất từ 500 ô tô/năm trở lên

Tất cả các dự án có công đoạn xi mạ
53. Dự án xây dựng cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Không
54. Dự án xây dựng cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
55. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình Công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Không
56. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự Tất cả Tất cả
Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
57. Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên Công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên Không
58. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép Công suất từ 100.000 m2/năm trở lên Tất cả
59. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ Có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên Không
60. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên Tất cả
61. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên Tất cả
Nhóm các dự án sản xuất, chế biến thực phẩm
62. Dự án xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
63. Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên; 3.000 gia cầm/ngày trở lên Tất cả
64. Dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
65. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường Công suất từ 10.000 tấn đường/năm trở lên Tất cả
66. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất cồn, rượu Công suất từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên Tất cả
67. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát Công suất từ 10.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên Tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia
68. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột ngọt Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
69. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sữa Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
70. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
71. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bánh, kẹo Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
72. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai Công suất từ 2.000 m³ nước/năm trở lên Không
Nhóm các dự án chế biến nông sản
73. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc lá điếu, cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá Công suất từ 100.000.000 điếu/năm trở lên;

Công suất từ 1.000 tấn nguyên liệu/năm trở lên

Tất cả đối với dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc lá điếu
74. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến nông, sản, tinh bột các loại Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến khô;

Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến ướt

Tất cả
75. Dự án xây dựng cơ sở chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến khô;

Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến ướt

Tất cả các dự án sử dụng công nghệ chế biến ướt có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
76. Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
77. Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên Không
78. Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung Có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên đối với gia súc, gia cầm;

Có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên đối với động vật hoang dã

Tất cả các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên
Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
79. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
80. Dự án xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón Kho từ 500 tấn trở lên đối với thuốc bảo vệ thực vật, 5.000 tấn đối với phân bón Không
81. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Tất cả Tất cả
82. Dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên Không
83. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
84. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú y; dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) Tất cả đối với sản xuất vắc xin;

Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) và dược phẩm khác

Tất cả
85. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên Không
86. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
87. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
88. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
89. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ Tất cả Tất cả
90. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định; kho chứa hóa chất Tất cả đối với cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp, kho chứa thuốc nổ cố định từ 5 tấn trở lên;

Từ 500 tấn trở lên đối với kho chứa hóa chất

Tất cả
91. Dự án xây dựng vùng sản xuất muối từ nước biển Diện tích từ 100 ha trở lên Không
Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm
92. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
93. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát tông từ bột giấy hoặc phế liệu Công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
94. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất văn phòng phẩm Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc
95. Dự án xây dựng cơ sở nhuộm, dệt có nhuộm Tất cả Tất cả
96. Dự án xây dựng cơ sở dệt không nhuộm Công suất từ 10.000.000 m2 vải/năm trở lên Không
97. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may Công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên nếu có công đoạn giặt tẩy;

Công suất từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên nếu không có công đoạn giặt tẩy

Tất cả các dự án có công đoạn giặt tẩy
98. Dự án xây dựng cơ sở giặt là công nghiệp Công suất từ 50,000 sản phẩm/năm trở lên Tất cả
99. Dự án sản xuất sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
Nhóm các dự án khác
100. Dự án xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu Tất cả Tất cả
101. Dự án xây dựng cơ sở chế biến cao su, mủ cao su Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
102. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế Công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên Tất cả
103. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giầy dép Công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên Không
104. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất săm lốp cao su các loại Công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên đối với sản xuất săm lốp cao su ô tô, máy kéo; từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên đối với xe đạp, xe máy Tất cả
105. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in khác Công suất từ 500 tấn mực in và từ 1.000 sản phẩm/năm trở lên đối với các vật liệu ngành in khác Tất cả
106. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy, pin Công suất từ 50.000 KWh/năm trở lên hoặc từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên Tất cả
107. Dự án xây dựng cơ sở thuộc da Tất cả Tất cả
108. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp Công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên Không
109. Dự án di dân tái định cư Từ 300 hộ trở lên Không
110. Dự án bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, phế liệu Từ 1 ha trở lên Tất cả
111. Dự án không thuộc danh mục từ 1 đến 110 có tổng lượng nước thải công nghiệp từ 500 m³/ngày đêm trở lên hoặc từ 200.000 m³ khí thải/giờ hoặc 5 tấn chất thải rắn/ngày đêm trở lên Tất cả Tất cả
112. Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất Có quy mô, công suất tới mức tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 110 Xác định theo dự án cụ thể của Danh mục này
113. Dự án có hạng mục với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án thứ tự từ 1 đến 110 của Phụ lục này Tất cả Xác định theo dự án cụ thể của Danh mục này

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THUỘC TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)

  1. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
  2. Dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; dự án có sử dụng từ 1 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia; từ 5 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia; từ 10 ha đất trở lên của khu dự trữ sinh quyển.
  3. Dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất từ 600 MW trở lên; dự án xây dựng nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m³ nước trở lên.
  4. Dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên; dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên, đất rừng tự nhiên từ 100 ha trở lên; dự án có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên.
  5. Dự án xây dựng nhà máy lọc, hóa dầu; dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hóa học, chế biến mủ cao su có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án nhà máy sản xuất xi măng công suất từ 1.200.000 tấn xi măng/năm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phóng xạ; dự án xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy có công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy công suất từ 25.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất dầu ăn, bột ngọt, đường, chế biến sữa có công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 30.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng nhà máy sản xuất cồn, rượu có công suất từ 2.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở dệt có nhuộm công suất từ 100.000.000 m2 vải/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
  6. Dự án khai thác dầu khí; dự án khai thác khoáng sản rắn, cát, sỏi, vật liệu san lấp có quy mô từ 500.000 m³ nguyên khai/năm (bao gồm khoáng sản, đất đá thải) trở lên; dự án nạo vét luồng đường thủy, luồng hàng hải, khu neo đậu tàu có quy mô từ 500.000 m³/năm trở lên hoặc tổng lượng vật liệu nạo vét từ 10.000.000 m³ trở lên; dự án khai thác khoáng sản có diện tích khu vực khai thác từ 50 ha trở lên hoặc tổng khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản, đất đá thải) từ 10.000.000 m³ trở lên; dự án khai thác đất hiếm, quặng phóng xạ hoặc quặng có chứa phóng xạ vượt quá mức miễn trừ theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ; dự án tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ có quy mô công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án chế biến, tinh chế đất hiếm, kim loại màu, khoáng sản có tính phóng xạ có quy mô từ 100.000 tấn quặng tinh/năm trở lên; dự án khai thác khoáng sản, khai thác nước thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  7. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, khu đô thị có diện tích từ 200 ha trở lên; dự án xây dựng cảng, khu neo đậu cho tàu có trọng tải từ 50.000 DWT; dự án xây dựng cơ sở luyện gang, thép công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
  8. Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường công suất từ 250 tấn/ngày đêm trở lên; dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh quy mô từ 500 giường bệnh trở lên (trừ trường hợp do Bộ Y tế cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư); dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên đối với nước thải công nghiệp, từ 50.000 m³/ngày đêm trở lên đối với nước thải sinh hoạt.
  9. Dự án mở rộng, nâng cấp, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh tới mức tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 8 của Phụ lục này.
  10. Dự án có từ một hạng mục trở lên trong số các dự án thứ tự từ 1 đến 9 của Phụ lục này.
  11. Các dự án thuộc Phụ lục II nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc dự án nằm trên địa bàn của 2 quốc gia trở lên./.

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)

  1. Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
  2. Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
  3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
  4. Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
  5. Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.
  6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
  7. Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
  8. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
  9. Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.
  10. Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
  11. Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
  12. Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.

The post Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định ĐMC, ĐTM, kế hoạch BVMT appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-18-2015-nd-cp-quy-dinh-dmc-dtm-ke-hoach-bvmt.html/feed/ 0 1207
NĐ 18/2015/NĐ-CP quy định đánh giá tác động môi trường http://moitruongdgp.com/nd-18-2015-nd-cp-quy-dinh-danh-gia-tac-dong-moi-truong.html http://moitruongdgp.com/nd-18-2015-nd-cp-quy-dinh-danh-gia-tac-dong-moi-truong.html#respond Fri, 27 Feb 2015 04:16:21 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=1190 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định việc tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp , các công ty tư vấn môi trường trên toàn quốc và các cơ quan chức năng có thẩm quyền Điều 12: Thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Đối tượng phải thực hiện […]

The post NĐ 18/2015/NĐ-CP quy định đánh giá tác động môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định việc tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp , các công ty tư vấn môi trường trên toàn quốc và các cơ quan chức năng có thẩm quyền

Điều 12: Thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

2. Chủ dự án của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

nghi dinh 18-2015-nd-cp quy dinh lap bao cao danh gia tac dong moi truong

4. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.

5. Việc tham vấn ý kiến của ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tô chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:

  • a. Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến ủỵ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo vãn bản đề nghị cho ý kiến.
  • b. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vãn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.

6. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bải được ủy ban nhấn dân cấp xã triệu tập ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chuyên ngành.

Điều 13: Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện dưới đây:

  • Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này
  • Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên
  • Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án, trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.

2. Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng.chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường tương đương chuyên ngành.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường.

Điều 14. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Thẩm quyền tồ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:

  • a. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
  • b. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyêt định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP;
  • c. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quôc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đâu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP;
  • d. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định.tại các Điểm a, b và c Khoản này.

2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:

  • a. Không quá bốn mươi lãm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • b. Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
  • c. Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thâm định không tính vào thời gian thẩm định.

3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cờ quan thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên.

Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) ùy viên thư ky, hai (02) ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đông có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.

4. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sả cho cơ quan thâm định xem xét, quyêt định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng đẫn hoạt động của hội đồng thẩm định

5. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đổi vói các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiet phải thông qua hội đồng thẩm định.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyên thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở xem xét đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, và đánh giá năng lực của từng ban quản lý các khu công nghiệp; hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 15: Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình triển khai thực hiện có một trong những thay đôi dưới đây phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:

  • Có những thay đổi quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
  • Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP;
  • Có thay đồi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đồi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng;
  • Theo đề nghị của chủ dự án

2. Chủ dự án chỉ được thực hiện những thay đổi nêu tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

1. Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điềụ 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường.

4. Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

5. Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản

6. Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nêu có) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn, việc báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án.

7. Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến phạm vi, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 17. Kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệmôi trường phuc vụ giai đoạn vận hành dự án

1. Việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được tiến hành thông qua đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoăc cơ quan được ủy quyền thành lập.

2. Thời hạn cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định như sau:

  • Không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kêt quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp không cần tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng;
  • Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kêt quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp phải lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng.

3. Trong thời hạn được nêu tại các Khoản 2 Điều này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, phục vụ giai đoạn vận hành dự án; trường hợp chưa cấp phải có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm tra; biểu mẫu các vãn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Tuy đây là bài viết thuộc cơ quan nhà nước tuy nhiên với công sức ngồi đánh lại toàn bộ bài viết này vì trên mạng hiện tại vẫn chưa có 1 bài viết hoàn chỉnh rất mong các bạn COPPY hãy ghi rõ nguồn bài viết NĐ 18/2015/NĐ-CP quy định đánh giá tác động môi trường đã đăng ký DCMA thuộc về moitruongdgp.com mọi hành vi COPPY không để nguồn sẽ bị SUPPORT và hậu quả công ty môi trường Đoàn Gia Phát không chịu trách nhiệm

The post NĐ 18/2015/NĐ-CP quy định đánh giá tác động môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nd-18-2015-nd-cp-quy-dinh-danh-gia-tac-dong-moi-truong.html/feed/ 0 1190
Những điểm cần chú ý nhất của nghị định 18/2015/NĐ-CP http://moitruongdgp.com/nhung-diem-can-chu-y-nhat-cua-nghi-dinh-182015nd-cp.html http://moitruongdgp.com/nhung-diem-can-chu-y-nhat-cua-nghi-dinh-182015nd-cp.html#respond Fri, 27 Feb 2015 01:13:36 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=1184 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong đó Nghị định quy định, quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch […]

The post Những điểm cần chú ý nhất của nghị định 18/2015/NĐ-CP appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trong đó Nghị định quy định, quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo 2 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính: Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông, mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông

Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí, mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn

nghi dinh 18-2015-nd-cp

Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước, mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước…

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể, đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các nội dung chính giống như quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch.

Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh cũng phải thể hiện được các nội dung chính giống như quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch.

trong đó các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng đề cương, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định cũng quy định cụ thể việc thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập.

Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định đồng thời với việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp tỉnh.

Nguồn bài viết: chinhphu.vn

The post Những điểm cần chú ý nhất của nghị định 18/2015/NĐ-CP appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nhung-diem-can-chu-y-nhat-cua-nghi-dinh-182015nd-cp.html/feed/ 0 1184
Một số điểm mới cần lưu ý của luật bảo vệ môi trường 2015 http://moitruongdgp.com/mot-diem-moi-can-luu-y-cua-luat-bao-ve-moi-truong-2015.html http://moitruongdgp.com/mot-diem-moi-can-luu-y-cua-luat-bao-ve-moi-truong-2015.html#respond Wed, 14 Jan 2015 04:35:20 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=746 Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát có 1 số phân tích về sự khác biệt của sự thay đổi luật bảo vệ môi trường 2015 với những quy định xử phạt và điều chỉnh phù hợp với xu thế hiện nay như sau Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 số 55/2014/QH13 […]

The post Một số điểm mới cần lưu ý của luật bảo vệ môi trường 2015 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát có 1 số phân tích về sự khác biệt của sự thay đổi luật bảo vệ môi trường 2015 với những quy định xử phạt và điều chỉnh phù hợp với xu thế hiện nay như sau

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014 và thay thế Luật BVMT số 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.

luat-bao-ve-moi-truong- moi-nhat

Luật BVMT 2014 trên tinh thần kế thừa các nội dung của Luật BVMT 2005, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BVMT 2005. Luật hóa chủ trương của Đảng, các chính sách mới về BVMT, mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu BVMT trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, Luật BVMT 2014 cũng đã xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các nghị định về BVMT, sắp xếp lại trật tự các chương, điều, câu chữ đảm bảo tính logic và khoa học.

Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, tăng 5 chương và 34 điều so với Luật BVMT 2005. Về cơ bản Luật BVMT 2014 có những nét đổi mới như sau:

1. Giải thích thuật ngữ

Điều 3 Luật BVMT 2014 có 29 khái niệm để giải thích từ ngữ, trong đó có bổ sung thêm 9 khái niệm mới so với luật BVMT 2005 như: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, sức khỏe môi trường, công nghiệp môi trường, kiểm soát ô nhiễm, hồ sơ môi trường, quy hoạch BVMT, hạ tầng kỹ thuật BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), an ninh môi trường…

Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, sức chịu tải của môi trường, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), phế liệu… cũng đã được chỉnh sửa, bổ sung, phù hợp với thực tế hiện nay, việc chỉnh sửa, bổ sung các khái niệm đã góp phần làm rõ hơn các nội dung về BVMT thể hiện trong luật, qua đó giúp các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh có thể hiểu rõ và thực thi các nhiệm vụ về BVMT theo quy định pháp luật.

2. Nguyên tắc BVMT

Luật BVMT 2014 có 8 nguyên tắc về BVMT (Luật BVMT 2005 có 5 nguyên tắc), về cơ bản nguyên tác BVMT đã có những thay đổi phù hợp với tình hình thực thực tế hiện nay như: BVMT phải gắn kết với bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ứng phó BĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.

BVMT phải gắn kết với bảo đảm quyền của trẻ em, thúc đẩy giới và bảo đảm mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành. Các nguyên tắc này, đã thể hiện được chủ trương của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới.

3. Những hành vi bị nghiêm cấm

Luật BVMT 2014 có 16 hành vi cấm được nêu trong Điều 7 và  Luật BVMT 2005 cũng có 16 hành vi bị cấm. Tuy nhiên, Luật BVMT 2014 có quy định và bổ sung các hành vi mới bị cấm như: hành vi vận chuyển chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường, thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào không khí, đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật, phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

4. Quy hoạch BVMT

Luật BVMT 2014 đã xây dựng một mục riêng cho Quy hoạch BVMT đây là nội dung hoàn toàn mới với 5 Điều: nguyên tắc cấp độ, kỳ quy hoạch, nội dung quy hoạch, trách nhiệm lập quy hoạch, tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, rà soát và điều chỉnh quy hoạch. Theo đó Điều 8 luật BVMT 2014 thể hiện rất rõ nguyên tắc, cấp độ, kỳ của quy hoạch BVMT như sau:

a. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

– Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững

– Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường

– Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.

b. Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

c. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 12 cũng quy định cụ thể về rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường: “Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môi trường là 05 năm kể từ ngày quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt”.

5. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Theo Điều 18, Luật BVMT 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM. Đó là: Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịc sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam đã được xếp hạng

Các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Việc đối tượng lập báo cáo ĐTM được thu hẹp lại hơn so với luật BVMT 2005 ( luật BVMT 2005 có 7 nhóm đối tượng phảo lập ĐTM) có thể nhận định việc hạn chế lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM và tính lý thuyết của một số ĐTM  trong thực tiễn.

6. Kế hoạch bảo vệ môi trường

Mục 4, Luật BVMT 2014 quy định về Kế hoạch BVMT (thay cho cam kết BVMT theo Luật BVMT 2005) có 6 điều (từ Điều 29 – Điều 34). Theo đó, các quy định về thực hiện Kế hoạch BVMT theo luật BVMT 2014 có nhiều thay đổi so với luật BVMT 2005 như:  đối tượng phải lập Kế hoạch BVMT sẽ do Chính phủ quy định, các nội dung Kế hoạch BVMT được mở rộng đến 6 nội dung, trách nhiệm tổ chức thực hiện xác nhận Kế hoạch BVMT bao gồm cả cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện.

7. Ứng phó với Biến đổi khí hậu

Chương IV Luật BVMT 2014 quy định về ứng phó với BĐKH, đây là nội dung đầu tiên luật hóa những quy định về ứng phó với BĐKH trong mối liên quan chặt chẽ với BVMT.

Ứng phó với BĐKH quy định trong luật BVMT 2014 bao gồm 10 Điều (từ Điều 39 – Điều 48): quy định chung về ứng phó với BĐKH; lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quản lý phát thải khí nhà kính, quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường, thu hồi năng lượng từ chất thải, quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Các quy định trên sẽ làm cơ sở pháp lý để các cơ quan chính quyền các cấp xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH trong mối liên quan với BVMT. Ngoài ra, việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhằm hạn chế các khí thải làm suy giảm tầng ô – dôn đã được nhấn mạnh bên cạnh việc khuyến khích thu hồi năng lượng từ chất thải nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong thời điểm phải thích ứng và ứng phó với các tác động của BĐKH.

8. Bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Luật BVMT 2014 có chương riêng về BVMT biển và hải đảo và có 3 Điều (từ Điều 49-51) bao gồm: quy định chung về BVMT biển và hải đảo, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo. Trong khi Luật BVMT 2005 chỉ có mục 1 là BVMT biển, điều này cho thấy luật BVMT 2014 có tính bao quát rộng hơn về vấn đề này và tầm quan trọng trong công tác BVMT biển hải đảo trong giai đoạn đoạn hiện nay.

9. Bảo vệ môi trường đất

Luật BVMT 2005 không có điều khoản riêng về BVMT đất. Tuy nhiên,  Luật BVMT 2014 có mục riêng về BVMT đất, bao gồm 3 Điều (Điều 59 – Điều 61), trong đó có quy định chung về BVMT đất, quản lý môi trường đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất. Theo đó, mọi hoạt động có sử dụng đất phải xem xét đến môi trường đất và giải pháp BVMT đất; các tổ chức, cá nhân được giao sử dụng đất phải có trách nhiệm BVMT đất; gây ô nhiễm môi trường đất phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất. Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đất để bảo đảm các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm đất phải được xác định, kiểm soát; cơ quan quản lý nhà nước về BVMT có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm đất tại cơ sở.

10. BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp

Luật BVMT 2005 có quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung  nhưng chưa có các quy định chi tiết về BVMT đối với các hình thức tổ chức sản xuất tập trung đang phổ biến hiện nay như: các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp.

Luật BVMT 2014 có quy định cụ thể về BVMT khu kinh tế, BVMT khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, BVMT cụm công nghiệp (từ Điều 65 – Điều 67), trong đó quy định rõ chức năng của cơ quan quản lý BVMT, tổ chức và hoạt động BVMT tại các khu vực này này.

Luật cũng giao Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết có liên quan trong BVMT tại các loại hình tổ chức sản xuất này.

11. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Luật BVMT 2005 có quy định về tiêu chuẩn môi trường. Trong khi, Luật BVMT 2014 quy định bổ sung quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại Chương XI (từ Điều 113 – Điều 120), điều này phù hợp với quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

Theo đó, Luật BVMT 2014 có các quy định chi tiết về quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh, quy chuẩn kỹ thuật chất thải và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác

Ngoài ra còn có các quy định: nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường, yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật…

Đặc biệt điểm mới ở đây là việc quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương do UBND cấp tỉnh ban hành.

Ngoài ra, luật BVMT 2014 cũng đã bổ sung các quy định về tăng trưởng xanh, cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm, kiểm soát chất độc Dioxin có nguồn gốc diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất nói chung và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật, thú y, BVMT nông nghiệp, nông thôn.

Giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, tái sử dụng chất thải, thời hiệu khởi kiện về môi trường…Bổ sung và làm rõ hơn trách nhiệm công bố thông tin về môi trường, về tình trạng môi trường, trách nhiệm báo cáo công tác quản lý môi trường của cơ quan nhà nước các cấp.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Một số điểm mới cần lưu ý của luật bảo vệ môi trường 2015 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/mot-diem-moi-can-luu-y-cua-luat-bao-ve-moi-truong-2015.html/feed/ 0 746
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực 2015 http://moitruongdgp.com/luat-bao-ve-moi-truong-so-55-2014-qh13-co-hieu-luc-2015.html http://moitruongdgp.com/luat-bao-ve-moi-truong-so-55-2014-qh13-co-hieu-luc-2015.html#respond Wed, 14 Jan 2015 00:00:45 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=736 Trên website moitruongdgp.com của công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát thường xuyên cập nhật các luật môi trường mới nhất như Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực 2015. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật bảo vệ môi […]

The post Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực 2015 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Trên website moitruongdgp.com của công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát thường xuyên cập nhật các luật môi trường mới nhất như Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực 2015.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật bảo vệ môi trường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.

3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

5. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.

6. Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.

7. Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.

8. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

9. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

10. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suythoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

11. Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.

12. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

13. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

14. Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

15. Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.

16. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

17. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.

18. Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.

19. Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

20. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

21. Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

22. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

23. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

24. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường.

25. Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

26. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

27. Tín chỉ các-bon là sự chứng nhận hoặc giấy phép có thể giao dịch thương mại liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính.

28. An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia.

29. Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.

4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.

5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.

8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường.

3. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

4. Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường.

6. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.

7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

8. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường.

9. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.

10. Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.

11. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích

1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.

4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.

5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.

6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.

7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.

8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường.

10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.

11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.

12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.

Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.

15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Chương II

QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mục 1. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 8. Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững;

b) Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường;

c) Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.

2. Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

3. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.

Điều 9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu;

b) Phân vùng môi trường;

c) Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;

d) Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;

đ) Quản lý chất thải;

e) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;

g) Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản này;

h) Nguồn lực thực hiện quy hoạch;

i) Tổ chức thực hiện quy hoạch.

2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Tham vấn trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 12. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môi trường là 05 năm kể từ ngày quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt.

2. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9, 10 và 11 của Luật này và pháp luật có liên quan.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 13. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

c) Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp;

d) Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên;

đ) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường;

e) Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của đối tượng thuộc các điểm a, b, c, d và đ khoản này.

2. Chính phủ quy định danh mục đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 14. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2. Đánh giá môi trường: chiến lược phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

3. Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

4. Trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.

Điều 15. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

3. Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

4. Môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

5. Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.

6. Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

7. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

8. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

9. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

10. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý.

Điều 16. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

2. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập.

3. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược tổ chức điều tra, đánh giá thông tin trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan.

Điều 17. Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm hoàn chỉnh báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định.

2. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược báo cáo bằng văn bản kết quả thẩm định cho cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

3. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Mục 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:

a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường.

2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

3. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.

Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:

a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án.

2. Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

3. Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm:

a) Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;

b) Thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.

2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.

4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

6. Biện pháp xử lý chất thải.

7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

8. Kết quả tham vấn.

9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.

10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều 23. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau:

a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 của Luật này, trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;

c) Dự án do Chính phủ giao thẩm định.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 24. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định.

2. Thành viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.

3. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để thực hiện.

Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:

a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;

b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;

d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;

đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

1. Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật này, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 27. Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành

1. Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Mục 4. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 29. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

2. Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Địa điểm thực hiện.

2. Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

4. Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.

5. Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

6. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều 31. Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:

a) Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

b) Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

c) Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.

3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 33. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận

1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

2. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.

3. Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.

4. Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi địa điểm;

b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

5. Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

2. Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Chương III

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Điều 35. Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học phải được điều tra, đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng hợp lý; xác định giới hạn cho phép khai thác, mức thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, bồi thường thiệt hại về môi trường, các biện pháp khác để bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Việc điều tra, đánh giá và lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng

Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tác động đến môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học liên quan đến rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đa dạng sinh học, về bảo vệ và phát triển rừng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 37. Bảo vệ môi trường trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

1. Việc điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải tuân thủ quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải có nội dung về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường; phải phục hồi môi trường theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 38. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường như sau:

a) Thu gom và xử lý nước thải theo quy định của pháp luật;

b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;

c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;

d) Phải có kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường cho toàn bộ quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;

đ) Ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường.

3. Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

4. Việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, khoáng sản khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về an toàn hóa chất, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vàỦy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này.

Chương IV

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Điều 39. Quy định chung về ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Mọi hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với ứng phó biến đổi khí hậu.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng, triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phóvới biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý của mình.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ xây dựng, tổ chức thực hiện, hướng dẫn các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 40. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

1. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Điều 13 của Luật này.

2. Việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải dựa trên cơ sở đánh giá tác động qua lại giữa các hoạt động của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với môi trường, biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 41. Quản lý phát thải khí nhà kính

1. Nội dung quản lý phát thải khí nhà kính gồm:

a) Xây dựng hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính;

b) Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội;

c) Quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái;

d) Kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

đ) Hình thành và phát triển thị trường tín chỉ các-bon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ các-bon thế giới;

e) Hợp tác quốc tế về giảm nhẹ khí nhà kính.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm kê khí nhà kính, xây dựng báo cáo quốc gia về quản lý phát thải khí nhà kính phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 42. Quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

1. Ưu tiên xây dựng, thực hiện chính sách, kế hoạch quản lý, giảm thiểu, loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

2. Cấm sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 43. Phát triển năng lượng tái tạo

1. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.

2. Khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo.

Điều 44. Sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Điều 45. Thu hồi năng lượng từ chất thải

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.

Điều 46. Quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Cộng đồng có quyền được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.

2. Cộng đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Cơ quan quản lý về biến đổi khí hậu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 47. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ về ứng phó với biến đổi khí hậu được ưu tiên gồm:

a) Phát triển ngành và liên ngành khoa học về quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, sức khỏe cộng đồng;

b) Hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại trong giảm nhẹ khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm, phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.

2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 48. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Nhà nước có chính sách hợp tác quốc tế thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới nền kinh tế xanh.

2. Chính phủ quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và cam kết tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương V

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Điều 49. Quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biển và hải đảo phải có nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Nguồn phát thải từ đất liền, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo phải chủ động ứng phó sự cố môi trường và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.

5. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác nguồn lợi từ biển, hải đảo, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn, khu di sản tự nhiên và hải đảo phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường.

Điều 50. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Chất thải từ đất liền ra biển, phát sinh trên biển và hải đảo phải được thống kê, phân loại, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu, hóa chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động trên biển và hải đảo sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

3. Việc nhận chìm, đổ thải ở biển và hải đảo phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại chất thải và phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải tuân thủ các điều ước quốc tế về biển và hải đảo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 51. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo có nguy cơ gây sự cố môi trường phải có kế hoạch, nguồn lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cảnh báo, thông báo kịp thời về sự cố môi trường trên biển và tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả.

Chương VI

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC, ĐẤT VÀ KHÔNG KHÍ

Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG

Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông

1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nước sông.

2. Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông.

3. Chất lượng nước sông, trầm tích phải được theo dõi, đánh giá.

4. Bảo vệ môi trường lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.

5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật.

Điều 53. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông

1. Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào lưu vực sông.

2. Định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích.

3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông.

4. Xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm.

5. Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích sông xuyên biên giới và chia sẻ thông tin trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.

7. Công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích của lưu vực sông cho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước sông.

Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông nội tỉnh

1. Công khai thông tin các nguồn thải vào lưu vực sông.

2. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông.

3. Tổ chức đánh giá sức chịu tải của sông; ban hành hạn ngạch xả nước thải vào sông; công bố thông tin về những đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải.

4. Tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông.

5. Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

1. Đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực sông liên tỉnh và xuyên biên giới.

2. Điều tra, đánh giá sức chịu tải, xác định hạn ngạch xả nước thải phù hợp với mục tiêu sử dụng nước và công bố thông tin.

3. Ban hành, hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước và trầm tích lưu vực sông.

4. Ban hành, hướng dẫn việc đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông, hạn ngạch xả nước thải vào sông liên tỉnh, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm.

5. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh.

6. Tổ chức đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm, mức độ thiệt hại và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông liên tỉnh.

7. Tổng hợp thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực sông, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh.

Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Điều 56. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch

1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước.

2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch để cải tạo, bảo vệ.

3. Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.

Điều 57. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện

1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện phải gắn với bảo vệ môi trường.

2. Không được lấn chiếm diện tích, đổ chất thải rắn, đất, đá vào hồ; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào hồ.

3. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện có trách nhiệm quan trắc môi trường nước hồ định kỳ tối thiểu 03 tháng một lần.

Điều 58. Bảo vệ môi trường nước dưới đất

1. Chỉ được sử dụng các loại hóa chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.

2. Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất. Cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được trám lấp theo đúng quy trình kỹ thuật.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và chất thải phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.

4. Kho chứa hóa chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước dưới đất phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm nước dưới đất.

Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Điều 59. Quy định chung về bảo vệ môi trường đất

1. Bảo vệ môi trường đất là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên đất.

2. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất và có giải pháp bảo vệ môi trường đất.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất.

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

Điều 60. Quản lý chất lượng môi trường đất

1. Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại, quản lý và công khai thông tin đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Việc phát thải chất thải vào môi trường đất không được vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường đất.

3. Vùng đất có nguy cơ suy thoái phải được khoanh vùng, theo dõi và giám sát.

4. Vùng đất bị suy thoái phải được cải tạo, phục hồi.

5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất.

Điều 61. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất

1. Các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở.

4. Vùng đất, bùn bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Điều 62. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí

1. Các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật.

Điều 63. Quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời.

Điều 64. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

1. Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải.

2. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương VII

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

Điều 65. Bảo vệ môi trường khu kinh tế

1. Khu kinh tế phải có công trình hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

3. Ban quản lý khu kinh tế phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

Điều 66. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Quy hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phải phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường;

b) Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; có thiết bị đo lưu lượng nước thải;

c) Bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

Điều 67. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung

1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp phải thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường sau:

a) Xây dựng phương án bảo vệ môi trường;

b) Đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

c) Tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường.

2. Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung phải thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường sau:

a) Xây dựng phương án bảo vệ môi trường;

b) Đầu tư hệ thống thu gom nước thải, chất thải rắn đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

c) Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và triển khai phương án bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung;

b) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

d) Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;

đ) Gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ.

4. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 69. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này.

2. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:

a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;

b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;

c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;

d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

Điều 70. Bảo vệ môi trường làng nghề

1. Làng nghề phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường sau:

a) Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;

b) Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

c) Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề do Chính phủ quy định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;

b) Tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề được quy định như sau:

a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;

b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề;

c) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện có làng nghề được quy định như sau:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn;

b) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có làng nghề được quy định như sau:

a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;

b) Bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;

c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn;

d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;

đ) Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Không được sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.

3. Thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

4. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Chất thải phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;

c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.

5. Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển.

6. Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.

Điều 72. Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế

1. Bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

c) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

d) Chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung;

đ) Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

3. Chủ đầu tư bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

4. Người đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định pháp luật liên quan.

Điều 73. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

1. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

2. Trong thiết kế xây dựng và dự toán của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải tác động xấu đến môi trường phải có hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

3. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;

c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Điều 74. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải

1. Quy hoạch giao thông phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.

2. Phương tiện giao thông cơ giới phải được cơ quan đăng kiểm xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới được đưa vào sử dụng.

3. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động giao thông vận tải hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường;

b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.

Điều 75. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa

1. Máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. Cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa sau:

a) Máy móc, thiết bị, phương tiện không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

b) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu;

d) Máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;

đ) Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc không bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm;

e) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sử dụng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

3. Việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Điều 76. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường;

b) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau:

a) Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

b) Phải xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu;

c) Phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp không tái xuất được thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;

d) Thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:

a) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu;

b) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa bàn.

Điều 77. Bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch

1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:

a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện;

b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;

c) Bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường.

2. Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú và lễ hội thực hiện các quy định sau:

a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú;

b) Bỏ chất thải đúng nơi quy định;

c) Giữ gìn vệ sinh công cộng;

d) Không xâm hại cảnh quan di tích, các loài sinh vật tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú.

Điều 78. Bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, chuyển giao và xử lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 79. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm

1. Cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn;

c) Xử lý, tiêu hủy mẫu, vật phẩm phân tích thí nghiệm, hóa chất bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

2. Cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân theo quy định của pháp luật.

3. Thủ trưởng cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.

Chương VIII

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

Điều 80. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

1. Bảo vệ môi trường đô thị thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.

2. Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.

4. Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí công trình vệ sinh nơi công cộng.

5. Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6. Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác thải; có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.

Điều 81. Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau:

a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;

b) Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;

c) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Điều 82. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình

1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.

2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.

4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.

6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn.

Điều 83. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.

2. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

b) Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải;

c) Giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư và nơi công cộng;

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường;

đ) Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã quy định về tổ chức, hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.

Điều 84. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng

1. Khu mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với quy hoạch;

b) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;

c) Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.

3. Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh phòng dịch.

5. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường.

Chương IX

QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 85. Yêu cầu về quản lý chất thải

1. Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy.

2. Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.

3. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất thải.

Điều 86. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải

1. Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng phải được phân loại.

2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.

Điều 87. Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

2. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định.

3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ.

4. Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

1. Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải trên địa bàn.

2. Đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn.

3. Ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Điều 89. Trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải

1. Bố trí mặt bằng tập kết chất thải trong phạm vi quản lý.

2. Xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 90. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại

1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại.

Điều 91. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại

1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường.

Điều 92. Vận chuyển chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

2. Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 93. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại

1. Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người.

3. Có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

5. Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp.

6. Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

7. Có phương án bảo vệ môi trường.

8. Có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động.

9. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

Điều 94. Nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải.

2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.

3. Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.

4. Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý.

5. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại.

6. Nguồn lực thực hiện.

7. Tiến độ thực hiện.

8. Phân công trách nhiệm.

Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

Điều 95. Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.

Điều 96. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường

1. Chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý.

Điều 97. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường. Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.

Điều 98. Nội dung quản lý chất thải rắn thông thường trong quy hoạch bảo vệ môi trường

1. Đánh giá, dự báo nguồn phát thải rắn thông thường và lượng phát thải.

2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.

3. Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.

4. Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý.

5. Công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường.

6. Nguồn lực thực hiện.

7. Tiến độ thực hiện.

8. Phân công trách nhiệm.

Mục 4. QUẢN LÝ NƯỚC THẢI

Điều 99. Quy định chung về quản lý nước thải

1. Nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Nước thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

Điều 100. Thu gom, xử lý nước thải

1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải.

2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.

Điều 101. Hệ thống xử lý nước thải

1. Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:

a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;

đ) Phải được vận hành thường xuyên.

3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mục 5. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT BỤI, KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG, ÁNH SÁNG, BỨC XẠ

Điều 102. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

Điều 103. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

3. Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương X

XỬ LÝ Ô NHIỄM, PHỤC HỒI VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

Mục 1. XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

Điều 104. Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng.

2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

3. Việc rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tiến hành hằng năm và theo trình tự sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

d) Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công khai cho cộng đồng dân cư biết để kiểm tra, giám sát.

4. Trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hằng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. XỬ LÝ, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM

Điều 105. Quy định chung về khắc phục ô nhiễm môi trường và phân loại khu vực ô nhiễm

1. Khắc phục ô nhiễm môi trường là hoạt động giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến môi trường, con người và nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực môi trường bị ô nhiễm.

2. Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ gồm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 106. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

1. Việc xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm gồm:

a) Xác định phạm vi, giới hạn của khu vực môi trường bị ô nhiễm;

b) Xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro;

c) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;

d) Các giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;

đ) Xác định các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường.

2. Dự án khai thác mỏ, khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi hoạt động và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Xác định khả năng, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm môi trường;

b) Đánh giá rủi ro;

c) Lựa chọn phương án khả thi cải tạo, phục hồi môi trường;

d) Kế hoạch và kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc dự án.

Điều 107. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau:

a) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

b) Tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường;

c) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn, hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau:

a) Quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường;

b) Hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; kiểm tra xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường;

c) Điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.

4. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động nguồn lực để tổ chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.

Mục 3. PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Điều 108. Phòng ngừa sự cố môi trường

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

b) Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;

c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;

d) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;

đ) Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung sau:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương;

b) Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường;

c) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm.

Điều 109. Ứng phó sự cố môi trường

1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;

b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố;

c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm phối hợp ứng phó;

d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì người đứng đầu phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.

2. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

3. Nhân lực, vật tư, phương tiện sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 110. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

2. Nhà nước xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường và hệ thống trang thiết bị cảnh báo sự cố môi trường.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.

Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường

1. Nội dung điều tra, xác định thiệt hại do sự cố môi trường gồm:

a) Phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm do sự cố môi trường;

b) Mức độ ô nhiễm;

c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;

d) Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

đ) Thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, sự cố phải bồi thường.

2. Trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức, điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh.

3. Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai.

Điều 112. Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường

1. Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

b) Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;

c) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.

2. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

3. Trường hợp sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.

4. Trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên tỉnh thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chương XI

QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG, TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

Điều 113. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh gồm:

a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất;

b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất;

c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biển;

d) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí;

đ) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ;

e) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.

2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải gồm:

a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạt động khác;

b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định;

c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại.

3. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác.

Điều 114. Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường

1. Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

2. Có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Phù hợp với đặc điểm của khu vực, vùng, ngành sản xuất.

4. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương phải nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường có tính đặc thù.

Điều 115. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, ký hiệu là QCVN số thứ tự MT: năm ban hành/BTNMT.

2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường, ký hiệu là QCĐP số thứ tự MT: năm ban hành/tên viết tắt tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 116. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường gồm:

a) Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật;

b) Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.

2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh phải chỉ dẫn phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số môi trường.

Điều 117. Yêu cầu đối với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải phải quy định cụ thể hàm lượng tối đa của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

2. Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

3. Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải phải có chỉ dẫn phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định hàm lượng các chất gây ô nhiễm.

Điều 118. Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và chứng nhận hợp quy quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia, địa phương phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương.

Điều 119. Tiêu chuẩn môi trường

1. Tiêu chuẩn môi trường gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn về chất thải và các tiêu chuẩn môi trường khác.

2. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.

Điều 120. Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn môi trường phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng dự thảo, đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.

3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.

4. Cơ quan, tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chương XII

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Điều 121. Hoạt động quan trắc môi trường

1. Cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc chất phát thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chịu trách nhiệm quan trắc chất phát thải phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 122. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc

1. Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển.

2. Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời.

3. Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

4. Môi trường đất, trầm tích.

5. Phóng xạ.

6. Nước thải, khí thải, chất thải rắn.

7. Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường.

8. Đa dạng sinh học.

Điều 123. Chương trình quan trắc môi trường

1 .Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù.

2. Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn.

3. Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 124. Hệ thống quan trắc môi trường

1. Hệ thống quan trắc môi trường gồm:

a) Quan trắc môi trường quốc gia;

b) Quan trắc môi trường cấp tỉnh;

c) Quan trắc môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường gồm:

a) Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;

b) Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;

c) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;

d) Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường.

3. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện.

Điều 125. Trách nhiệm quan trắc môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường.

3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 126. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

1. Tổ chức có đủ kỹ thuật viên về chuyên ngành quan trắc môi trường và trang bị kỹ thuật cần thiết được tham gia hoạt động quan trắc môi trường.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 127. Quản lý số liệu quan trắc môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường; công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường của địa phương.

3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.

Chương XIII

THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG, CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG, THỐNG KÊ MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

Mục 1. THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Điều 128. Thông tin môi trường

1. Thông tin môi trường gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin cho công tác bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích công cộng.

Điều 129. Thu thập và quản lý thông tin môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương thu thập và quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thu thập, quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường của Bộ, ngành, địa phương và tích hợp với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

3. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập hồ sơ môi trường, quản lý thông tin về tác động đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 130. Công bố, cung cấp thông tin môi trường

1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan quản lý về môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

3. Bộ, ngành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

Điều 131. Công khai thông tin môi trường

1. Thông tin môi trường phải được công khai gồm:

a) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;

c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

d) Các báo cáo về môi trường;

đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai.

2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.

3. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.

Mục 2. CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG VÀ THỐNG KÊ MÔI TRƯỜNG

Điều 132. Chỉ thị môi trường

1. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành, hướng dẫn triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường quốc gia.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường địa phương trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.

Điều 133. Thống kê môi trường

1. Thống kê môi trường là hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các chỉ tiêu cơ bản phản ánh bản chất và diễn biến của các vấn đề môi trường theo không gian và thời gian.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường, tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường quốc gia; hướng dẫn công tác thống kê môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê môi trường quốc gia.

3. Bộ, ngành tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường trong phạm vi quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi trường của ngành, lĩnh vực; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về chỉ tiêu thống kê môi trường.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường của địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi trường của địa phương; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về chỉ tiêu thống kê môi trường.

Mục 3. BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

Điều 134. Trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm

1. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

4. Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường.

5. Bộ, ngành báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ, Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.

7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Điều 135. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường

1. Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường.

2. Quy mô, tính chất và tác động của các nguồn phát thải.

3. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; kết quả thanh tra, kiểm tra.

4. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý.

5. Nguồn lực về bảo vệ môi trường.

6. Đánh giá công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường.

7. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.

Điều 136. Nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế – xã hội hằng năm

Báo cáo kinh tế – xã hội hằng năm của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp phải đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường.

Điều 137. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, quyết định lập báo cáo chuyên đề về môi trường.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường.

Điều 138. Nội dung báo cáo hiện trạng môi trường

1. Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội.

2. Các tác động môi trường.

3. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường.

4. Những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân.

5. Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội.

6. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường.

7. Dự báo thách thức về môi trường.

8. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.

Chương XIV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 139. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.

6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.

7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.

9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 140. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

Điều 141. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau:

1. Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về bảo vệ môi trường.

2. Chủ trì xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; ban hành văn bản hướng dẫn kỹ thuật theo thẩm quyền.

3. Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, thông tin môi trường và báo cáo môi trường; chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền hoạt động xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường.

7. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.

8. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chương trình, mô hình thử nghiệm về sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện với môi trường; hướng dẫn, chứng nhận sản phẩm, cơ sở thân thiện với môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động cải thiện sức khỏe môi trường.

9. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

10. Chỉ đạo và hướng dẫn việc lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.

11. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá, theo dõi tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc; truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

12. Trình Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Điều 142. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật này và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình; hằng năm báo cáo Chính phủ các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành quản lý.

3. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thu hút đầu tư và tổ chức triển khai việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý;

b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất thải trong nông nghiệp và các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;

c) Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý, phát triển ngành công nghiệp môi trường và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý;

d) Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;

đ) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện giao thông vận tải và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;

e) Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động mai táng, hỏa táng; tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải của bệnh viện, cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;

g) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;

h) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quốc phòng theo quy định của pháp luật; huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý;

i) Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng chống tội phạm về môi trường và bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực môi trường; huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó với sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý;

k) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật này và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý.

Điều 143. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:

a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

b) Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;

d) Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;

e) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;

g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh;

h) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;

d) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

đ) Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;

g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;

h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã;

i) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:

a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;

b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải;

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;

h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

Chương XV

TRÁCH NHIỆM CỦA MẬT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 144. Trách nhiệm và quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tư vấn, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường.

Điều 145. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

1. Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trách nhiệm sau:

a) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có quyền sau:

a) Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Tham vấn đối với dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

c) Tư vấn, phản biện về bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật;

d) Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

đ) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Cơ quan quản lý môi trường các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 146. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư

1. Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.

2. Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở.

3. Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

4. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu của đại diện cộng đồng dân cư theo quy định tại Điều này.

Chương XVI

NGUỒN LỰC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 147. Chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường

1. Chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm:

a) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường;

b) Thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

c) Hoạt động quan trắc môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường và báo cáo môi trường;

d) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; quản lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học; đào tạo, truyền thông về bảo vệ môi trường; phổ biến và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;

đ) Các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường khác.

2. Chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường gồm chi cho các dự án xây dựng, cải tạo công trình xử lý chất thải, xây dựng và trang bị trạm quan trắc và phân tích môi trường do Nhà nước quản lý; đầu tư phương tiện, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn đa dạng sinh học; cải tạo nguồn nước bị ô nhiễm, trồng và chăm sóc cây xanh tại nơi công cộng, khu vực công ích.

3. Việc xây dựng dự toán và quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 148. Phí bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.

2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:

a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;

b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;

c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

4. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Điều 149. Quỹ bảo vệ môi trường

1. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường.

2. Vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và cấp tỉnh được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ;

b) Phí bảo vệ môi trường;

c) Các khoản bồi thường cho Nhà nước về thiệt hại môi trường;

d) Các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang bộ, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động quỹ bảo vệ môi trường của mình;

c) Tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường của mình và hoạt động theo điều lệ của quỹ.

Điều 150. Phát triển dịch vụ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chếhợp tác công tư trong các lĩnh vực sau:

a) Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải;

b) Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường;

c) Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường;

d) Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường;

đ) Giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ;

e) Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường;

g) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 151. Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

1. Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường sau:

a) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;

b) Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải;

c) Xây dựng trạm quan trắc môi trường;

d) Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường, công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích công cộng;

đ) Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường;

e) Chuyển đổi hoạt động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 152. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi và hỗ trợ.

2. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường được ưu tiên gồm:

a) Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải;

b) Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường và công nghệ khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

c) Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;

d) Nghiên cứu, chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường và công nghệ dự báo, cảnh báo sớm các biến đổi môi trường;

đ) Nghiên cứu xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;

e) Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường, giảm thiểu tác hại của môi trường đối với con người.

Điều 153. Phát triển công nghiệp môi trường

Nhà nước đầu tư và có chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển công nghiệp môi trường; xây dựng đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật xử lý và tái chế chất thải; hình thành và phát triển các khu xử lý, tái chế chất thải tập trung; sản xuất, cung cấp thiết bị, sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường.

Điều 154. Truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông về pháp luật bảo vệ môi trường.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí có trách nhiệm truyền thông về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý.

Điều 155. Giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

1. Chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường.

2. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

Chương XVII

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 156. Ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về môi trường

Điều ước quốc tế có lợi cho việc bảo vệ môi trường toàn cầu, môi trường khu vực, môi trường trong nước và phù hợp với lợi ích, khả năng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ưu tiên xem xét để ký kết, gia nhập.

Điều 157. Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân chủ động đáp ứng yêu cầu về môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khu vực và quốc tế.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có trách nhiệm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường trong nước.

Điều 158. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong nước; nâng cao vị trí, vai trò của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường trong khu vực và quốc tế.

2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phát triển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

3. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng và khu vực để giải quyết các vấn đề quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có liên quan.

Chương XVIII

THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 159. Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở, dự án, công trình thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên địa bàn.

Điều 160. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 161. Tranh chấp về môi trường

1. Nội dung tranh chấp về môi trường gồm:

a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;

b) Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

c) Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

2. Các bên tranh chấp về môi trường gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;

b) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.

3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoàihợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.

Chương XIX

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 163. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm:

1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

2. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Điều 164. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường

1. Ô nhiễm môi trường và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời.

2. Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân được quy định như sau:

a) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;

b) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;

c) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 165. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau:

a) Có suy giảm;

b) Suy giảm nghiêm trọng;

c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm:

a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;

b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;

c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.

3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm:

a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;

b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.

4. Việc tính chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;

b) Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;

d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;

đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.

Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.

6. Việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 166. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.

3. Việc lựa chọn tổ chức giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.

Điều 167. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Chính phủ.

Chương XX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 168. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về môi trường trước ngày Luật này có hiệu lực thì được xử lý theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đó.

Điều 169. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 170. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

The post Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực 2015 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/luat-bao-ve-moi-truong-so-55-2014-qh13-co-hieu-luc-2015.html/feed/ 0 736
Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định xử phạt tài nguyên nước http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-142-2013-nd-cp-quy-dinh-xu-phat-tai-nguyen-nuoc.html http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-142-2013-nd-cp-quy-dinh-xu-phat-tai-nguyen-nuoc.html#respond Mon, 05 Jan 2015 23:06:18 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=484 Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản hãy đọc ngay nếu bạn chưa tìm hiểu về nghị định này hoặc gọi 0917330133 để được tư vấn. CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự […]

The post Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định xử phạt tài nguyên nước appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản hãy đọc ngay nếu bạn chưa tìm hiểu về nghị định này hoặc gọi 0917330133 để được tư vấn.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 142/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng thông tin về khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.

4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 16 (mười sáu) tháng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 (một) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

b) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người;

c) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường;

d) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;

đ) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác khoáng sản về trạng thái an toàn;

e) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;

g) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường;

h) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;

i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;

k) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;

l) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;

m) Buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác ngoài diện tích khu vực khai thác; do khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra;

n) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Điều 3. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính

1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 4. Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.

Điều 5. Vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.

Điều 6. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ trên 0,1 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ trên 50 kW đến dưới 2.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kW đến dưới 5.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.

4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 1,5 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW đến dưới 10.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1,5 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 10.000 kW đến dưới 20.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 20.000 kW đến dưới 30.000 kW;

e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm đến dưới 400.000 m3/ngày đêm.

7. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 30.000 kW đến dưới 40.000 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 400.000 m3/ngày đêm đến dưới 500.000 m3/ngày đêm.

8. Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 04 (bốn) giếng khoan trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 40.000 kW đến dưới 50.000 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 500.000 m3/ngày đêm đến dưới 700.000 m3/ngày đêm.

9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50.000 kW trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 700.000 m3/ngày đêm trở lên.

10. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 ,7, 8 và Khoản 9 Điều này, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và Khoản 10 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 7. Vi phạm quy định của Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích đã quy định trong giấy phép;

b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;

c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước đã quy định trong giấy phép;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước đã quy định trong giấy phép;

e) Thăm dò nước dưới đất không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 (một) tháng đến 03 (ba) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã quy định trong giấy phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 8. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan nước dưới đất theo quy định của Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Thi công giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất;

b) Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;

c) Thi công khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cho mượn, cho thuê giấy phép để hành nghề khoan nước dưới đất;

b) Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật;

c) Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 9. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép về tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về hồ chứa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây với hồ chứa có dung tích dưới 1.000.000 m3:

a) Không lập hành lang bảo vệ hồ chứa theo quy định hoặc không bàn giao mốc chỉ giới hành lang bảo vệ hồ chứa cho Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản;

c) Không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định;

d) Không xây dựng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa hoặc không thực hiện điều tiết nước hàng năm của hồ chứa theo kế hoạch.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 50.000.000 m3 đến dưới 100.000.000 m3.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 100.000.000 m3 trở lên.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định này;

b) Không thực hiện kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân.

8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác.

Điều 11. Vi phạm quy định trong việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện cung cấp số liệu quan trắc, dự báo liên quan đến vận hành hồ, lưu lượng đến hồ theo quy định;

b) Không thực hiện quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn để phục vụ yêu cầu quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo quy định;

c) Không thực hiện quan trắc, đo đạc mực nước hồ, lưu lượng xả hoặc không tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, mực nước hồ phục vụ vận hành hồ chứa.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định.

3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ.

4. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ tương ứng với các thời kỳ theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.

5. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ chứa để cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.

Điều 12. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.

7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.

8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên.

9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị mà hệ thống đó chưa có Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng mức phạt tương ứng quy định tại Điểm a của các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.

10. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.

Điều 13. Vi phạm quy định của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng, chất lượng nước theo quy định trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước;

b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;

c) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.

5. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;

b) Xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 14. Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định;

b) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí;

c) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;

d) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào và các hoạt động khác theo quy định;

đ) Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp phải cấp Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh;

b) Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.

6. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do cơ quan nhà nước quy định.

8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các Khoản 6, 7 và Khoản 8 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.

Điều 15. Vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

b) Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hóa chất độc hại;

b) Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.

5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước;

b) Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

6. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 16. Vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án hoặc không trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.

2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.

3. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ra gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 17. Vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh rạch.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng, bè trên sông gây cản trở dòng chảy.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch gây cản trở dòng chảy.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại Điều này gây ra;

b) Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 18. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 19. Vi phạm quy định về phòng, chống xâm nhập mặn

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất gây xâm nhập mặn các nguồn nước.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy gây xâm nhập mặn các nguồn nước.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước khi thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Điều 20. Vi phạm quy định về phòng, chống sụt, lún đất và phòng, chống sạt, lở bờ, bãi song

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất khi khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, thăm dò khoáng sản; khoan thăm dò địa chất, dầu khí.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiếp tục tiến hành thăm dò, khai thác nước dưới đất khi xảy ra sụt, lún đất;

b) Không thực hiện các biện pháp khắc phục, không báo cáo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất khi xảy ra sụt, lún đất trong quá trình thăm dò, khai thác nước dưới đất;

c) Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, giao thông thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ gây sạt, lở, làm ảnh hưởng đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này gây ra.

Điều 21. Vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc cung cấp dữ liệu để trục lợi, phát tán các dữ liệu trái với các quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Chương 3.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 22. Vi phạm quy định về khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản

Phạt tiền đối với hành vi khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản chấp thuận bằng văn bản, cụ thể như sau:

1. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

2. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 23. Vi phạm các quy định về thông báo kế hoạch thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, điều kiện tổ chức thi công Đề án thăm dò khoáng sản, các nghĩa vụ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực

1. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được thăm dò trước khi thực hiện, cụ thể như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.

3. Phạt tiền đối với hành vi báo cáo sai quá 10% giữa khối lượng thực tế thi công thăm dò khoáng sản so với khối lượng nêu trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.0000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Phạt tiền đối với hành vi đã thi công hết khối lượng thăm dò và đã hết thời hạn quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Phạt tiền đối với hành vi sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản vào lưu trữ địa chất và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mà không có lý do chính đáng, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Phạt tiền đối với hành vi thi công Đề án thăm dò khoáng sản mà không đáp ứng đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

b) Không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

c) Không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

d) Tự ý thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% tổng dự toán trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trước khi thực hiện.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản 7 Điều này.

Điều 24. Vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản.

2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích đã thăm dò bên ngoài ranh giới vượt đến 10% tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:

1. Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

2. Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 26. Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản độc hại

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản nhưng chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 09 (chín) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 09 (chín) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 12 (mười hai) tháng đến 16 (mười sáu) tháng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà không thực hiện biện pháp khắc phục.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 27. Vi phạm các quy định khác về thăm dò khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định hoặc thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích thăm dò ngoài ranh giới vượt quá 10% trở lên so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;

d) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.

2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc thăm dò khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu mẫu vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 28. Vi phạm các quy định về xây dựng cơ bản mỏ, báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thăm dò nâng cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện.

2. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; không đăng ký ngày bắt đầu khai thác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm từ 15 (mười lăm) ngày đến dưới 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo;

b) Không lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong khu vực được phép khai thác khoáng sản.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.

5. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo kế hoạch, khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong phạm vi khu vực được phép khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Đối với hành vi không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.

Điều 29. Vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản.

2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi đến 10% tổng diện tích hoặc tổng độ cao của khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ khoáng sản đã khai thác trong diện tích vượt ra ngoài phạm vi hoặc độ cao của khu vực được phép khai thác đối với một trong các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 (một) đến 03 (ba) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc san lấp, phục hồi môi trường, thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi, độ cao được phép khai thác về trạng thái an toàn; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 30. Vi phạm các quy định về thiết kế mỏ

1. Phạt tiền đối với hành vi không nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi khai thác khoáng sản không đúng công nghệ khai thác, phương pháp khai thác đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có thiết kế mỏ được phê duyệt theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 31. Vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tại cùng một thời điểm ký hợp đồng làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên;

b) Không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;

c) Bổ nhiệm một người làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác (tại cùng một thời điểm) từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ nhưng không đúng tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể như sau:

a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản này;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c, d, đ và Điểm e Khoản 3 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, sản lượng khoáng sản đã khai thác

1. Phạt tiền đối với hành vi không quản lý, lưu giữ đầy đủ theo quy định các bản đồ hiện trạng mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

2. Phạt tiền đối với các hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, cát ở biển, khai thác nước nóng, nước khoáng) như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với các hành vi không lập bản đồ hiện trạng mỏ; không lập mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp khai thác hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;

e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

4. Phạt tiền đối với hành vi không gửi hoặc gửi kết quả thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép chậm quá 30 (ba mươi) kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoảng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về công suất được phép khai thác

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt đến 10% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt quá công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 10% đến 20%, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 20% đến 50% cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 210.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đã khai thác vượt quá so với công suất được phép khai thác trong Giấy phép khai thác khoáng sản;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra.

Điều 34. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó, cụ thể như sau:

a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó, cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho dự án, công trình khác;

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

Điều 35. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

Phạt tiền đối với hành vi thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:

1. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

2. Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định Khoản 1 Điều này.

3. Từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 36. Vi phạm quy định về nghĩa vụ khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quá 12 (mười hai) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

3. Đối với hành vi không nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.

Điều 37. Vi phạm các quy định khác trong khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 5 m3 đến dưới 10 m3/ngày;

c) Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3/ngày;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3/ngày;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 20 m3 đến dưới 25 m3/ngày;

e) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 25 m3/ngày trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khi Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc khai thác khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản; khai thác vượt quá 50% trở lên đến 100% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;

c) Từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;

d) Từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 230.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc khai thác vượt quá 100% trở lên so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;

c) Từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác nước khoáng;

d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này;

đ) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với vàng, đá quý, bạc, platin, khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp khai thác vượt quá 100% công suất nêu tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

Điều 38. Vi phạm quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phạt tiền đối với hành vi không lập đề án đóng cửa mỏ đối với các trường hợp đã quy định tại Điều 73 Luật khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép đã chấm dứt hiệu lực.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Điều 39. Vi phạm quy định đối với quyền lợi hợp pháp của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã được xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 40. Vi phạm quy định sử dụng thông tin về khoáng sản

1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin về khoáng sản để lập đề án thăm dò khoáng sản hoặc dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà thông tin đó không do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản khi sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản (trừ trường hợp đã đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định).

Điều 41. Vi phạm quy định báo cáo khoáng sản phát hiện mới trong quá trình điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 42. Vi phạm quy định trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định trước khi thực hiện.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản không đúng với đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

b) Không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

c) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản chậm quá 30 (ba mươi) ngày;

d) Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

b) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.

Điều 43. Vi phạm các quy định khác về quản lý khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi lợi dụng hoạt động thăm dò để khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản là đá quý, vàng, bạc, platin.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất khoáng sản vượt quá từ 10% trở lên so với trị số tổn thất định mức được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi khoáng sản đi kèm được xác định trong dự án đầu tư đã phê duyệt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Chương 4.

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

Điều 44. Thẩm quyền của Thanh tra

1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tương ứng quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Điều 45. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c, e và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Điều 46. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Thanh tra chuyên ngành khác

1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 47 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 47. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.

3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.

2. Nghị định này thay thế các Nghị định của Chính phủ: số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

Điều 49. Điều khoản chuyển tiếp

1. Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.

2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó.

Điều 50. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nghị định 142/2013/NĐ-CP

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định xử phạt tài nguyên nước appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-142-2013-nd-cp-quy-dinh-xu-phat-tai-nguyen-nuoc.html/feed/ 0 484
QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải http://moitruongdgp.com/qcvn-50-2013-btnmt-ve-nguong-nguy-hai-doi-voi-bun-thai.html http://moitruongdgp.com/qcvn-50-2013-btnmt-ve-nguong-nguy-hai-doi-voi-bun-thai.html#respond Mon, 05 Jan 2015 22:58:31 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=481 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Lời nói đầu QCVN 50:2013/BTNMT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước […]

The post QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Lời nói đầu

QCVN 50:2013/BTNMT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia v bùn thải từ quá trình xử lý nước biên soạn, được xây dựng dựa trên QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG NGUY HẠI ĐỐI VỚI BÙN THẢI TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC

National Technical Regulation on Hazardous Thresholds for Sludges from Water Treatment Process

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định ngưỡng nguy hại của các thông số (trừ các thông số phóng xạ) trong bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp (sau đây gọi chung là quá trình xử lý nước), làm cơ sở để phân định và quản lý bùn thải.

Áp dụng đối với các loại bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước, có tên tương ứng trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bùn thải từ quá trình xử lý nước.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước là hỗn hợp các chất rắn, được tách, lắng, tích tụ và thải ra từ quá trình xử lý nước.

1.3.2. Hàm lượng tuyệt đối là hàm lượng phần triệu (ppm) của thông số trong bùn thải theo khối lượng.

1.3.3. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) là ngưỡng nguy hại của bùn thải tính theo hàm lượng tuyệt đối.

1.3.4. Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) là giá trị dùng để tính toán ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) theo công thức (1).

1.3.5. Nồng độ ngâm chiết (eluate/leaching) là nồng độ (mg/l) của thông số trong dung dịch sau khi phân tích mẫu bùn thải bằng phương pháp ngâm chiết. Ctc là ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải tính theo nồng độ ngâm chiết.

1.3.6. Số CAS là mã số của hóa chất theo Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ (Chemical Abstracts Service).

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nguyên tắc chung

Việc xác định một dòng bùn thải là chất thải nguy hại hay không phải căn cứ vào ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải. Nếu kết quả phân tích mẫu của dòng bùn thải cho thấy ít nhất một (01) thông số trong bùn thải vượt ngưỡng nguy hại tại bất cứ thời điểm lấy mẫu nào thì dòng bùn thải đó được xác định là chất thải nguy hại.

2.2. Phân định bùn thải

Bùn thải của quá trình xử lý nước được xác định là chất thải nguy hại nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

  1. a) pH ≥ 12,5 hoặc pH ≤ 2,0;
  2. b) Trong mẫu bùn thải phân tích có ít nhất 01 thông số quy định tại Bảng 1 có giá trị đồng thời vượt cả 2 ngưỡng Htc và Ctc.

2.3. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc

Giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:

(1)

Trong đó:

+ H (ppm) là giá trị Hàm lượng tuyệt đối cơ sở được quy định trong Bảng 1;

+ T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu bùn thải trên tổng khối lượng mẫu bùn thải.

2.4. Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết Ctc

Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết của các thông số trong bùn thải từ quá trình xử lý nước được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1. Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) và ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết (Ctc) của các thông số trong bùn thải

TT Thông số Số CAS Công thức hóa học Hàm lượng tuyệt đối cơ sở H (ppm) Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết Ctc (mg/l)
1 Asen As 40 2
2 Bari Ba 2.000 100
3 Bạc Ag 100 5
4 Cadimi Cd 10 0,5
5 Chì Pb 300 15
6 Coban Co 1.600 80
7 Kẽm Zn 5.000 250
8 Niken Ni 1.400 70
9 Selen Se 20 1
10 Thủy ngân Hg 4 0,2
11 Crôm VI Cr6+ 100 5
12 Tổng Xyanua CN 590
13 Tổng Dầu 1.000 50
14 Phenol 108-95-2 C6H5OH 20.000 1.000
15 Benzen 71-43-2 C6H6 10 0,5
16 Clobenzen 108-90-7 C6H5Cl 1.400 70
17 Toluen 108-88-3 C6H5CH3 20.000 1.000
18 Naptalen 91-20-3 C10H8 1.000
19 Clodan 57-74-9 C10H6Cl8 0,6 0,03
20 2,4-Diclophenoxy axeticaxit (2,4-D) 94-75-7 C6H3Cl2OCH2 COOH 100 5
21 Lindan 58-89-9 C6H6Cl6 6 0,3
22 Metoxyclo 72-43-5 C16H15CI3O 200 10
23 Endrin 72-20-8 C12H8Cl6O 0,4 0,02
24 Heptaclo 76-44-8 10H5Cl7 0,2 0,01
25 Metyl parathion 298-00-0 (CH3O)2PSO-C6H4NO2 20 1
26 Parathion 56-38-2 C10H14NO5PS 400 20

– Các thông số có số thứ tự từ 1 đến 15 được áp dụng với tất cả các loại bùn thải từ các quá trình xử lý nước.

– Các thông số có số thứ tự từ 1 đến 18 được áp dụng với các loại bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của các quá trình sản xuất đặc thù có tên ở Bảng 2.

– Tất cả các thông số có tên trong Bảng 1 (thứ tự từ 1 đến 26) được áp dụng với bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sản xuất, điều chế, cung ứng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản gỗ và các loại biôxit (biocide) hữu cơ khác (thứ tự 10 trong Bảng 2).

Bảng 2. Bùn thải của các quá trình sản xuất đặc thù

TT Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của các quá trình sản xuất đặc thù Mã cht thải nguy hi (theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011)
1 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình lọc dầu 01 04 07
2 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình tái chế, tận thu dầu 12 07 05
3 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng nhựa, cao su tổng hợp và sợi nhân tạo 03 02 08
4 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất, điều chế và cung ứng dược phẩm 03 05 08
5 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất béo, xà phòng, chất tẩy rửa, sát trùng và mỹ phẩm 03 06 08
6 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hóa chất tinh khiết và các hóa phẩm khác 03 07 08
7 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất thủy tinh và sản phẩm thủy tinh 06 01 06
8 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm 10 02 03
9 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng phẩm màu hữu cơ 03 03 08
10 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản gỗ và các loại biôxit (biocide) hữu cơ khác 03 04 08
11 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ 02 05 01
12 Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ cơ bản 03 01 08

QCVN 50:2013/BTNMT

  1. QUY ĐỊNH VỀ LY MẪU, PHÂN TÍCH, PHÂN ĐỊNH BÙN THẢI

3.1. Quy định đối với đơn vị lấy mẫu, phân tích

3.1.1. Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền chỉ định.

3.1.2. Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có trách nhiệm như sau:

  1. a) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu làm cơ sở để phân định và quản lý bùn thải.
  2. b) Phải cử cán bộ có đủ năng lực tiến hành lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu kèm theo.
  3. c) Phải áp dụng đúng nguyên tắc lấy mẫu và phương pháp xác định quy định tại Quy chuẩn này.

3.1.3. Trường hợp có tranh chấp do sự khác biệt giữa kết quả phân tích của hai đơn vị lấy mẫu, phân tích thì cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định một đơn vị lấy mẫu, phân tích thứ ba (có đủ điều kiện như quy định tại điểm 3.1.1) làm trọng tài, đồng thời yêu cầu hai đơn vị lấy mẫu, phân tích nêu trên tiến hành lặp lại để kiểm tra đối chiếu.

3.2. Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích và phân định bùn thải

Phải lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động).

Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau.

Giá trị trung bình kết quả phân tích của mẫu được lấy để so sánh với giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc hoặc ngưỡng nguy hại theo nồng độ ngâm chiết Ctc để phân định bùn thải.

  1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

4.1. Lấy mẫu bùn thải áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

– TCVN 6663-13:2000 – Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 13 hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan;

– TCVN 6663-15:2004 – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

4.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số trong bùn thải thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế sau đây:

– ASTM D4980-89: Phương pháp chuẩn xác định pH trong chất thải (Standard test method for screening of pH in waste).

– TCVN 9239:2012 – Chất thải rắn – Quy trình chiết độc tính.

– TCVN 9240:2012 – Chất thải rắn – Phương pháp thử tiêu chuẩn để chiết chất thải theo từng mẻ.

– EPA SW-846 – Phương pháp 9010 hoặc 9012: Phân tích xyanua trong chất thải (Method 9010 9012: Determination of Cyanide in wastes).

– US EPA 9071 B – Phương pháp 9071 B: Phân tích dầu trong bùn, trầm tích, mẫu chất rắn (Method 9071 B n-Hecxan extractable material (HEM) for sludge, sediment, and solid samples).

4.3. Phân tích dung dịch sau ngâm chiết:

Việc xác định nồng độ ngâm chiết của các thành phần nguy hại áp dụng các phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế được công nhận.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp xác định ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

5.2. Ngưỡng nguy hại của các thông số quy định tại quy chuẩn này hoàn toàn tương đương với quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT. Trong trường hợp QCVN 07:2009/BTNMT sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng các ngưỡng nguy hại theo quy định mới.

5.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn này.

5.4. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp xác định viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/qcvn-50-2013-btnmt-ve-nguong-nguy-hai-doi-voi-bun-thai.html/feed/ 0 481
Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT Quy định trám lấp giếng http://moitruongdgp.com/quyet-dinh-142007qd-btnmt-quy-dinh-tram-lap-gieng.html http://moitruongdgp.com/quyet-dinh-142007qd-btnmt-quy-dinh-tram-lap-gieng.html#respond Mon, 05 Jan 2015 22:32:54 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=478 Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG —– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——- Số: 14/2007/QĐ-BTNMT Hà Nội, ngày […]

The post Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT Quy định trám lấp giếng appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
—–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-

Số: 14/2007/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ, TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Văn phòng Chính phủ;

– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;

Công báo;

– Website Chính phủ;

Lưu VT, TNN, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Công Thành

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC XỬ LÝ, TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 4 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT quy định trám lấp giếng

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định việc xử lý, trám lấp; trình tự, thủ tục và yêu cầu kỹ thuật xử lý, trám lấp các loại giếng khoan, lỗ khoan (sau đây gọi chung là giếng khoan) trong các hoạt động nghiên cứu, điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác, quan trắc nước dưới đất; nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất và khoáng sản; nghiên cứu, khảo sát địa chất công trình; hoạt động tháo khô mỏ, hố móng và các loại giếng đào khai thác nước dưới đất.

2. Việc xử lý, trám lấp các loại giếng khoan tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các giếng khoan địa nhiệt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, các cơ quan có liên quan; các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động hành nghề khoan hoặc liên quan đến việc khoan, đào giếng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giếng khoan nước dưới đất là giếng khoan sử dụng cho các mục đích thăm dò, khai thác, quan trắc nước dưới đất; điều tra, đánh giá, nghiên cứu nguồn nước dưới đất, tháo khô mỏ, hố móng.

2. Giếng khoan khác là giếng khoan không quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chủ giếng là tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp thực hiện các hoạt động sau:

a) Khai thác nước đối với giếng khoan, giếng đào (sau đây gọi chung là giếng) khai thác nước dưới đất;

b) Quản lý, vận hành giếng khoan quan trắc nước dưới đất;

c) Đầu tư để thăm dò đối với giếng khoan thăm dò nước dưới đất;

d) Đầu tư để thăm dò, khai thác mỏ, xây dựng công trình đối với trường hợp giếng tháo khô mỏ, hố móng;

đ) Đầu tư để thực hiện các đề tài, đề án, dự án, nhiệm vụ (sau đây gọi chung là dự án) hoặc thực hiện dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao mà trong đó có việc khoan giếng;

e) Hành nghề khoan, hành nghề khoan nước dưới đất đối với giếng khoan bị sự cố, gây ra sự cố trong quá trình khoan mà không thể khắc phục được; phải ngừng khoan do thay đổi vị trí hoặc vì các lý do khác.

4. Giếng không có chủ là giếng khoan, giếng đào đang tồn tại trên thực tế nhưng không xác định được tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nào là chủ của giếng đó.

Điều 4. Các loại giếng phải trám lấp 

Giếng phải trám lấp trong các trường hợp sau:

1. Giếng khai thác nước dưới đất:

a) Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;

b) Giếng nằm trong phạm vi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà không có nhu cầu, kế hoạch tiếp tục sử dụng hoặc giữ lại để sử dụng cho các mục đích khác;

c) Giếng không khai thác trong thời gian liên tục từ một (01) năm trở lên mà không có biện pháp bảo vệ giếng hoặc không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng;

d) Giếng bị hư hỏng không khắc phục được; giếng bị suy giảm lưu lượng, mực nước không thể tiếp tục khai thác, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu sử dụng và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác.

2. Giếng khoan thăm dò nước dưới đất đã hoàn thành nhiệm vụ và không sử dụng để khai thác, quan trắc nước dưới đất hoặc không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;

3. Giếng khoan quan trắc đã hoàn thành nhiệm vụ; bị hư hỏng không thể khắc phục được; phải thay đổi vị trí; hoặc vì các lý do khác mà không thể tiếp tục quan trắc;

4. Giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất đã hoàn thành nhiệm vụ và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;

5. Giếng sử dụng để tháo khô mỏ, hố móng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng;

6. Giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình đã hoàn thành nhiệm vụ và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;

7. Các trường hợp khác:

a) Giếng khoan gây sự cố sụt lún đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng, chất lượng nước dưới đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống những người trong khu vực lân cận giếng khoan;

b) Giếng khoan bị sự cố trong quá trình khoan và không thể khắc phục được hoặc giếng khoan chưa hoàn thành nhưng buộc phải thay đổi vị trí khoan;

c) Giếng khoan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trám lấp theo quy định của pháp luật; giếng đang tồn tại trên thực tế nhưng không được sử dụng hoặc không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng vào bất kỳ mục đích nào.

Điều 5. Nguyên tắc xử lý, trám lấp giếng

1. Giếng khoan, giếng đào quy định tại Điều 4 của Quy định này phải được xử lý, trám lấp kịp thời, bảo đảm ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và ngăn chặn sự lưu thông giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng đó.

2. Giếng là tài sản của chủ giếng, cũng là tài sản của xã hội. Việc quyết định trám lấp giếng phải căn cứ Quy định này, pháp luật về tài nguyên nước và các pháp luật khác có liên quan, đồng thời phải căn cứ nhu cầu sử dụng thực tế của chủ giếng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ giếng và nhu cầu sử dụng cho các mục đích khác của xã hội.

3. Chủ giếng có trách nhiệm bảo đảm việc thi công trám lấp giếng theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 17, 18 và Điều 19 của Quy định này và các quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của chủ giếng phải trám lấp

1. Chủ giếng phải trám lấp có các quyền sau:

a) Lựa chọn tổ chức, cá nhân thi công trám lấp theo quy định tại Điều 9 của Quy định này;

b) Khiếu nại, khởi kiện trong trường hợp việc xử lý, trám lấp giếng không đúng pháp luật;

c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Chủ giếng phải trám lấp có các nghĩa vụ sau:

a) Thông báo việc trám lấp và kết quả trám lấp theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 của Quy định này;

b) Chịu mọi chi phí trong việc trám lấp giếng. Trường hợp giếng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Quy định này, thì tổ chức, cá nhân tiếp nhận bàn giao mặt bằng có nghĩa vụ chi phí cho việc trám lấp giếng đó;

c) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tài nguyên nước các cấp trong quá trình xử lý, trám lấp;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này, nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định.  

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng

1. Tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng có các quyền sau:

a) Lựa chọn giải pháp, phương án kỹ thuật, thiết bị, công nghệ trám lấp giếng trên cơ sở phương án trám lấp, yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 17, 18 và Điều 19 của Quy định này và điều kiện cụ thể từng giếng;

b) Khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng có các nghĩa vụ sau:

a) Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 17, 18 và Điều 19 của Quy định này và các quy trình, quy phạm có liên quan;

b) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong quá trình trám lấp;

c) Bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình trám lấp.

Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý tài nguyên nước và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã)

1. Cục Quản lý tài nguyên nước:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp theo quy định tại Điều 4 của Quy định này;

b) Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật xử lý, trám lấp giếng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định và hướng dẫn quy trình kỹ thuật thi công trám lấp trong trường hợp cụ thể;

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại đối với trường hợp giếng khoan thăm dò, giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc công trình có lưu lượng từ 3000m3/ngày đêm trở lên đã được cấp giấy phép mà phải trám lấp;

d) Định kỳ hằng năm, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng trên phạm vi toàn quốc.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Định kỳ tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp theo quy định tại Điều 4 của Quy định này;

b) Lập phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện trám lấp giếng trên địa bàn đối với các trường hợp quy định tại Điều 20 của Quy định này;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện) và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện điều tra, thống kê, lập danh mục giếng phải trám lấp và thực hiện kiểm tra, giám sát việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định;

d) Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại đối với trường hợp giếng khoan phải trám lấp không quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; giải quyết các vướng mắc (nếu có);

đ) Định kỳ hằng năm, báo cáo Cục Quản lý tài nguyên nước và ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy định này.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện:

a) Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Tiếp nhận thông báo trám lấp, kết quả trám lấp của chủ giếng và thông báo ý kiến của mình bằng văn bản (nếu có) tới chủ giếng theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 của Quy định này;

c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật của chủ giếng và tổ chức, cá nhân thi công trám lấp; lưu giữ biên bản trám lấp giếng;

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại trong việc xử lý, trám lấp giếng; giải quyết các vướng mắc (nếu có); 

đ) Định kỳ sáu (06) tháng một lần, tổng hợp, lập danh sách giếng đã trám lấp trên địa bàn, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

4. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Tổ chức niêm yết công khai danh mục giếng phải trám lấp;

b) Tiếp nhận thông báo trám lấp, kết quả trám lấp của chủ giếng và thông báo ý kiến của mình bằng văn bản (nếu có) tới chủ giếng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Quy định này;

c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trám lấp của chủ giếng và tổ chức, cá nhân thi công trám lấp đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Quy định này;

d) Định kỳ ba (03) tháng một lần, tổng hợp danh sách giếng đã trám lấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Quy định này và gửi biên bản trám lấp giếng, báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 9. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng

1. Tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng khoan nước dưới đất quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy định này phải có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

2. Tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng khoan khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy định này phải là tổ chức, cá nhân hoạt động hành nghề khoan và có thiết bị, năng lực thi công, lắp đặt được các giếng khoan tương đương với giếng khoan trám lấp.

3. Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách không lớn hơn 60 milimét, chiều sâu nhỏ hơn 30 m và chủ giếng là cá nhân, hộ gia đình, thì chủ giếng có thể tự thi công trám lấp giếng khoan đó.

4. Đối với giếng đào thì chủ giếng có thể tự thi công trám lấp giếng.

Điều 10. Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất

Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này như sau:

1. Lập, công khai danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp:

a) Căn cứ điều kiện cụ thể ở từng địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ tổ chức điều tra, thống kê, rà soát, phân loại giếng theo nhóm, mục phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này;

b) Trường hợp giếng khoan quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy định này thì phải rà soát nhu cầu sử dụng của cơ quan quản lý tài nguyên nước trên địa bàn hoặc nhu cầu khai thác của các tổ chức, cá nhân khác. Nếu tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng, thì đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường và chủ giếng. Việc chuyển đổi nhu cầu sử dụng cho các mục đích khác hoặc chuyển đổi chủ giếng phải căn cứ thoả thuận của hai bên theo quy định của pháp luật; 

c) Căn cứ kết quả rà soát, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, phân loại và lập danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp. Danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp bao gồm những nội dung sau: tên hoặc số hiệu, vị trí giếng; tên, địa chỉ của chủ giếng; loại giếng (giếng khoan, giếng đào); mục đích khai thác, sử dụng nước; đường kính, chiều sâu giếng; tình trạng thực tế của giếng; nhu cầu sử dụng cho các mục đích khác và lý do phải trám lấp;

d) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo danh sách giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp tới chủ giếng; tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã trong thời gian ba mươi (30) ngày làm việc và gửi văn bản thông báo tới Cục Quản lý tài nguyên nước nếu giếng khoan thuộc công trình có lưu lượng từ 3000m3/ngày đêm trở lên đã được cấp giấy phép; hoặc tới cơ quan đăng ký nếu giếng khoan thuộc diện phải đăng ký và đã được đăng ký;

đ) Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc trong thời hạn niêm yết công khai, chủ giếng có quyền khiếu nại về việc trám lấp giếng của mình. Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật;

e) Trường hợp chưa có trong danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp nhưng chủ giếng có nhu cầu trám lấp giếng của mình, thì chủ giếng thông báo tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nếu là giếng khoan và tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu là giếng đào;

g) Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc kể từ ngày niêm yết nếu chủ giếng không khiếu nại theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này hoặc không có tổ chức, cá nhân nào đăng ký sử dụng, thì chủ giếng thực hiện trám lấp giếng theo quy định.

2. Thông báo trám lấp:

a) Trường hợp giếng không quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 của Quy định này thì chủ giếng chọn tổ chức, cá nhân thi công trám lấp (sau đây gọi chung là đơn vị thi công), lập phương án trám lấp (theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này); gửi phương án trám lấp và thông báo về thời gian, đơn vị thi công trám lấp tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện;

b) Trường hợp giếng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 của Quy định này thì chủ giếng thông báo về thời gian, đơn vị thi công, loại vật liệu sử dụng để trám lấp tới Uỷ ban nhân dân cấp xã;

c) Thời gian thông báo chậm nhất là mười (10) ngày làm việc trước khi thi công trám lấp;

d) Trong thời hạn nêu trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám lấp và thông báo của chủ giếng. Quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp giếng.

3. Thi công trám lấp:

Căn cứ phương án trám lấp (đối với trường hợp giếng khoan quy định tại điểm a khoản 2 Điều này) và điều kiện thực tế của từng giếng, đơn vị thi công quyết định biện pháp thi công cụ thể bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 17 nếu là giếng khoan hoặc Điều 19 của Quy định này nếu là giếng đào và quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan.

4. Thông báo kết quả trám lấp:

Sau khi hoàn thành công việc trám lấp, chủ giếng và đơn vị thi công lập biên bản trám lấp giếng (theo Mẫu số 02 kèm theo Quy định này) và gửi tới cơ quan theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 11. Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan thăm dò nước dưới đất

Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy định này như sau:

1. Thông báo trám lấp:

a) Căn cứ số lượng giếng khoan theo đề án được phê duyệt, kết quả thực hiện đề án, nhiệm vụ từng giếng và nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác, chủ giếng rà soát, lập danh sách giếng khoan thăm dò phải trám lấp và lập phương án trám lấp (theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này);

b) Chủ giếng gửi phương án trám lấp và thông báo về danh sách giếng khoan thăm dò phải trám lấp, thời gian và đơn vị thi công trám lấp tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng khoan đó và gửi tới cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép thăm dò đối với trường hợp đã được cấp giấy phép;

c) Thời gian thông báo chậm nhất là mười (10) ngày làm việc trước khi thi công trám lấp;

d) Trong thời hạn nêu trên, cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám lấp và thông báo của chủ giếng. Quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp giếng.

 2. Thi công trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này.

3. Thông báo kết quả trám lấp:

Sau khi hoàn thành công việc trám lấp, chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp lập biên bản trám lấp giếng (theo Mẫu số 02 kèm theo Quy định này) và gửi tới các cơ quan theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 12. Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan quan trắc nước dưới đất

Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này như sau:

1. Thông báo trám lấp:

a) Căn cứ tình hình thực tế từng giếng khoan, chủ giếng rà soát, lập danh sách giếng khoan quan trắc phải trám lấp và lập phương án trám lấp (theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này).

Trường hợp giếng khoan thuộc mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất, thì chủ giếng phải báo cáo phương án, lập dự toán kinh phí trám lấp, trình cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Chủ giếng gửi phương án trám lấp và thông báo về danh sách giếng khoan quan trắc phải trám lấp, thời gian và đơn vị thi công trám lấp tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng khoan đó;

c) Thời gian thông báo chậm nhất là mười (10) ngày làm việc trước khi thi công trám lấp;

 d) Trong thời hạn nêu trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám lấp và thông báo của chủ giếng. Quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp giếng.

2. Thi công trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này.

3. Thông báo kết quả trám lấp:

Sau khi hoàn thành công việc trám lấp, chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp lập biên bản trám lấp giếng (theo Mẫu số 02 kèm theo Quy định này) và gửi tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng khoan đó.

Điều 13. Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất

Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan quy định tại khoản 4 Điều 4 của Quy định này như sau:

1. Thông báo trám lấp:

 a) Căn cứ số lượng giếng khoan trong dự án được phê duyệt, nhiệm vụ của từng giếng và nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác (nếu có), chủ giếng rà soát, lập danh sách giếng khoan phải trám lấp và lập phương án trám lấp (theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này) trước khi thi công khoan;

b) Chủ giếng gửi phương án trám lấp và thông báo về số lượng giếng sẽ khoan, danh sách giếng khoan phải trám lấp, thời gian thi công khoan, thời gian dự kiến trám lấp, đơn vị thi công trám lấp tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng khoan đó;

c) Thời gian thông báo chậm nhất là mười (10) ngày làm việc trước khi thi công khoan;

d) Trong thời hạn nêu trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám lấp và thông báo của chủ giếng. Quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp giếng;

đ) Trong quá trình thực hiện dự án nếu có sự thay đổi so với nội dung đã thông báo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, chủ giếng phải gửi văn bản thông báo về sự thay đổi đó tới phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện trước khi thi công trám lấp.

2. Thi công trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này.

3. Thông báo kết quả trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Quy định này.

Điều 14. Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng tháo khô mỏ và hố móng

Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng tháo khô mỏ và hố móng quy định tại khoản 5 Điều 4 của Quy định này như sau:

1. Thông báo trám lấp:

 a) Căn cứ nhiệm vụ, tình trạng thực tế từng giếng, chủ giếng rà soát, lập danh sách giếng phải trám lấp và lập phương án trám lấp (theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này);

b) Chủ giếng gửi phương án trám lấp và thông báo về danh sách giếng phải trám lấp, thời gian và đơn vị thi công trám lấp tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có các giếng đó;

c) Thời gian thông báo chậm nhất là mười (10) ngày làm việc trước khi thi công trám lấp;

 d) Trong thời hạn nêu trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám lấp và thông báo của chủ giếng. Quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp giếng.

2. Thi công trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Quy định này.

3. Thông báo kết quả trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Quy định này.

Điều 15. Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình

Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng khoan quy định tại khoản 6 Điều 4 của Quy định này như sau:

1. Thông báo trám lấp:

a) Căn cứ số lượng giếng khoan trong dự án được phê duyệt và nhiệm vụ của từng giếng, chủ giếng rà soát, lập danh sách giếng khoan phải trám lấp và phương án trám lấp (theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này) trước khi thi công khoan;

b) Chủ giếng gửi phương án trám lấp và thông báo về số lượng giếng khoan sẽ khoan, danh sách giếng khoan phải trám lấp, thời gian thi công khoan, thời gian dự kiến trám lấp, đơn vị thi công trám lấp tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có các giếng khoan đó;

c) Thời gian thông báo chậm nhất là mười (10) ngày làm việc trước khi thi công khoan;

d) Trong thời hạn nêu trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám lấp và thông báo của chủ giếng. Quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp;

đ) Trong quá trình thực hiện dự án nếu có sự thay đổi so với nội dung đã thông báo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, chủ giếng phải gửi văn bản thông báo về sự thay đổi đó tới phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện trước khi thi công trám lấp.

2. Thi công trám lấp:

Căn cứ phương án trám lấp và điều kiện của từng giếng, đơn vị thi công quyết định biện pháp thi công cụ thể bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 18 của Quy định này và quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan.

3. Thông báo kết quả trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Quy định này.

Điều 16. Xử lý, trám lấp giếng khoan thuộc các trường hợp khác

1. Đối với giếng khoan quy định tại điểm a khoản 7 Điều 4 của Quy định này, thì căn cứ mức độ và tính chất nguy hại của sự cố, chủ giếng và tổ chức, cá nhân khoan giếng đó phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn đối với người, công trình xây dựng và các hoạt động khác; khắc phục sự cố và trám lấp giếng khoan; đồng thời thông báo kịp thời tới chính quyền địa phương sở tại và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng khoan đó.

2. Đối với giếng khoan quy định tại điểm b khoản 7 Điều 4 của Quy định này, thì căn cứ thực trạng của giếng, tổ chức, cá nhân khoan giếng đó thực hiện ngay các biện pháp trám lấp giếng; đồng thời, thông báo ngay cho chủ giếng và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng khoan đó.

3. Đối với giếng khoan theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 4 của Quy định này, thì chủ giếng phải thực hiện việc trám lấp giếng theo Quyết định trám lấp của cấp có thẩm quyền; báo cáo kết quả trám lấp tới cơ quan đã ra Quyết định trám lấp và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng khoan đó.

4. Việc thi công trám lấp các loại giếng khoan quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 17 của Quy định này nếu là giếng khoan nước dưới đất, Điều 18 nếu là giếng khoan khác, và các yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý tài nguyên nước (nếu có).

Điều 17. Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng khoan nước dưới đất

Việc thi công trám lấp giếng khoan nước dưới đất quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 4 của Quy định này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Vật liệu trám lấp phải có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước, gồm hỗn hợp vữa hoặc vật liệu dạng viên như sau:

a) Hỗn hợp vữa: vữa xi măng; vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit; vữa bentonit, sét tự nhiên; vữa được trộn bằng các vật liệu khác có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;

b) Vật liệu dạng viên: sét tự nhiên dạng viên; vật liệu dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính nhỏ nhất của giếng khoan hoặc đường kính trong của đoạn ống nhỏ nhất (sau đây gọi chung là đường kính nhỏ nhất);

c) Không sử dụng nước thải, nước bẩn, nước mặn, các loại hoá chất độc hại và các hoá chất gây ô nhiễm môi trường để trộn vữa, làm phụ gia hoặc vật liệu trám lấp.

2. Chuẩn bị trám lấp:

a) Kiểm tra, đánh giá tình trạng thực tế của giếng khoan; đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ nhất và đánh giá mức độ thông thoáng của giếng khoan;

b) Kiểm tra, đánh giá khả năng thực tế của việc rút, nhổ cột ống giếng. Trường hợp có thể rút, nhổ được cột ống giếng thì phải chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ phù hợp để bảo đảm việc trám lấp được thực hiện đồng thời với quá trình rút, nhổ cột ống giếng;

c) Căn cứ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, lựa chọn vật liệu trám lấp và biện pháp thi công, công nghệ, thiết bị trám lấp phù hợp;

d) Chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm quá trình trám lấp được thực hiện liên tục, không gián đoạn.

3. Thi công trám lấp:

a) Việc thi công trám lấp phải bảo đảm giếng khoan được lấp đầy bằng các vật liệu trám lấp ở trạng thái đông kết; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa; miệng giếng phải được đổ bê tông với kích thước lớn hơn 0,3m so với đường kính miệng giếng khoan;  

b) Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng phải bảo đảm vữa được dẫn qua ống tới độ sâu của từng đoạn trám lấp bằng bộ dụng cụ, thiết bị phù hợp, không được đổ vữa trực tiếp qua miệng giếng; chiều dài mỗi đoạn trám lấp tuỳ thuộc điều kiện của từng giếng khoan và khả năng thực tế của thiết bị trám lấp;

c) Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên phải bảo đảm không tạo thành “nút” ở trong giếng; vật liệu được đổ từ từ, khối lượng phù hợp với thể tích của từng đoạn; kết thúc mỗi đoạn trám lấp phải đầm, nén vật liệu bằng bộ dụng cụ thích hợp; chiều dài mỗi đoạn trám lấp không quá 10m;

d) Trường hợp có thể rút, nhổ được cột ống giếng, thì phải rút, nhổ cột ống đó trong quá trình trám lấp. Việc rút, nhổ cột ống phải thực hiện theo từng đoạn, phù hợp với chiều dài mỗi đoạn trám lấp, chân của cột ống giếng luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp và bảo đảm đất đá không sập lở vào giếng trước khi vật liệu lấp đầy đoạn giếng khoan đó.

Điều 18. Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp các giếng khoan khác

Việc thi công trám lấp giếng khoan quy định tại khoản 6 Điều 4 của Quy định này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Vật liệu trám lấp:

a) Vật liệu sử dụng để trám lấp phải có tính thấm nước kém hơn hoặc tương đương với tính thấm nước của các lớp đất đá trong cột địa tầng của giếng khoan, gồm hỗn hợp vữa dạng lỏng, vật liệu dạng viên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Quy định này; hoặc vật liệu bở rời bao gồm: cuội, sỏi, cát, cát pha, sét pha hoặc các loại vật liệu tự nhiên bở rời khác;

b) Trường hợp sử dụng loại vật liệu tự nhiên bở rời, thì chỉ trám lấp những đoạn giếng khoan nằm trong các tầng chứa nước, không sử dụng để trám lấp các đoạn khác của giếng khoan;

c) Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng hoặc vật liệu dạng viên thì  thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Quy định này.

2. Chuẩn bị trám lấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Quy định này.

3. Thi công trám lấp:

a) Việc thi công trám lấp phải bảo đảm giếng được lấp đầy bằng các vật liệu trám lấp; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng khoan phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa hoặc sét tự nhiên dạng viên, không sử dụng vật liệu bở rời;

b) Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 của Quy định này;

c) Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên hoặc vật liệu bở rời thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 17 của Quy định này;

d) Trường hợp giếng khoan được chống ống, thì phải rút, nhổ cột ống lên khỏi giếng khoan trong quá trình trám lấp. Tuỳ thuộc mức độ cứng chắc, ổn định của đất đá xung quanh thành giếng, có thể rút, nhổ toàn bộ hoặc một phần cột ống trước khi trám lấp nhưng phải bảo đảm đất đá xung quanh thành giếng không sập lở vào giếng khoan;

đ) Trường hợp toàn bộ giếng khoan hoặc một phần giếng nằm trong các lớp đất đá bở rời, kém ổn định thì phải thực hiện rút, nhổ cột ống theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 17 của quy định này.

Điều 19. Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng đào

Việc thi công trám lấp giếng đào quy định tại Điều 4 của Quy định này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Vật liệu sử dụng để trám lấp là vật liệu tự nhiên, có tính thấm nước kém hơn hoặc tương đương với tính thấm nước của các lớp đất đá xung quanh giếng đào;

2. Việc thi công trám lấp phải thực hiện theo từng đoạn; vật liệu được đổ từ từ, theo từng lớp và phải đầm, nện bằng dụng cụ thích hợp; ít nhất 1m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng sét tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính chất tương đương.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Xử lý tồn tại

1. Đối với trường hợp giếng khoan, giếng đào có trước ngày Quy định này có hiệu lực, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức điều tra, thống kê, rà soát, phân loại các loại giếng phải xử lý, trám lấp theo quy định tại Điều 4 của Quy định này; xây dựng phương án xử lý, trám lấp giếng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện việc trám lấp.

2. Đối với trường hợp giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp nhưng không xác định được chủ giếng hoặc chủ giếng là cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận), thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giếng khai thác nước dưới đất mà trước đó chủ giếng đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ trong việc khoan, đào giếng đó; giếng khoan khác cần phải trám lấp nhưng thực tế không xác định được chủ giếng thì Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện trám lấp.

3. Kinh phí xử lý, trám lấp giếng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

  Mẫu số 01

(TÊN CHỦ GIẾNG)

(Trang bìa trong)

PHƯƠNG ÁN TRÁM LẤP GIẾNG KHOAN

——— (1)

           CHỦ GIẾNG                                                                   TỔ CHỨC/CÁ NHÂN                                                                 

                                                                                                            LẬP PHƯƠNG ÁN

    Ký, đóng dấu (nếu có)                                                            Ký, đóng dấu (nếu có)

và ghi rõ họ, tên                                                 và ghi rõ họ, tên

 Địa danh, tháng… năm…

 (1) Ghi loại giếng khoan (khai thác, thăm dò, quan trắc, tháo khô mỏ, hố móng hoặc giếng khoan thuộc dự án….), của (tên chủ giếng)

 MỞ ĐẦU:

Nêu tóm tắt thông tin chung về chủ giếng, vị trí, địa điểm; số lượng, loại giếng khoan (khai thác, thăm dò, quan trắc, tháo khô mỏ, hố móng hoặc giếng khoan thuộc dự án….), mục đích khoan giếng hoặc mục đích sử dụng giếng (đối với giếng đã có); lý do phải trám lấp.

1. Mô tả giếng khoan:

– Mô tả địa tầng (nếu có), cấu trúc của giếng khoan (đường kính, chiều sâu, đường kính nhỏ nhất, loại ống chống (nếu có),….và tự nhận xét, đánh giá về khả năng thực tế của việc rút, nhổ cột ống, những vấn đề cần chú ý trong quá trình thi công trám lấp giếng khoan.

– Liệt kê danh mục (số hiệu, vị trí, chiều sâu) giếng khoan phải trám lấp.

2. Vật liệu trám lấp:

– Nêu các loại vật liệu sử dụng để trám lấp (hỗn hợp vữa, vật liệu dạng viên, vật liệu bở rời hoặc vật liệu tự nhiên tại chỗ…);

– Nêu cụ thể từng loại vật liệu sử dụng để trám lấp từng đoạn chiều sâu của giếng khoan (nếu sử dụng các loại vật liệu khác nhau để trám lấp) hoặc toàn bộ chiều sâu giếng khoan;

– Dự kiến khối lượng vật liệu sử dụng;

– Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa thì nêu các loại vật liệu sử dụng để trộn vữa, tỷ lệ pha trộn và phụ gia (nếu có);

– Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên hoặc vật liệu bở rời khác thì nêu loại vật liệu, kích thước tối đa và biện pháp, cách thức kiểm soát kích thước đó.

3. Thiết bị, dụng cụ chủ yếu để trám lấp:

– Nêu các loại thiết bị chủ yếu được sử dụng để thi công trám lấp (máy khoan, máy bơm,..) và mô tả những tính năng, kỹ thuật chủ yếu liên quan trực tiếp tới quá trình rút, nhổ cột ống, thi công trám lấp;

– Nêu các loại dụng cụ chủ yếu được sử dụng trực tiếp để trám lấp (đường kính, chiều dài bộ cần khoan hoặc ống; bộ dụng cụ, thiết bị trộn vữa,…).

4. Quy trình thực hiện trám lấp:

Tuỳ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, chiều sâu, đường kính, loại vật liệu, thiết bị, dụng cụ sử dụng để trám lấp, quy trình thực hiện trám lấp bao gồm các nội dung sau:

– Mô tả việc phân chia các đoạn trám và chiều dài các đoạn trám lấp tương ứng;

– Mô tả trình tự các bước công việc dự kiến để thực hiện trám lấp cho mỗi đoạn và toàn bộ giếng khoan;

– Mô tả phương pháp, cách thức, quá trình rút, nhổ cột ống (nếu có);

– Mô tả phương pháp, cách thức, quá trình đưa vữa trám lấp xuống giếng khoan (nếu sử dụng vữa trám);

– Mô tả biện pháp, cách thức, quá trình đầm, nện vật liệu trám lấp ở trong giếng khoan (nếu sử dụng vật liệu dạng viên hoặc bở rời);

– Mô tả cách thức, biện pháp kiểm tra, kiểm soát khối lượng vật liệu, chiều dài mỗi đoạn trám lấp trong giếng khoan;

– Mô tả phương pháp, quá trình bổ sung vật liệu trám lấp và đổ lớp bê tông miệng giếng khoan.

5. Kết luận:

Tự nhận xét, đánh giá và kết luận mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, quá trình trám lấp giếng khoan và những đề xuất, kiến nghị.

Phụ lục kèm theo:

1) Hình vẽ cột địa tầng (nếu có) và cấu trúc giếng khoan phải trám lấp (trường hợp nhiều giếng khoan thì chỉ cần hình vẽ của giếng khoan điển hình, đại diện).

2) Hình vẽ cột địa tầng (nếu có) và dự kiến cấu trúc giếng khoan (các lớp vật liệu trám lấp) sau khi hoàn thành công tác trám lấp (trường hợp nhiều giếng khoan thì chỉ cần hình vẽ của giếng khoan điển hình, đại diện).

Ghi chú:

– Phương án trám lấp giếng khoan có thể được lập cho một, một số giếng khoan hoặc toàn bộ giếng khoan phải trám lấp của một chủ giếng;

– Trường hợp gồm nhiều loại giếng khoan (giếng khoan nước dưới đất, giếng khoan khác) có yêu cầu kỹ thuật khác nhau thì có thể lập phương án trám lấp chung và nêu cụ thể đối với từng loại giếng khoan đó.   

 Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

BIÊN BẢN TRÁM LẤP GIẾNG

– Căn cứ phương án trám lấp giếng và thông báo trám lấp đã gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường/UBND xã:…………….., ngày…..tháng….. năm……..;

– Căn cứ kết quả trám lấp giếng,

Hôm nay, ngày……tháng…..năm…., chúng tôi, gồm:

a) Đại diện chủ giếng:

– Ông/Bà:

b) Đại diện đơn vị thi công trám lấp giếng:

– Ông/Bà:

Với sự chứng kiến của Ông/Bà…………………, đại diện cho Phòng Tài nguyên và Môi trường/ UBND xã: ……(nếu có)

Đã tiến hành lập biên bản trám lấp giếng tại hiện trường như sau:

1. Thông tin chung về giếng:

– Tên, địa chỉ của chủ giếng:

– Vị trí, địa điểm giếng:

– Toạ độ vị trí của giếng (nếu có), X:                                 Y:

– Loại giếng:

– Chiều sâu giếng:

– Loại ống giếng: (ống sắt/ống nhựa, loại ống nhựa)

– Đường kính miệng giếng: …., đường kính nhỏ nhất của giếng …. ;

– Lý do trám lấp:

2. Thi công trám lấp và kết quả trám lấp:

– Việc thi công trám lấp được bắt đầu từ ngày…, đến ngày… tháng …năm……

– Kết quả rút nhổ cột ống giếng:

– Vật liệu sử dụng: (thống kê các loại vật liệu, chiều sâu sử dụng từng loại vật liệu, khối lượng đã sử dụng để trám lấp,….).

– Kết quả trám lấp: vẽ sơ hoạ các lớp vật liệu đã trám lấp trong giếng; hoặc kèm theo hình vẽ cột địa tầng (nếu có) và cấu trúc các lớp vật liệu trong giếng sau khi đã trám lấp.

– Những vấn đề phát sinh (so với phương án trám lấp) trong quá trình thi công trám lấp giếng, kết quả giải quyết tại hiện trường và những nội dung khác (nếu có):

3. Kết luận:

 Nhận xét, đánh giá về kết quả trám lấp giếng:

 

Đại diện Phòng TN&MT/ UBND xã

(nếu có mặt tại hiện trường)

Đại diện chủ giếng

Đại diện đơn vị thi công trám lấp giếng

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT Quy định trám lấp giếng appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/quyet-dinh-142007qd-btnmt-quy-dinh-tram-lap-gieng.html/feed/ 0 478
Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc khai thác nước ngầm http://moitruongdgp.com/thong-tu-272014tt-btnmt-ve-viec-khai-thac-nuoc-ngam.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-272014tt-btnmt-ve-viec-khai-thac-nuoc-ngam.html#respond Mon, 05 Jan 2015 22:20:35 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=475 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – […]

The post Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc khai thác nước ngầm appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 27/2014/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, MẪU HỒ SƠ CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất; mẫu đơn, mẫu giấy phép, nội dung đề án, nội dung báo cáo trong hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Công trình khai thác nước dưới đất là hệ thống gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m.
  2. Công trình khai thác nước mặt bao gồm hồ chứa, đập dâng, đập tràn, kênh dẫn nước, cống, trạm bơm khai thác nước mặt.
  3. Lưu lượng khai thác nước dưới đất của một công trình là tổng lưu lượng của các giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc công trình đó.
  4. Vùng ảnh hưởng của công trình khai thác nước dưới đất là vùng có mực nước hoặc mực áp lực của tầng chứa nước bị hạ thấp lớn hơn 0,5 m do hoạt động khai thác của công trình đó gây ra.
  5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
  6. a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
  7. b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
  8. c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
  9. d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;

đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;

  1. e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
  2. g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

Chương II

ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 4. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

  1. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:
  2. a) Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
  3. b) Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
  4. c) Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
  5. d) Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;

đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.

  1. Căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dày của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng chứa nước có áp.
  2. Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản 1 Điều này và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

Điều 5. Khoanh định, công bố khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

  1. Khoanh định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất
  2. a) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; lập Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.
  3. b) Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Vị trí địa lý, diện tích, phạm vi hành chính của từng khu vực;

– Những số liệu, căn cứ chính để khoanh định từng khu vực.

  1. Phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất sau khi có ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước.

  1. Công bố Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, thông báo tới Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.

  1. Điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Định kỳ năm (05) năm một lần hoặc khi cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.

Điều 6. Đăng ký khai thác nước dưới đất

  1. Cơ quan đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
  2. Trình tự, thủ tục đăng ký:
  3. a) Căn cứ Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng dân phố) thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát hai (02) tờ khai quy định tại Mẫu số 38 của Phụ lục kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân để kê khai.

Trường hợp chưa có giếng khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành khoan giếng.

  1. b) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ quan đăng ký hoặc nộp cho tổ trưởng tổ dân phố để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  2. c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân.
  3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan đăng ký hoặc tổ trưởng dân phố để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.
  4. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã thì gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chương III

MẪU ĐƠN, GIẤY PHÉP, NỘI DUNG ĐỀ ÁN, BÁO CÁO TRONG HỒ SƠ CẤP PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 7. Mẫu đơn đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước

Đơn đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo mẫu quy định tại Phần I của Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Mẫu giấy phép tài nguyên nước

Giấy phép tài nguyên nước được lập theo mẫu quy định tại Phần II của Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Nội dung đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

  1. Nội dung đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất được lập theo hướng dẫn tại Phần III của Phụ lục kèm theo Thông tư này.
  2. Nội dung đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển được lập theo hướng dẫn tại Phần IV của Phụ lục kèm theo Thông tư này.
  3. Nội dung đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước được lập theo hướng dẫn tại Phần V của Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Thông tư 27/2014/TT-BTNMT

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.

Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

  1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đã được các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn được thực hiệnthẩm định, xem xét cấp phép theo mẫu quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

Điều 11. Trách nhiệm thực hiện

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Thông tư này tại địa phương.
  2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh và Cục Quản lý tài nguyên nước tình hình đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trước ngày 15 tháng 12.
  3. Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; tổng hợp tình hình đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi cả nước./.
 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dán tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Lưu: VT, PC, TNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thái Lai

PHỤ LỤC

MẪU ĐƠN, GIẤY PHÉP VÀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN, BÁO CÁO TRONG HỒ SƠ CẤP PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

STT Ký hiệu Tên văn bản
Phần I MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC
1 Mẫu 01 Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất
2 Mẫu 02 Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất
3 Mẫu 03 Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
4 Mẫu 04 Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
5 Mẫu 05 Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
6 Mẫu 06 Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
7 Mẫu 07 Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển
8 Mẫu 08 Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước biển
9 Mẫu 09 Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
10 Mẫu 10 Đơn đề nghị gia hạn/ điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
11 Mẫu 11 Đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Phần II MẪU GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC
12 Mẫu 12 Giấy phép thăm dò nước dưới đất
13 Mẫu 13 Giấy phép thăm dò nước dưới đất (Mẫu gia hạn/điều chỉnh/cấp lại)
14 Mẫu 14 Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
15 Mẫu 15 Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (Mẫu gia hạn/điều chỉnh/cấp lại)
16 Mẫu 16 Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
17 Mẫu 17 Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (Mẫu gia hạn/điều chỉnh/cấp lại)
18 Mẫu 18 Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển
19 Mẫu 19 Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển (Mẫu gia hạn/điều chỉnh/cấp lại)
20 Mẫu 20 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
21 Mẫu 21 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu gia hạn/điều chỉnh/cấp lại)
Phần III HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ĐỀ ÁN, BÁO CÁO THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
22 Mẫu 22 Đề án thăm dò nước dưới đất (đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên)
23 Mẫu 23 Thiết kế giếng thăm dò nước dưới đất (đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm)
24 Mẫu 24 Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (trường hợp đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất)
25 Mẫu 25 Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất (đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên)
26 Mẫu 26 Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác (đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên)
27 Mẫu 27 Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất (trường hợp công trình khai thác đang hoạt động)
28 Mẫu 28 Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép (trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất)
Phần IV HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ĐỀ ÁN, BÁO CÁO KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT, NƯỚC BIỂN
29 Mẫu 29 Đề án khai thác, sử dụng nước mặt (đối với trường hợp chưa có công trình khai thác)
30 Mẫu 30 Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt (đối với trường hợp đã có công trình khai thác)
31 Mẫu 31 Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép (đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt)
32 Mẫu 32 Đề án khai thác, sử dụng nước biển (đối với trường hợp chưa có công trình khai thác)
33 Mẫu 33 Báo cáo khai thác, sử dụng nước biển (đối với trường hợp đã có công trình khai thác)
34 Mẫu 34 Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép(đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước biển)
Phần V HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ĐỀ ÁN, BÁO CÁO XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
35 Mẫu 35 Đề án xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải nhưng chưa có hoạt động xả nước thải)
36 Mẫu 36 Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước)
37 Mẫu 37 Báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép)
Phần VI MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
38 Mẫu 38 Tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc khai thác nước ngầm appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-272014tt-btnmt-ve-viec-khai-thac-nuoc-ngam.html/feed/ 0 475
Thông tư 22/2014/TT-BTNMT quy định về ĐTM, cam kết http://moitruongdgp.com/thong-tu-22-2014-tt-btnmt-quy-dinh-ve-dtm-cam-ket.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-22-2014-tt-btnmt-quy-dinh-ve-dtm-cam-ket.html#respond Mon, 05 Jan 2015 22:11:29 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=471 Thông tư này quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – […]

The post Thông tư 22/2014/TT-BTNMT quy định về ĐTM, cam kết appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Thông tư này quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 22/2014/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2014/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 29/2011/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔTRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định và hướng dẫn thi hànhNghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Điều 2. Lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Việc lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2014.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị có ý kiến phản ánh bằng văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
– Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
– Lưu: VT, PC, TCMT (34).

thong-tu-22 -2014-TT-BTNMT

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Thông tư 22/2014/TT-BTNMT quy định về ĐTM, cam kết appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-22-2014-tt-btnmt-quy-dinh-ve-dtm-cam-ket.html/feed/ 0 471
Nghị định 80/2014/NĐ-CP thoát nước và xử lý nước thải http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-80-2014-nd-cp-thoat-nuoc-va-xu-ly-nuoc-thai.html http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-80-2014-nd-cp-thoat-nuoc-va-xu-ly-nuoc-thai.html#respond Mon, 05 Jan 2015 21:35:26 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=468 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao… CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 80/2014/NĐ-CP Hà […]

The post Nghị định 80/2014/NĐ-CP thoát nước và xử lý nước thải appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

nghị định 80/2014/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 80/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

Chính phủ ban hành Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hoạt động thoát nước và xử lý nước thải là các hoạt động về quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

2. Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là dịch vụ thoát nước) là các hoạt động về quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lýnước thải theo các quy định của pháp luật.

3. Chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là chi phí dịch vụ thoát nước) là các chi phí để thực hiện các nhiệm vụ thu gom, tiêu thoát nước mưa và thu gom, xử lý nước thải tại khu vực có dịch vụ thoát nước.

4. Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là giá dịch vụ thoát nước) là toàn bộ chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ và mức lợi nhuận hợp lý cho một mét khối nước thải (1m3) để thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải.

5. Đơn vị thoát nước là tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo hợp đồng quản lý vận hành.

6. Hộ thoát nước là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam xả nước thải vào hệ thống thoát nước.

7. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.

8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…

9. Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt.

10. Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa…), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:

– Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;

– Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;

– Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.

11. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.

12. Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, giếng tách dòng, đường ống thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả,… và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.

13. Cống bao là tuyến cống chuyển tải nước thải từ các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và chuyển tải đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.

14. Hồ điều hòa là các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo có chức năng tiếp nhận nước mưa và điều hòa tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước.

15. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.

16. Điểm xả là nơi xả nước từ hệ thống thoát nước ra nguồn tiếp nhận.

17. Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom vào mạng lưới thoát nước chuyển tải về nhà máy xử lý nước thải hoặc xả ra nguồn tiếp nhận.

18. Nguồn tiếp nhận là cáo nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất.

19. Quy hoạch chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là quy hoạch thoát nước) là việc xác định các lưu vực thoát nước (nước mưa, nước thải), phân vùng thoát nước thải; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định nguồn tiếp nhận; xác định vị trí, quy mô của mạng lưới thoát nước, các công trình đầu mối thoát nước và xử lý nước thải (như trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả).

20. COD (Viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.

21. Bùn thải là bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước thải.

Điều 3. Nguyên tắc chung quản lý thoát nước và xử lý nước thải

1. Dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung là loại hình hoạt động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên và khuyến khích đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm phát triển bền vững.

2. Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước.

3. Nước mưa, nước thải được thu gom; nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theoquy định.

4. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải ngay hại và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ, được duy tu, bảo dưỡng. Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Thoát nước và xử lý nước thải phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

6. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước có liên quan đến kết cấu hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ và hoàn trả nguyên trạng hoặc khôi phục lại nếu làm hư hỏng công trình giao thông.

7. Các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến hệ thống thoátnước phải có phương án bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định hệ thống thoát nước.

8. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thoátnước.

Điều 4. Quy định quy chuẩn kỹ thuật về nước thải

1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

2. Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu công nghiệp.

3. Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương.

4. Nước thải từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật nước thải xả vào hệ thốngthoát nước đô thị.

5. Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập trung xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý nước thải với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.

6. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quy chuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi.

Điều 5. Quy hoạch thoát nước

1. Quy hoạch thoát nước đô thị là một nội dung của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch thoát nước là quy hoạch chuyên ngành được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoátnước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đô thị tỉnh lỵ (từ loại 3 trở lên) nếu quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt chưa đủ điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và kêu gọi đầu tư thì Ủy ban nhân dâncấp tỉnh xem xét, quyết định lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước để làm cơ sở triển khai thực hiện. Nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành thoát nước phải làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước.

2. Quy hoạch thoát nước khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu công nghiệp bao gồm: Đánh giá tổng hợp hiện trạng thoát nước mưa, thu gom thoát nước thải trong công nghiệp; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước, nguồn tiếp nhận, mức độ ô nhiễm môi trường, vị trí, quy mô nhà máy xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước thải phù hợp với đặc thù của khu công nghiệp.

3. Quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung là một nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung bao gồm: Dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước; xác định vị trí, quy mô trạm bơm, trạm xử lý nước thải, các dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn quy hoạch.

4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, quy hoạch thoát nước tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng và các quy định khác có liên quan.

Điều 6. Quản lý cao độ có liên quan đến thoát nước

1. Quản lý cao độ nền đô thị:

a) Cao độ nền đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hệ cao độ chuẩn quốc gia phải bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm quản lý và cung cấpcác thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

c) Các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ cao độ nền đô thị đã được cung cấp;

d) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa cao độ thiết kế công trình xây dựng và cao độ nền đô thị.

2. Quản lý cao độ của hệ thống thoát nước:

Đơn vị thoát nước có trách nhiệm:

a) Xác định và quản lý cao độ mực nước các hồ điều hòa, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa, chống úng ngập và bảo vệ môi trường;

b) Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa;

c) Cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

3. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh mương có liên quan đến việc thoátnước đô thị có trách nhiệm phối hợp vơi đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về thoátnước, chống ngập úng đô thị.

Điều 7. Quy định về quản lý hoạt động thoát nước địa phương

1. Quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý thoát nước và xử lý nước thải đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

2. Nội dung cơ bản của quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương bao gồm:

a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng;

b) Hệ thống thoát nước của địa phương;

c) Xác định chủ sở hữu;

d) Quy định về tiêu chuẩn dịch vụ, quy định về đấu nối và miễn trừ đấu nối; trách nhiệm và quyền của chủ đầu tư, của hộ thoát nước; nghĩa vụ tài chính liên quan đến công tác đấu nối, các chính sách hỗ trợ của địa phương về đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước;

đ) Quy định về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải áp dụng;

e) Quy định về quản lý bùn thải của hệ thống thoát nước; bùn thải từ bể tự hoại;

g) Quy định về xử lý nước thải tập trung, phi tập trung;

h) Quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;

i) Quy định về hợp đồng quản lý, vận hành;

k) Quy định về trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoátnước trên địa bàn;

l) Quy định trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động thoát nước, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;

m) Quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương.

Điều 8. Sự tham gia của cộng đồng

1. Thực hiện chức năng giám sát về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện việc đấu nối vào hệ thống thoát nước theo quy định.

3. Phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.

Điều 9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thoát nước

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thoátnước trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình thoát nước và chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước.

2. Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp Luật về thoát nước.

Chương II

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 10. Chủ sở hữu công trình thoát nước

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu hoặc ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã là chủ sở hữu đối với hệ thống thoát nước:

a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới;

c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trìnhthoát nước có thời hạn.

2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp là chủ sở hữu hệ thốngthoát nước thuộc khu đô thị mới, khu công nghiệp do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.

3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư hoặc đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 11. Chủ đầu tư công trình thoát nước

1. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý hoặc đơn vị thoát nước được giao là chủ đầu tư xây dựng các công trình thoát nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn do mình quản lý.

2. Chủ đầu tư hệ thống thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là Ban quản lý xây dựng nông thôn xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xây dựng nông thôn xã không đủ năng lực thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.

3. Đơn vị được giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới là chủ đầu tư công trình thoát nước trên địa bàn được giao quản lý.

4. Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư.

5. Công trình thoát nước do cộng đồng đóng góp, đại diện chủ đầu tư do cộng đồng quyết định.

Điều 12. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước

1. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước bao gồm các giải pháp, phương án đầu tư, công việc cụ thể nhằm bảo đảm tiêu thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, nâng cao độ bao phủ dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ.

2. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoátnước đã được phê duyệt và có sự phối hợp với các địa phương liên quan.

3. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước:

a) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Kế hoạch đầu tư phát triển thoátnước của địa phương;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 13. Nguồn vốn đầu tư

Hệ thống thoát nước các đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng một phần hoặc toàn bộ hệ thống thoát nước phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 14. Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước

1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trìnhthoát nước phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

2. Tùy theo đặc điểm, quy mô dự án, tổ chức tư vấn khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoátnước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị phải thực hiện:

a) Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả chi phí dịch vụ thoát nước của người dân khu vực dự án; đồng thời để người dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;

b) Việc lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phải được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án;

c) Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải thực hiện đồng bộ từ xây dựng nhà máy xử lý nước thải, mạng lưới thu gom, chuyển tải nước thải đến hộp đấu nối trên toàn bộ phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước.

Điều 15. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư

Các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng được hỗ trợ:

1. Được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

2. Được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương.

3. Các ưu đãi, hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành.

Điều 16. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải

1. Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.

2. Tiết kiệm đất xây dựng.

3. Quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.

4. Chi phí đầu tư hợp lý trong đó tính đến cả sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.

5. Phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.

6. An toàn và thân thiện với môi trường

7. Có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.

8. Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu.

9. Mức độ phát sinh và xử lý bùn cặn.

10. Tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.

Chương III

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 17. Lựa chọn đơn vị thoát nước

1. Đối với hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thoát nước do mình đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

3. Đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải.

4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.

Điều 18. Quyền và trách nhiệm của đơn vị thoát nước

1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh theo các quy định, được thanh toán đúng và đủ chi phí dịch vụ thoátnước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;

b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;

c) Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch thoát nước trên địa bàn;

d) Được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau đây:

a) Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu công trình thoát nước và xử lý nước thải theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;

b) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;

c) Xử lý sự cố, khôi phục việc thoát nước và xử lý nước thải;

d) Thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do mình quản lý; phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc trực tiếp tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước theo quy định;

đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Cung cấp thông tin thỏa thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu;

g) Bảo vệ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định;

h) Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;

i) Báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và Trung ương;

k) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên sử dụng theo quy định pháp luật;

l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước

1. Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:

a) Các chủ thể của hợp đồng;

b) Đối tượng hợp đồng;

c) Hồ sơ tài sản (danh mục tài sản, giá trị tài sản) mà chủ sở hữu bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành;

d) Phạm vi, nội dung công việc;

đ) Hồ sơ quản lý mạng lưới, các công trình thoát nước, quy trình quản lý, vận hành hệ thốngthoát nước và các yêu cầu kỹ thuật;

e) Tiêu chuẩn dịch vụ;

g) Giá trị hợp đồng; điều chỉnh giá trị hợp đồng;

h) Nội dung thanh toán, phương thức thanh toán;

i) Nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan.

3. Thời hạn hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:

Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 năm. Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng, trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất là 01 năm thì các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành và đi đến ký kết.

4. Chấm dứt hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:

a) Một trong các bên vi phạm các điều khoản cam kết của hợp đồng;

b) Khi hết thời hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng;

c) Những trường hợp bất khả kháng hoặc các lý do khác được quy định trong hợp đồng;

d) Những trường hợp chấm dứt hợp đồng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:

a) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán chi phí định kỳ theo thỏa thuận;

b) Phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận;

c) Trong trường hợp chậm thanh toán quá 15 ngày so với thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thì đơn vị thoát nước được hưởng lãi suất cao nhất của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch tại thời điểm thanh toán đối với so tiền chậm thanh toán;

d) Chủ sở hữu công trình thoát nước chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu và thanh toán cho đơn vị thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;

đ) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán từ nguồn thu tiền dịch vụthoát nước, ngân sách hàng năm của chủ sở hữu công trình thoát nước và từ các nguồn khác.

6. Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:

Đơn vị thoát nước được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba khi có sự thỏa thuận của chủ sở hữu công trình thoát nước.

7. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

Điều 20. Quản lý hệ thống thoát nước mưa và tái sử dụng nước mưa

1. Quản lý hệ thống thoát nước mưa:

a) Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hòa và các trạm bơm chống úng ngập, cửa điều tiết, các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường;

b) Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu, cửa xả nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa;

c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;

d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới thoát nước theo lưu vực.

2. Quy định tái sử dụng nước mưa:

a) Khuyến khích việc tái sử dụng nước mưa phục vụ cho các nhu cầu, góp phần giảm ngập úng, tiết kiệm tài nguyên nước, giảm thiểu việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước mưa được hỗ trợ vay vốn ưu đãi và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;

c) Việc tái sử dụng nước mưa cho các mục đích khác nhau phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước phù hợp.

Điều 21. Quản lý hệ thống hồ điều hòa

1. Quản lý hệ thống hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước nhằm lưu trữ nước mưa, đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái kết hợp làm nơi vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch.

2. Việc sử dụng, khai thác hồ điều hòa vào mục đích vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch và dịch vụ khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép; việc xây dựng, khai thác, sử dụng hồ điều hòa phải được kiểm tra giám sát theo các quy định của pháp luật.

3. Các hành vi xả nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác vào hồ điều hòa phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.

4. Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, đảm bảo tốt nhiệm vụ điều hòa nước mưa.

5. Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ và bờ hồ.

6. Lập quy trình quản lý và các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.

Điều 22. Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải

1. Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bao gồm các nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, tuyến cống áp lực, công trình đầu mối, điểm đấu nối, tuyến cống thu gom, chuyển tải đến nhà máy xử lý nước thải, các điểm xả… phải tuân thủ các quy trình quản lý, vận hành đã được phê duyệt.

2. Nội dung quản lý, vận hành thoát nước thải bao gồm:

a) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoátnước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước;

b) Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;

d) Đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực.

3. Trong trường hợp hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung thì việc quản lý hệ thốngthoát nước được thực hiện như quy định tại Điều 20 và Khoản 1 Điều này.

Điều 23. Quy định về xử lý nước thải phi tập trung

1. Giải pháp xử lý nước thải phi tập trung được áp dụng đối với các khu hoặc cụm dân cư, khu đô thị mới, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chợ, trường học, khu nghỉ dưỡng hoặc các khu vực bị hạn chế bởi đất đai, địa hình… không có khả năng hoặc chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung.

2. Việc áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải đạt được hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, hạn chế được nguồn nước thải gây ô nhiễm và giảm thiểu các tác động trực tiếpcủa nước thải với môi trường.

3. Khi áp dụng giải pháp xử lý phi tập trung phải tính đến khả năng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý xử lý nước thải phi tập trung.

Điều 24. Quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý

1. Sử dụng nước thải sau xử lý thải phải đảm bảo yêu cầu:

a) Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường;

b) Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bàn, khu vực.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước thải sau xử lý.

Điều 25. Quản lý bùn thải

1. Bùn thải phải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.

2. Bùn thải được phân loại như sau:

a) Theo nguồn gốc bùn thải: Bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải) và bùn thải từ bể tự hoại;

b) Theo mức độ ô nhiễm của từng loại bùn thải;

c) Theo ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

3. Căn cứ để lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải:

a) Xử lý tập trung, phân tán hoặc tại chỗ;

b) Khối lượng bùn phát sinh;

c) Các đặc tính của bùn;

d) Sự ổn định của công nghệ xử lý;

đ) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế – kỹ thuật;

e) Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng;

g) Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng bùn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, thu hồi nhiệt.

4. Thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước:

a) Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến các địa điểm xử lý theo quy hoạch hoặc các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; không được phép xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trong trường hợp bùn thải có các thành phần nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;

b) Việc xử lý và tái sử dụng bùn thải phải tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng bùn thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về bảo vệ môi trường;

c) Khi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải phải có các giải pháp thu gom và xử lý bùn thải phù hợp.

5. Thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại:

a) Bùn thải từ các hộ gia đình, các cơ quan hành chính, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thông hút định kỳ;

b) Việc thông hút, vận chuyển bùn thải bể tự hoại phải bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Bùn thải bể tự hoại được thu gom, lưu giữ phải được vận chuyển tới các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý. Nghiêm cấm xả thẳng bùn thải bể tự hoại vào hệ thốngthoát nước cũng như môi trường xung quanh;

d) Việc xử lý bùn thải, tái sử dụng bùn thải bể tự hoại phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường;

đ) Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính, và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ.

6. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập, quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước và bể tự hoại.

Điều 26. Quản lý hệ thống các điểm xả ra nguồn tiếp nhận

1. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ảnh hưởng của ngập úng đô thị.

3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp, quản lý thống nhất các điểm xả; giám sát chất lượng nước thảicủa hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước trên địa bàn tỉnh xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận; phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 27. Hợp đồng dịch vụ thoát nước

1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộthoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước.

2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Chủ thể hợp đồng;

b) Điểm đấu nối;

c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;

d) Chất lượng dịch vụ;

đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e) Giá dịch vụ thoát nước, phương thức thanh toán;

g) Xử lý vi phạm hợp đồng;

h) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

3. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước.

Điều 28. Ngừng dịch vụ thoát nước

1. Đối với hộ gia đình vi phạm các quy định quản lý về thoát nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đơn vị thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ các trường hợp được quy định trong hợp đồng quản lý, vận hành.

2. Đối với các hộ thoát nước khác vi phạm các quy định về thoát nước, đơn vị thoát nước thông báo bằng văn bản về việc vi phạm và yêu cầu hộ thoát nước khắc phục. Nếu hộ thoát nước không chấp hành thì đơn vị thoát nước thực hiện việc ngừng dịch vụ thoát nước theo các điều, khoản được quy định trong Hợp đồng dịch vụ thoát nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Dịch vụ thoát nước được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định.

4. Trường hợp ngừng dịch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước phải có văn bản thông báo cho các hộ thoát nước có liên quan biết lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước; đồng thời, đơn vị thoát nước phải có biện pháp thoát nước tạm thời để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của các hộthoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoátnước

1. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các quyền sau đây:

a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra;

c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động thoát nước;

d) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị thoát nước gây ra theo quy định của Hợp đồng dịch vụthoát nước;

đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của đơn vị thoát nước hoặc các bên có liên quan;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thanh toán tiền dịch vụ thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn;

b) Xả nước thải vào hệ thống thoát nước đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

c) Thông báo kịp thời cho đơn vị thoát nước khi thấy các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố đối với hệ thống thoát nước;

d) Đấu nối hệ thống thoát nước của công trình vào hệ thống thoát nước chung đúng các quy định của thỏa thuận đấu nối;

đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp Luật.

Chương IV

ĐẤU NỐI HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Điều 30. Đấu nối hệ thống thoát nước

1. Việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo:

a) Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;

b) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.

2. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải là đối tượng phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối tại Điều 35 Nghị định này.

3. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định đấu nối của hệ thống thoát nước.

Điều 31. Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước

1. Hộp đấu nối được xác định nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước, tại vị trí điểm đấu nối và đặt trên phần đất công sát ranh giới giữa phần đất công và đất tư của mỗi hộ thoátnước.

2. Tất cả các hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước trong phạm vi khuôn viên phần đất tư của mình và đấu nối vào hộp đầu nối.

3. Việc đầu tư xây dựng lắp đặt hệ thống thoát nước trong khuôn viên công trình, nhà ở của hộthoát nước phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các yêu cầu trong các nội dung về quy định đấu nối và thỏa thuận đấu nối.

4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến cống cấp 3, cấp 2 và cấp 1.

Điều 32. Quy định về xả nước thải tại điểm đấu nối

1. Đối với nước thải sinh hoạt: Các hộ thoát nước được phép xả nước thải trực tiếp vào hệ thốngthoát nước tại điểm đấu nối.

2. Đối với các loại nước thải khác: Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào điểm đấu nối và theo các quy định về đấu nối và thỏa thuận đấu nối.

Điều 33. Nội dung quy định đấu nối

1. Quy định đấu nối nhằm bảo đảm việc đấu nối được thực hiện khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mới hoặc mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ thoát nước hiện có.

2. Nội dung quy định đấu nối bao gồm:

a) Các quy định về điểm đấu nối;

b) Các yêu cầu về cao độ của điểm đấu nối;

c) Các quy định về hộp đấu nối;

d) Thời điểm đấu nối;

đ) Chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối;

e) Kinh phí đấu nối, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đấu nối;

g) Nghĩa vụ tài chính đấu nối của chủ sở hữu hệ thống thoát nước và hộ thoát nước;

h) Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế phối hợp.

3. Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho cộng đồng dân cư thuộc phạm vi khu vực biết.

4. Quy định đấu nối là một nội dung trong quy định thoát nước địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Điều 34. Hỗ trợ đấu nối vào hệ thống thoát nước

1. Hỗ trợ đấu nối nhằm thúc đẩy việc đấu nối nước thải từ hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước; đảm bảo nước thải được thu gom triệt để, nhà máy xử lý nước thải hoạt động theo đúng công suất thiết kế; bảo đảm hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng hệ thốngthoát nước.

2. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình có công, gia đình nghèo theo các tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định; các hộ gia đình chấp hành và thực hiện đấu nối ngay khi được yêu cầu đấu nối. Việc xác định các hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

3. Phương thức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí lắp đặt từ hộp đấu nối đến vị trí đường ống thoát nước trong phạm vi khuôn viên phần đất tư của hộ gia đình;

b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ các dự án đầu tư hoặc từ nguồn vốn của đơn vị thoát nước.

4. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, chủ sở hữu quyết định phương thức và mức hỗ trợ đấu nối cho các đối tượng cụ thể.

Điều 35. Thỏa thuận và miễn trừ đấu nối

1. Thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị thoát nước và hộ thoát nước về vị trí đấu nối, các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối, thời điểm đấu nối, chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối.

2. Các trường hợp được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước như sau:

a) Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.

Chương V

GIÁ DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC

Điều 36. Chi phí dịch vụ thoát nước

1. Chi phí dịch vụ thoát nước là cơ sở để định giá dịch vụ thoát nước và là căn cứ để xác định giá trị hợp đồng quản lý, vận hành được ký kết giữa đơn vị thoát nước và chủ sở hữu hệ thống thoátnước.

2. Chi phí dịch vụ thoát nước là các chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ cho một mét khối nước thải (1m3) để thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải tại khu vực được cung cấp dịch vụ bao gồm:

a) Chi phí vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống thoát nước;

b) Chi phí khấu hao xe, máy, thiết bị, nhà xưởng, công trình được đầu tư để phục vụ công tácthoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

c) Các chi phí, thuế và phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Nguyên tắc xác định chi phí dịch vụ thoát nước

1. Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.

2. Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định cho từng loại hệ thống thoát nước bao gồm:

a) Hệ thống thoát nước chung;

b) Hệ thống thoát nước riêng;

c) Hệ thống thoát nước nửa riêng.

Điều 38. Nguyên tắc và phương pháp định giá dịch vụ thoát nước

1. Giá dịch vụ thoát nước gắn với chất lượng cung cấp dịch vụ thoát nước và không phân biệt đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong hay ngoài nước, phù hợp với các chế độ, chính sách của Nhà nước.

2. Trong trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng, tính đủ các chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải và mức lợi nhuận hợp lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp bù từ ngân sách địa phương để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị thoát nước.

3. Việc định giá dịch vụ thoát nước phải căn cứ vào khối lượng nước thải và hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước.

Điều 39. Xác định khối lượng nước thải

1. Đối với nước thải sinh hoạt:

a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;

b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứ theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Đối với các loại nước thải khác:

a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;

b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải được xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại Điều 27 Nghị định này để thống nhất về khối lượng nước thải cho phù hợp.

Điều 40. Xác định hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải

1. Hàm lượng chất gây ô nhiễm đối với nước thải khác (không phải là nước thải sinh hoạt) được xác định theo chỉ tiêu COD trung bình của từng loại nước thải, căn cứ theo tính chất sử dụng hoặc loại hình hoạt động phát sinh ra nước thải hoặc theo từng đối tượng riêng biệt. Hàm lượng COD được xác định căn cứ theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn.

2. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định hàm lượng COD của nước thải (trừ nước thải hộ gia đình) làm căn cứ xác định giá dịch vụ thoát nước, định kỳ 06 tháng kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất để xác định hàm lượng COD này khi cần thiết. Trường hợp, hộ thoát nước không chấp thuận chỉ số hàm lượng COD theo cách tính của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước, hộ thoát nước có quyền hợp đồng với một phòng thí nghiệm khác thực hiện việc lấy mẫu, xác định chỉ số COD làm đối chứng; chi phí cho việc lấy mẫu, phân tích do hộ thoát nước chi trả.

Điều 41. Trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ thoát nước

1. Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác: Chủ sở hữu hệ thống thoátnước tổ chức lập và trình giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

3. Đối với khu công nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp thỏa thuận với các chủ đầu tư trong khu công nghiệp và quyết định về mức giá. Trước khi quyết định phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước và cơ quan quản lý giá tại địa phương.

Điều 42. Điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước

1. Giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;

b) Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật;

c) Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.

2. Thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

3. Đối với khu vực đô thị hệ thống thu gom và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ODA, giá sử dụng dịch vụ thoát nước và lộ trình điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ thoát nước tuân thủ theo hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.

Điều 43. Phương thức thu, thanh toán tiền dịch vụ thoát nước

1. Đối với hộ thoát nước:

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền dịch vụ thoátnước thông qua hóa đơn tiền nước đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và được hưởng chi phí dịch vụ đi thu;

b) Đơn vị thoát nước trực tiếp thu tiền dịch vụ thoát nước đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung;

c) Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Đối với đơn vị thoát nước:

Chủ sở hữu hệ thống thoát nước thanh toán giá hợp đồng theo hợp đồng quản lý vận hành được ký kết giữa đơn vị thoát nước và chủ sở hữu hệ thống thoát nước.

Điều 44. Quản lý và sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước

1. Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước do chủ sở hữu hệ thống thoát nước quản lý và được sử dụng cho mục đích:

a) Chi trả cho dịch vụ đi thu, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải xác định hàm lượng COD;

b) Chi trả cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải;

c) Đầu tư để duy trì và phát triển hệ thống thoát nước;

d) Các chi phí hợp lệ khác theo quy định hiện hành.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Điều 45. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông, kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực thoátnước, xả nước thải ra môi trường trên phạm vi cả nước; phối hợp với các Bộ, ngành quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung.

Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn do mình quản lý;

2. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn do mình quản lý.

3. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý hoạt động thoát nước địa phương; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích đầu tư về thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

4. Tổ chức chỉ đạo lập quy hoạch, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước địa phương và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

5. Tổ chức hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thoát nước và xử lý nước thải.

6. Tổ chức chỉ đạo việc lập báo cáo về tình hình, thoát nước tại địa phương bao gồm: Thực trạng về xây dựng phát triển; tình hình lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch và triển khai quy hoạch; tình hình đầu tư xây dựng và triển khai dự án đầu tư xây dựng; quản lý giá dịch vụ thoát nước.

7. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với các quy hoạch thoát nước đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế và đang tổ chức lập quy hoạch trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì việc thẩm định, phê duyệt tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Các quy hoạch thoát nước chưa phê duyệt nhiệm vụ thiết kế thì tổ chức thực hiện theo các quy định của Nghị định này.

2. Đối với các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh đang tổ chức thực hiện thu phí thoát nước có lộ trình điều chỉnh phí thoát nước quy định tại Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp thì tiếp tục thực hiện đến lần điều chỉnh phí thoát nước tiếp theo. Việc điều chỉnh phí thoát nước lần sau thực hiện theo quy định về giá dịch vụ thoát nước của Nghị định này.

Điều 48. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.

Điều 49. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành Liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchỦy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).KN.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Nghị định 80/2014/NĐ-CP thoát nước và xử lý nước thải appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-80-2014-nd-cp-thoat-nuoc-va-xu-ly-nuoc-thai.html/feed/ 0 468
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử lý môi trường http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-1792013nd-cp-quy-dinh-ve-xu-ly-moi-truong.html http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-1792013nd-cp-quy-dinh-ve-xu-ly-moi-truong.html#respond Mon, 05 Jan 2015 20:57:57 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=463 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt môi trường các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính CHÍNH PHỦ ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do […]

The post Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử lý môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt môi trường các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

nghị đinh 179/2013/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 179/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về:

a) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xphạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả;

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử lý buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

c) Công bố công khai thông tin về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cơ sở và khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xut, kinh doanh, dịch vụ tập trung);

d) Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định đình chỉ hoạt động; quyết định buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hp lý tài nguyên thiên nhiên;

e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và pháttriển bền vững tài nguyên di truyền;

h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.

3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan thì áp dụng các quy định đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xut, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đt, nước dưới đất khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 01 (một) theo quy chuẩn kỹ thuật đó.

2. Thải bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào môi trường không khí.

3. Thông số môi trường nguy hại trong nước thải là các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

4. Thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

5. Thông số môi trường không nguy hại là các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và môi trường xung quanh, trừ các thông số môi trường quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Khai thác trái phép loài sinh vật là các hành vi săn, bắt, đánh bắt, bẫy bắt, hái, lượm, thu giữ nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ phận hoặc dẫn xuất của các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư là khoảng cách tối thiu từ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đến khu dân cư gần nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

8. Bản cam kết bảo vệ môi trường bao gồm: Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường; bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường.

9. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ; báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở đang hoạt động; báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

10. Đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường bao gồm: Phương án cải tạo, phục hồi môi trường; dự án cải tạo, phục hồi môi trường và đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường.

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; Giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; Giấy chứng nhận túi ni lon (hoặc ni lông) thân thiện với môi trường; Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phm; Giấy xác nhận sinh vật biến đi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy đnh tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, ktừ ngày quyết định xử pht vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dng không đúng quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục nh trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm thân thiện môi trường;

h) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

k) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc lập, thực hiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đi với công trình xử lý môi trường theo quy định;

m) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;

n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm vxả cht thải vượt quy chun kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.

Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1, Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 53 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).

2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 15 và Điu 16 của Nghị định này) vượt quy chun kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các thông smôi trường không nguy hại và giá trị pH cùng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt.

Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 1% đến 4% của mức phạt tiền đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.

Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chun kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó.

Điều 7. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đphát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định về việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng đphát hiện vi phạm hành chính.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng kết quả giám định, đo đạc và phân tích mu môi trường của tchức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hoặc tổ chức hoạt động quan trắc do cơ quan có thm quyền chỉ định làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Trong trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi lại hình ảnh, cá nhân, tchức vi phạm có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng đxác định đối tượng, hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chương 2.

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 8. Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hp quy định tại Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối vi hành vi không xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo quy định, trong trường hợp thải chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với đối tượng phải lập dự án đầu tư bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hp quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản này;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thm quyền xác nhận, trừ trường hp quy định tại Điểm d và Điểm e Khoản này;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, không vận hành đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

3. Hình thức xử phạt b sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường, buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường được xây lắp không đúng quy định vbảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm đ Khoản 2 Điều này;

b) Buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hp vi phạm quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1, Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về Kế hoạch quản lý môi trường;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai Kế hoạch quản lý môi trường của dự án tại địa điểm thực hiện dự án và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tham vấn cộng đồng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo sai sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về Kế hoạch quản lý môi trường hoặc những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập, phê duyệt không đúng một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lập, phê duyệt không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập, phê duyệt Kế hoạch quản lý môi trường theo quy định;

g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);

h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;

i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hp quy định tại các đim a, b, d và g Khoản này;

k) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đi với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hp quy định tại các đim a, b, đ, e và m Khoản này;

l) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không hợp tác với cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; không cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến dự án khi được yêu cầu;

m) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp các công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; không nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường theo quy định; không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh vùng lòng hồ trước khi tích nước trong trường hp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện;

n) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng dự án;

o) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng; không tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; không thông báo khẩn cấp cho cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan nơi có dự án để chỉ đạo và phối hp xử lý; báo cáo sai sự thật kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường của dự án không đúng với thực trạng ô nhiễm của các nguồn thải;

p) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định và gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức;

q) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn trước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức;

r) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung trong Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đi với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm m, n, o và q Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thm quyn xử phạt n định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 10. Vi phạm các quy định về dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cung ứng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Hành vi vi phạm quy định về dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có cán bộ chuyên ngành môi trường với 05 năm kinh nghiệm trở lên nếu có bng đại học, 03 năm nếu có bng thạc sỹ, 01 năm đi với trình độ tiến sỹ; không có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có cơ svật chất – kỹ thuật, thiết bị chuyên dụng để đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích các mẫu về môi trường, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin, số liệu về dự án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; báo cáo sai sự thật về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án, vùng kế cận;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đủ tất cả các điều kiện cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vi phạm quy định tại Khoản này gây hậu quả về ô nhiễm môi trường.

2. Hành vi vi phạm quy định về cung ứng dịch vụ thm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi không đủ điều kiện theo quy định;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường vi phạm quy định tại Điểm a Khoản này gây hậu quả về ô nhiễm môi trường.

3. Hình thức xử phạt b sung:

a) Đình chỉ hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động cung ứng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường

1. Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã xác nhận đề án bảo vệ môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hp quy định tại các điểm a, d và e Khoản này;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ mộttrong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hp quy định tại các điểm a, đ và g Khoản này;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);

đ) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;

e) Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi xây lp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đi với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

g) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, không vận hành công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

h) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

2. Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền bị xphạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, d và e Khoản này;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, đ và g Khoản này;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chươngtrình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đi với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đán bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, không vận hành công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;

h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

3. Hành vi vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang Bộ bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệt đán bảo vệ môi trường vviệc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, d và e Khoản này;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, đ và g Khoản này;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp không đúng, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, không vận hành công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 1, Điểm g Khoản 2 và Điểm g Khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 1, Điểm g và Điểm h Khoản 2 và Điểm g và Điểm h Khoản 3 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 1, Điểm h Khoản 2 và Điểm h Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường đối với các vi phạm tại Điểm e và Điểm g Khoản 1, Điểm e và Điểm g Khoản 2 và Điểm e và Điểm g Khoản 3 Điều này;

b) Buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm các quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 1, Điểm g và Điểm h Khoản 2 và Điểm g và Điểm h Khoản 3 Điều này;

c) Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường xây lắp không đúng nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc phê duyệt trong trường hợp công trình đó vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đối với quy định tại Điểm e Khoản 1, Điểm e Khoản 2 và Điểm e Khoản 3 Điều này;

d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng không phải lập dự án đầu tư bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động của mình gây ra; không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; không có biện pháp hạn chế tiếng ồn, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người;

c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

2. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng phải lập dự án đầu tư bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động của mình gây ra; không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; không thực hiện chế độ báo cáo và quan trắc môi trường theo quy định;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa trong trường hợp có nước thải sản xuất vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; không có biện pháp hạn chế tiếng ồn, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và con người;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trưng; thiết kế, lắp đặt đường ống, van khóa không đúng quy trình xử lý chất thải;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

3. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường thoạt động của mình gây ra; không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; không thực hiện chế độ báo cáo và quan trc môi trường theo quy định;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có h thng thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa trong trường hợp có nước thải sản xut vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại ngun; đrò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; không có biện pháp hạn chế tiếng ồn, phát nhiệt gây ảnh hưng xấu đối với môi trưng xung quanh và con người;

c) Phạt tin từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thng xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; thiết kế, lp đặt đường ng, van khóa không đúng quy trình xử lý chất thải;

d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đi với trường hợp vi phạm các quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2 và Điểm d Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại Điu này;

b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính do hành vi vi phạm quy định tại Điu này gây ra.

Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường

1. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật v cht thải dưới 02 ln bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Pht tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trưng hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền t120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền t400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tin từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền t100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưi 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 ln trở lên bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đng đến 110.000.000 đng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 gi);

d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưi 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 gi);

n) Phạt tin từ 250.000.000 đng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tin từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền t 350.000.000 đng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tin từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải t 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

5. Phạt tăng thêm 1% của mức phạt tiền đi với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 02 lần; 2% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần; 3% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chun kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 4% đối vi mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trlên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đi với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u Khoản 2, các Điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t Khoản 3 và các Đim g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s Khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm ư, v, x và y Khoản 2, các đim u, ư, v, x và y Khoản 3 và các Điểm t, u, ư, v, x và y Khoản 4 Điu này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt n định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điu này gây ra;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đi với các vi phạm quy định tại Điu này;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đi với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường

1. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tin t 120.000.000 đng đến 130.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tin từ 130.000.000 đng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lưng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 gi);

i) Phạt tin từ 140.000.000 đng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thi lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tin từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 gi);

x) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưi 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tin từ 180.000.000 đng đến 200.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 gi);

m) Phạt tin từ 200.000.000 đng đến 220.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tin từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưi 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nưc thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 gi);

p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưi 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền t100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 gi) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải t 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

5. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 gi);

g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tin từ 140.000.000 đng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tin t 160.000.000 đng đến 180.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tin t 180.000.000 đng đến 200.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tin từ 200.000.000 đng đến 220.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tin từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền t300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thi lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nưc thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000 000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

6. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5 bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tin từ 160.000.000 đng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tin từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưi 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tin từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tin từ 220.000.000 đng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);

r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

7. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 0 đến dưới 02 hoặc từ 12,5 đến 14 bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưi 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);

i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);

k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);

l) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);

m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);

n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.500 m3/ngày (24 giờ);

o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);

p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);

q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 gi);

r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);

s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);

t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);

u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);

ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 6.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 6.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 8.000 m3/ngày (24 giờ);

x) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hp thải lượng nước thải từ 8.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ);

y) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

8. Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đi với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

9. Phạt tăng thêm 1% của mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 02 lần; 2% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5; 3% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5; 4% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên hoặc giá trị pH dưới 02 hoặc từ 12,5 đến 14. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t Khoản 2, các Điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s Khoản 3, các Điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r Khoản 4, các Điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t Khoản 5, các Điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s Khoản 6 và các Đim e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r Khoản 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm u, ư, v, x và y Khoản 2, các Điểm s, t, u, ư, v, x và y Khoản 3, các Điểm s, t, u, ư, y, x và y Khoản 4, các Đim u, ư, v, x và y Khoản 5, các Đim t, u, ư, v, x và y Khoản 6, các Đim s, t, u, ư, v, x và y Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thm quyền xử phạt n định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 15. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường.

2. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;

k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;

o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;

s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

3. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;

k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;

o) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;

s) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

4. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;

k) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;

o) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;

s) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải t80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

5. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên bị xử phạt như sau:

a) Phạt tin từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/gi

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;

k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ;

o) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/gi;

s) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thi từ 100.000 m3/giờ trở lên.

6. Phạt tăng thêm 1% của mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mi thông smôi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép dưới 1,5 lần; 2% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 3% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần; 4% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r và s Khoản 2, các Điểm h, i, k,l, m, n, o, p, q và r Khoản 3, các Điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q Khoản 4 và các Điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p Khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm t, u, ư và v Khoản 2, các Điểm s, t, u, ư và v Khoản 3, các Đim r, s, t, u, ư và v Khoản 4 và các Điểm q, r, s, t, u, ư và v Khoản 5 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 16. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm phát tán hóa chất, hơi dung môi hữu cơ trong khu sản xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc trưng của hóa chất, hơi dung môi hữu cơ đó.

2. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;

k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;

o) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;

s) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

3. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tin từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền t110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giđến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ

k) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;

o) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;

s) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

4. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;

k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giờ đến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;

o) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;

s) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

5. Hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5.000 m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 10.000 m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m3/giờ đến dưới 15.000 m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ đến dưới 25.000 m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m3/giờ đến dưới 30.000 m3/giờ;

h) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m3/giờ đến dưới 35.000 m3/giờ;

i) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m3/giờ đến dưới 40.000 m3/giờ;

k) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m3/giđến dưới 45.000 m3/giờ;

l) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m3/giờ đến dưới 50.000 m3/giờ;

m) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m3/giờ đến dưới 55.000 m3/giờ;

n) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ đến dưới 60.000 m3/giờ;

o) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ;

p) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m3/giờ đến dưới 70.000 m3/giờ;

q) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m3/giờ đến dưới 75.000 m3/giờ;

r) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m3/giờ đến dưới 80.000 m3/giờ;

s) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m3/giờ đến dưới 85.000 m3/giờ;

t) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m3/giờ đến dưới 90.000 m3/giờ;

u) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m3/giờ đến dưới 95.000 m3/giờ;

ư) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m3/giờ đến dưới 100.000 m3/giờ;

v) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m3/giờ trở lên.

6. Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

7. Phạt tăng thêm 1% của mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 1,5 ln; 2% đối với mi thông smôi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 ln; 3% đối với mi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần; 4% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 ln trở lên. Tng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r Khoản 2, các Điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q Khoản 3, các Điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p Khoản 4 và các Điểm đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o Khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm s, t, u, ư và v Khoản 2, các Điểm r, s, t, u, ư và v Khoản 3, các Điểm q, r, s, t, u, ư và v Khoản 4, các Điểm p, q, r, s, t, u, ư và v Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu qu:

a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối vi hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

9. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 18. Vi phạm các quy định về độ rung

1. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 5 dB;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 5 dB đến dưới 10 dB;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;

i) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.

2. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 5 dB;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 5 dB đến dưới 10 dB;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB;

e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB;

g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB;

h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB;

i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm c, d, đ và e Khoản 1 và các Điểm c, d, đ và e Khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm g, h và i Khoản 1 và các Điểm g, h và i Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện biện pháp gim thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thi hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm vđộ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, bùn, cht thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật vmôi trường đất, nước, không khí xung quanh đến dưới 03 lần đối với thông smôi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Tng mức phạt đối vi mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

4. Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Đim a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng cht gây ô nhim trong đt, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

5. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

6. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường;

b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý ô nhiễm triệt để; không tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm vxả cht thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại Điểm d Khoản này;

c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

d) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thng thoát nước mặt trong khu vực đô thị;

đ) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

4. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định; chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường; tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao chất thải rn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường dưới 1 m3 (hoặc tấn);

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 1 m3 (hoặc tấn) đến dưới 2 m3 (hoặc tấn);

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 2 m3 (hoặc tấn) đến dưới 3 m3 (hoặc tấn);

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 3 m3 (hoặc tấn) đến dưới 4 m3 (hoặc tấn);

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 4 m3 (hoặc tấn) đến dưới 5 m3 (hoặc tấn);

e) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 5 m3 (hoặc tấn) đến dưới 10 m3(hoặc tấn);

g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 10 m3 (hoặc tấn) đến dưới 20 m3(hoặc tấn);

h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 20 m3 (hoặc tấn) đến dưới 30 m3 (hoặc tấn);

i) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 30 m3 (hoặc tấn) đến dưới 40 m3(hoặc tấn);

k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 40 m3 (hoặc tấn) đến dưới 60 m3 (hoặc tn);

l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đ, thải chất thải rắn thông thường từ 60 m3 (hoặc tấn) đến dưới 80 m3 (hoặc tấn);

m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 80 m3 (hoặc tấn) đến dưới 100 m3 (hoặc tấn);

n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn lấp, đổ, thải chất thải rắn thông thường từ 100 m3 (hoặc tấn) trở lên.

5. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đng.

6. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý chất thải nguy hại;

b) Không báo cáo đầy đủ thông tin về chất thải nguy hại phát sinh đột xut (không thường xuyên hàng năm) theo quy định;

c) Không sao gửi sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho Ủy ban nhân dân cp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;

d) Kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải nguy hại trong chứng từ chất thải nguy hại theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

b) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng; không lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

b) Không thông báo bằng văn bản và nộp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải khi chấm dứt hoạt động.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;

b) Không kê khai, kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải rắn thông thường khi đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;

c) Không đăng ký, báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại quá 06 tháng ktừ ngày phát sinh cht thải nguy hại trong trường hợp chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại phù hợp.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại quá 12 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại đvận chuyển, xử lý, tiêu hủy theo quy định, trừ trường hợp chất thải nguy hại đó không có đơn vị chức năng xử lý tại Việt Nam, đồng thời được Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiếp tục lưu giữ;

b) Không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại phải đăng ký và quản lý theo quy định;

c) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại theo chủng loại trong các bao bì chuyên dụng hoặc thiết bị lưu chứa tạm thời chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

d) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

đ) Không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu giữ tạm thời theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải nguy hại đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường.

6. Hành vi để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc để lẫn chất thải nguy hại với chất thải khác bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp để chất thi nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 02 đến dưới 05 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc hoặc dưới 10% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các thiết bị lưu chứa, bao bì chứa chất thải nguy hại khác hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp đ ln từ 05 đến dưới 10 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc hoặc từ 10% đến dưới 50% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các thiết bị lưu chứa, bao bì chứa chất thải nguy hại khác hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường;

d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 10 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc trở lên hoặc từ 50% khi lượng chất thải nguy hại khác loại trở lên vào các thiết bị lưu chứa, bao bì chứa chất thải nguy hại khác hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường.

7. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có Giy phép quản lý chất thải nguy hại bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyn giao, cho, bán dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phn nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phn nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm rò rỉ, tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt;

b) Tự xử lý chất thải nguy hại khi không có công trình xử lý phù hợp và không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

c) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có văn bản chấp thuận hoặc không đúng nội dung văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phn nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

10. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chuyển giao, cho, bán không đúng quy định, chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường hoặc chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 9 và Khoản 10 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ công trình tự xử lý chất thải nguy hại trái phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này gây ra;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

b) Không thực hiện đúng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

c) Không thực hiện đúng kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

d) Không thực hiện đúng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

đ) Không thực hiện đúng kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

e) Không báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý trong trường hợp phát hiện chủ tái sử dụng chất thải nguy hại không thực hiện đúng các trách nhiệm theo quy định;

g) Không báo cáo với cơ quan cấp phép các thay đổi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự chủ chốt hoặc các chương trình, kế hoạch trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại so với khi được cấp phép;

h) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

i) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

k) Không sao gửi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại (cấp lần đầu, cấp gia hạn, cấp điều chỉnh) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm cơ sở vận chuyển/đại lý vận chuyển theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản để cơ quan cấp phép thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại khi chấm dứt hoạt động;

b) Không thông báo cho cơ quan cp phép để thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cũ trong trường hợp chuyển đổi giấy phép mà có sự thay đổi cơ quan cấp phép liên quan đến thay đổi địa bàn hoạt động theo quy định;

c) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

d) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động quản lý chất thải nguy hại;

đ) Không lập và gửi hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

e) Không lập sổ, nhật ký theo dõi chất thải nguy hại theo quy định; không lập hồ sơ theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS theo quy định;

g) Không thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa chuyn đi xử lý sau 03 tháng nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày thực hiện chuyn giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại;

h) Không thực hiện đúng kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định;

b) Vận chuyển chất thải nguy hại không theo tuyến đường, quãng đường, thời gian theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

d) Để lẫn chất thải nguy hại khác loại có khả năng phản ứng, tương tác với nhau trong quá trình vận chuyển hoặc trong quá trình lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại;

đ) Không ký hợp đồng với chủ nguồn thải chất thải nguy hại trước khi thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định;

e) Không ký hợp đồng ba bên với chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại hoặc chủ xử lý chất thải nguy hại được cấp phép về việc chuyển giao chất thải nguy hại hoặc ký hợp đồng với chủ nguồn thải mà không có sự chứng kiến, xác nhận của chủ hành nghquản lý chất thải nguy hại hoặc chủ xử lý chất thải nguy hại trên hợp đồng theo quy định;

g) Không có đề nghị bằng văn bản kèm theo hp đồng để cơ quan cấp phép xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện việc chuyn giao chất thải nguy hại cho đơn vị xử lý chất thải nguy hại khác;

h) Không có đủ số lượng phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại chính chủ theo quy định.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

b) Không thực hiện đúng một trong các nội dung quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại nằm ngoài danh mục chất thải nguy hại quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

b) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

c) Sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại không được đăng ký lưu hành, không có trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại.

6. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại hoặc không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán t3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại, trừ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất) quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.

8. Hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lp, đ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

9. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chuyển giao, cho, bán không đúng quy định, chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường hoặc chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại của đại lý vận chuyển chất thải nguy hại từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

b) Không thực hiện đúng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

c) Không thực hiện đúng kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

d) Không thực hiện đúng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

đ) Không thực hiện đúng kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

e) Không thực hiện chương trình giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

g) Không sao gửi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại (cấp lần đầu, cấp gia hạn, cấp điều chỉnh) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định;

h) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

i) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

k) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

l) Không báo cáo với cơ quan cấp phép các thay đổi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự chủ chốt hoặc các chương trình, kế hoạch trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại so với khi được cấp phép.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản để cơ quan cấp phép thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại khi chấm dứt hoạt động;

b) Không thông báo cho cơ quan cấp phép để thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cũ trong trường hợp chuyển đổi giấy phép mà có sự thay đổi cơ quan cấp phép liên quan đến thay đổi địa bàn hoạt động theo quy định;

c) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động quản lý chất thải nguy hại;

d) Không lập sổ, nhật ký theo dõi chất thải nguy hại, sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định;

đ) Không có báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng với đơn vị vận chuyển khác trong thời hạn quy định ktừ ngày thực hiện việc thay đi, gia hạn hoặc chấm dứt;

e) Không thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 03 tháng nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại;

g) Không thực hiện đúng kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng các quy định theo nội dung hợp đồng xử lý chất thải nguy hại;

b) Không lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại;

c) Thiết bị chuyên dụng phục vụ lưu giữ chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại hoặc thiết bị xử lý chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại do cá nhân, tổ chức không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại vận chuyển đến mà không có báo cáo với cơ quan quản lý có thẩm quyền, trừ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất) quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ;

b) Vi phạm về việc ký hợp đồng, tiếp nhận chất thải nguy hại trong trường hợp số lượng đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại vượt quá hạn mức quy định;

c) Không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiếp nhận chất thải nguy hại từ các đơn vị vận chuyển khác;

d) Không thực hiện đúng các quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý chất thải nguy hại không có trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

b) Xử lý chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

c) Xử lý chất thải nguy hại được thu gom ngoài địa bàn quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

d) Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

đ) Chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại được tiếp nhận từ các đơn vị vận chuyển cho tổ chức, cá nhân khác để xử lý khi không có sự chấp thuận của cơ quan cấp phép.

6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xử lý chất thải nguy hại khi không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại.

7. Hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền t100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300 000.000 đồng, đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

8. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhim hữu cơ khó phân hủy ra môi trường không đúng quy định hoặc chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điu này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này;

đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 24. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ tái sử dụng chất thải nguy hại

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

b) Không phối hợp, cung cấp thông tin để chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại báo cáo về phương án, tình trạng tái sử dụng trực tiếp chất thải nguy hại trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ;

c) Không có báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương về tình hình tái sử dụng trực tiếp chất thải nguy hại theo quy định;

d) Không có văn bản giải trình gửi Chi cục Bảo vệ môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương chưa thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trong trường hợp tổng khối lượng chất thải nguy hại tái sử dụng trực tiếp lớn hơn hoặc bằng 120 kg và triển khai khi chưa có ý kiến chấp thuận của cơ quan này trong thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tiếp nhận chất thải nguy hại để tái sử dụng trực tiếp không phải từ các chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại phù hợp;

b) Tái sử dụng trực tiếp chất thải nguy hại không theo đúng mục đích ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm, vật liệu, hóa chất là nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại này hoặc sử dụng cho mục đích khác hoặc chuyển giao lại cho một tổ chức, cá nhân khác mà không được phép tái sử dụng trực tiếp.

3. Hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trlên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

4. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ra môi trường không đúng quy định hoặc chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chhoạt động tái sử dụng chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đúng quy định về bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được ty rửa hoặc không có khả năng làm sạch;

b) Nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, hàng hóa trong Danh mục nhà nước cấm nhập khẩu;

c) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng đ phá dkhông đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm hành chính sau đây:

a) Không có báo cáo tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu theo quy định;

b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khu vchủng loại, slượng, trọng lượng, xuất xứ phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất trước khi bốc dỡ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo quy định;

b) Không có đủ điều kiện về năng lực, kho bãi, phương án xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;

c) Không có hợp đồng nhập khẩu ủy thác phế liệu theo quy định;

d) Tập kết phế liệu nhập khẩu không đúng địa điểm kho bãi đã đăng ký;

đ) Chuyển giao, cho, bán phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khác không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu phế liệu không được phân loại, làm sạch theo quy định hoặc có lẫn vi trùng gây bệnh;

b) Không xử lý theo quy định hoặc không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tạp chất đi cùng phế liệu nhập khu hoặc cho, bán tạp chất đó.

4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối vi phế liệu nhập khẩu.

5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về tạm nhập, chuyển khẩu phế liệu trong các trường hợp sau:

a) Tháo, mở, sử dụng và làm phát tán phế liệu trong quá trình vận chuyển, lưu giữ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Làm thay đổi tính chất, khối lượng của phế liệu;

c) Không tái xuất, chuyển khẩu toàn bộ phế liệu đã được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa các tạp chất là chất thải nguy hại.

7. Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 2, các Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, các Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xphạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này gây ra.

Điều 27. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải

1. Đối với vi phạm các quy định về lưu hành chế phẩm sinh học không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm vhình thức, nội dung bao bì, nhãn mác chế phẩm đã đăng ký;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm về thành phần của chế phẩm sinh học;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp thay đổi về xuất xứ chủng gốc vi sinh vật đối với chế phẩm vi sinh vật;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm về đặc tính, hiệu quả của chế phẩm sinh học đã đăng ký;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm v quyn sở hữu công nghiệp đối với chế phẩm sinh học đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam chưa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đã hết hiệu lực.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chưa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam.

4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải nhằm mục đích thương mại (trừ nghiên cứu, thử nghiệm) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xlý chất thải tại Việt Nam.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam từ 03 tháng đến 06 tháng đối vi trường hợp vi phạm tại Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa, chế phẩm sinh học nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép đối với các vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.

Điều 28. Vi phạm các quy định về túi ni lon thân thiện môi trường

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không in hoặc in không đúng nhãn hiệu và mã số lên sản phẩm theo cam kết trong hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lon thân thiện với môi trường;

b) Sử dụng in màu trên 01 sản phẩm vượt quá tỷ lệ diện tích in cho phép trong Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại phụ gia, hóa chất để sản xuất sản phẩm túi ni lon thân thiện với môi trường không đúng theo khai báo trong hồ sơ đăng ký mà chưa được sự đồng ý của cơ quan cấp Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện kế hoạch thu hồi, tái chế sản phẩm sau sử dụng đúng theo hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường;

b) Không thực hiện đúng cam kết nộp phiếu kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Sản phẩm không đáp ứng một trong các tiêu chí về túi ni lon thân thiện với môi trường theo quy định.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường hoặc Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường đã hết hiệu lực nhưng vẫn sản xuất sản phẩm túi ni lon thân thiện với môi trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm tại Khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận túi ni lon thân thiện với môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm tại Khoản 3 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, sản phm thân thiện môi trường đối với vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi và xử lý sản phẩm túi ni lon không đảm bảo chất lượng đối với các vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt;

b) Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển không tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển;

d) Đ, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng, các công trình khai thác dầu khí trên biển quá thời gian phải xử lý;

đ) Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định; đchất thải từ hoạt động nạo vét lung, lạch xung biển mà không có văn bản chp thuận của cơ quan quản lý nhà nước vbảo vệ môi trường theo quy định.

5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản.

6. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 30. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư và làng nghề

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng;

b) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;

c) Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất, kho tàng sau đây không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

c) Có chất độc hại đối với sức khỏe con người và gia súc, gia cầm;

d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu chung cư có hành vi bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không thực hiện đúng và đầy đủ một trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Không có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư;

c) Không bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường;

d) Không có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải riêng biệt phù hợp với quy hoạch thoát nước thải, bảo vệ môi trường của khu dân cư;

đ) Không có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường;

e) Không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối vi hành vi không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;

b) Cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức hoạt động bên ngoài các làng nghề quy định tại Nghị định này.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư quy định tại Khoản 2 Điều này; trường hợp không thể thực hiện được đúng khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường theo quy định thì phải di dời ra khỏi khu dân cư;

b) Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Điều này;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 31. Vi phạm về bảo vệ môi trường trong khu di sản tự nhiên

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu di sản tự nhiên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm trái phép khu di sản tự nhiên.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động khai thác trái phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 32. Vi phạm quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sinh sống trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không vận chuyển sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi theo quy định;

b) Không thông báo bằng văn bản các thông tin có liên quan về điểm thu hồi và nơi xử lý sản phẩm thải bỏ đến cơ quan quản lý nhà nước về môi trường theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực khối lượng sản phẩm được sản xuất hoặc nhập khẩu đã bán ra thị trường Việt Nam theo quy định;

b) Không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực kết quả thực hiện thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ theo quy định;

c) Không công khai các thông tin có liên quan đến điểm thu hồi và nơi xử lý sản phẩm thải bỏ trên trang tin điện tử theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có trang thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại các điểm thu gom theo quy định;

b) Không có phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời sản phẩm thải bỏ theo quy định;

c) Không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách về hoạt động thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi đến nơi xử lý theo quy định.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thiết lập các điểm thu hồi hoặc không có hệ thống thu gom sản phẩm thải bỏ theo quy định;

b) Không xử lý sản phẩm thải bỏ theo quy định.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này gây ra.

Điều 34. Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập bản đồ khu vực khai thác khoáng sản độc hại khi đã kết thúc hoạt động theo quy định;

b) Không báo cáo kết quả thực hiện phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

c) Không có văn bản thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về nội dung quyết định phê duyệt đề án cải tạo, phục hi môi trường hoặc đán cải tạo, phục hi môi trường bsung theo quy định;

d) Không có văn bản báo cáo, báo cáo không đúng thời hạn hoặc báo cáo sai sự thật cho cơ quan nhà nước đã phê duyệt đề án cải tạo, phục hồi môi trường và cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương nơi thực hiện dự án hoặc cơ sở v kế hoạch thi công, xây dựng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc giám sát môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc đề án cải tạo, phục hồi môi trường bsung đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt đề án đó.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đy đủ một trong các nội dung trong đề án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc trong đề án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt đề án đó.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không dừng việc thi công xây dựng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường trong trường hợp để xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường.

6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động hoặc khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản theo đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có đề án cải tạo phục hồi môi trường, đề án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện lập đề án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

b) Buộc phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm vxả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều này gây ra.

Điều 35. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Không triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu theo quy định.

4. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự c tràn du khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn du có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không sn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.

5. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của cảng, cơ sở, dự án có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.

6. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động dầu khí ngoài khơi có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thm quyền;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt theo quy định;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.

7. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của tàu dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ tàu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên bin được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

c) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ tàu xảy ra sự cố tràn dầu trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố;

d) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm hoặc các bảo đảm tài chính khác theo mức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định để bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu theo quy định.

8. Hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2 tấn;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 10 tấn;

c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10 tấn đến dưới 20 tấn;

d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20 tấn đến dưới 50 tấn;

đ) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hp khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn;

e) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

g) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

h) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

i) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

k) Phạt tiền t850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500 tấn trở lên.

9. Hành vi không khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2 tấn;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 10 tấn;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10 tấn đến dưới 20 tấn;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20 tấn đến dưới 50 tấn;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

k) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500 tấn trở lên.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn du hoặc gây ô nhim môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này gây ra.

Điều 36. Vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

1. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối vi hành vi không thực hiện báo cáo về vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có Giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định.

2. Hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trường;

e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi gây sự cố môi trường;

g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản này mà không thực hiện khắc phục sự cố môi trường.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều này gây ra.

Điều 37. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Hành vi vi phạm về nộp phí bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền phí chậm nộp đối với hành vi chậm nộp phí;

b) Phạt 10% số tiền phí thiếu đối với hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp;

c) Phạt từ 2 đến 3 lần số tiền phí đối với hành vi trốn nộp phí.

2. Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chậm nộp đối với hành vi chậm nộp ký quỹ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước khi bắt đầu hoạt động khai thác khoáng sản.

4. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp kể từ thời điểm nộp thiếu, trốn nộp phí bảo vệ môi trường (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử phạt thực hiện theo quy định) đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Điều 38. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định;

b) Không công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định;

b) Không nộp đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc môi trường và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Điều 39. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường;

b) Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép các thiết bị, máy móc quan trắc môi trường.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại các máy móc, thiết bị và công trình bảo vệ môi trường.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ, di dời công trình, cây trồng trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 40. Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong các nội dung dẫn đến không đảm bảo điều kiện trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trc môi trường.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đy đủ một trong các nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trc môi trường.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các nộidung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng phạm vi, lĩnh vực theo nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tẩy xóa Giấy chứng nhận.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi hoặc cho thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để thực hiện hoạt động quan trắc môi trường.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định hoặc Giấy chứng nhận đã hết hiệu lực.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trái phép từ 06 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này.

Điều 41. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

1. Hành vi xây dựng công trình, nhà ở, lán trại mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phân khu phục hồi sinh thái, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật tư, thiết bị để xây dựng công trình, nhà ở, lán trại vào phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật tư, thiết bị để xây dựng công trình, nhà ở, lán trại vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình, nhà ở, lán trại tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình, nhà ở, lán trại tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.

2. Hành vi tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn theo chiều hướng xấu đi, gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên (như đào bới, san ủi, n mìn, đào, đp ngăn nước, sử dụng lửa, các chế phẩm độc hại) không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại dưới 200 m2đất, đất ngập nước, mặt nước trong khu bảo tồn;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 200 m2đến dưới 400 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trong khu bảo tồn;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 400 m2đến dưới 800 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trong khu bảo tồn;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 800 m2đến dưới 1.200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trong khu bảo tồn;

đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trong khu bảo tồn;

e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trong khu bảo tồn;

g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trong khu bảo tồn trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra bao gồm việc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy; phục hồi sinh cảnh sống ban đầu cho các loài sinh vật đối với các hành vi quy định tại Điều này;

b) Buộc tháo dỡ công trình, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 42. Vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

1. Hành vi trồng cấy nhân tạo trái phép loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm và vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi trồng cấy nhân tạo ở quy mô hộ gia đình;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trồng cấy nhân tạo ở quy mô công nghiệp.

2. Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; chiếm hữu, sử dụng, tiêu thụ, mua, bán, vận chuyển trái phép loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng dưới 0,5 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 0,7 m3 đến dưới 1 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 1 m3 đến dưới 1,3 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 1,3 m3 đến dưới 1,5 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 130.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 1,5 m3 đến dưới 1,7 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 130.000.000 đồng đến dưới150.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 1,7 m3 đến dưới 1,9 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 170.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 1,9 m3 trở lên hoặc lâm sản có giá trị từ 170.000.000 đồng trở lên.

3. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại Khoản 2 Điều này đối với hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 500.000.000 đồng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 43. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn

1. Hành vi khai thác trái phép loài hoang dã không thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng dưới 0,3 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 0,7 m3 đến dưới 1 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 đng đến 80.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 1 m3 đến dưới 1,5 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 1,5 m3 đến dưới 2 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 2 m3 đến dưới 5 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 5 m3 đến dưới 10 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 10 m3 đến dưới 15 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 15 m3 đến dưới 25 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 160.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng từ 25 m3 hoặc lâm sản có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 44. Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo tình trạng loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, khai báo nguồn gốc loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không duy trì một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận;

b) Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

c) Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận;

b) Hoạt động không có Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại Khoản 4 Điều này.

Điều 45. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy trái phép ngoài phạm vi khu bảo tồn đối với loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại hoặc loài ngoại lai xâm hại đã biết, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.

2. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng cấy trái phép ngoài phạm vi khu bảo tồn các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại hoặc loài ngoại lai xâm hại đã biết bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 640.000.000 đồng đến 720.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 720.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 880.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 880.000.000 đồng đến 920.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 230.000.000 đồng;

o) Phạt tiền từ 920.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 230.000.000 đồng trở lên.

3. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy trong phạm vi khu bảo tồn loài ngoại lai xâm hại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

4. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy trong phạm vi khu bảo tồn loài ngoại lai xâm hại, trong trường hợp không kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt quy đnh tại Khoản 2 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại Khoản 2 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Khoản này không vượt quá 1.000.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại vượt quá số lượng, trọng lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc khai sai về tên, chủng loại được cấp phép.

6. Hành vi nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu vượt quá số lượng, khối lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc khai sai về tên, chủng loại được cấp phép;

b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khu mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thm quyn cp.

7. Hành vi nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại đã biết bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

8. Hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại đã biết hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 640.000.000 đồng đến 720.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 720.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 880.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 880.000.000 đồng đến 920.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 230.000.000 đồng;

o) Phạt tiền từ 920.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 230.000.000 đồng trở lên.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại xuất hiện; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đã bị thay đổi đối với vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc tái xuất toàn bộ hàng hóa, loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6, 7 và 8 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa, loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Điều 46. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;

b) Không thông báo quá trình, kết quả nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại, lợi ích phát sinh từ quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại theo yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tuân thủ các quy định về hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích;

b) Không tuân thủ các quy định về kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

c) Không ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích;

d) Không thực hiện thủ tục xác nhận của cơ quan có thẩm quyền việc tiếp cận nguồn gen đối với hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích;

đ) Không thực hiện việc báo cáo theo quy định của pháp luật vi cơ quan có thẩm quyền về kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

e) Sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen không đúng nội dung, mục đích.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp cận nguồn gen khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật trong thi hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 47. Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nghiên cứu tạo ra, phân tích thử nghiệm, cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen tại các nơi không được phép thực hiện.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký cấp phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi;

b) Không thực hiện đúng nội dung trong Giấy phép khảo nghiệm, Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:

a) Che giấu thông tin về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người trong quá trình nghiên cứu;

b) Đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mẫu nghiên cứu ngoài khuôn khổ đ tài đã đăng ký.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây:

a) Không tuân thủ chặt chẽ các quy định về cách ly gây thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm;

b) Không áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý, tiêu hủy triệt để sinh vật biến đổi gen khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được;

c) Đ tht thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường khi chưa được cp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen diện rộng.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng.

6. Hình thức xử phạt b sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 48. Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không ghi nhãn hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi khi không có Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

b) Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học mà gây biến đổi hệ sinh thái, nguồn gen;

b) Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen mà gây biến đổi hệ sinh thái, nguồn gen.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với các vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều này;

b) Buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

Điều 49. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ;

c) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định buộc di dời, cấm hoạt động, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Không tchức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường;

d) Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bquyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tẩu tán tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trì hoãn, trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính, quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có thm quyn;

b) Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận, kim tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thm quyn.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

MỤC 2. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, h, i, k, l,m và n Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khc phục hậu quả vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 51. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chhoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các Điểm a, c, đ, k, l, m và n Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các Điểm a, c, đ, i, k, l, m và n Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các Điểm a, c, đ, i, k, l, m và n Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 52. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, k, l, m và n Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 53. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác

Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý quy định tại Nghị định này.

Điều 54. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:

a) Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm lâm được quy định tại các Điều 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này;

b) Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải được quy định tại các Điều 29, 35, 36 và 49 của Nghị định này;

c) Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực đường thủy nội địa được quy định tại các Điều 35, 36 và 49 của Nghị định này;

d) Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 29, 35, 36, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này;

đ) Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 19, 20; các Khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các Khoản 6, 7, 8 và 9 Điều 22; các Điều 29, 35, 36, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này;

e) Hải quan có thẩm quyền xphạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại các Điều 25, 26, 27, 42, 45, 47, 48 và 49 của Nghị định này;

g) Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua, bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 27, 28, 42, 45, 48 và 49 của Nghị định này;

h) Thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thuế, phí, được quy định tại các Điều 37 và Điều 49 của Nghị định này;

i) Công an cửa khẩu có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại cửa khẩu;

k) Công an Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh;

l) Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 20, 30, 41, 42, 43, 45, 48 và 49 của Nghị định này;

m) Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được quy định tại các Điều 20, 30, 31, 41, 42, 43, 45, 48 và 49 của Nghị định này;

n) Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình quy định tại Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm về thủ tục hành chính và hoạt động quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 và 12; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 21; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 22; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 23; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24; các Điều 26, 27, 28, 34, 37, 38 và 40 của Nghị định này;

o) Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình quy định tại Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm về thủ tục hành chính và hoạt động quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 và 12; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 21; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 22; các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 23; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24; các Điều 26, 27, 28, 34, 37, 38 và 40 của Nghị định này;

p) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm quy định tại các Điều 12, 19, 20, 30, 32, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này;

q) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm được quy định tại các Điu 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 29, 30, 31, 32, 38, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này;

r) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này;

s) Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý;

t) Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại điều, khoản nào của Nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi các điều, khoản đó của Nghị định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và thủ tục kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính

1. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hoạt động gây ô nhiễm hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn mà không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến Giấy phép môi trường thì khi hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại Giấy phép môi trường cho cá nhân, tổ chức đã bị tước Giấy phép môi trường đó.

3. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở gây ô nhiễm môi trường thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tchức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân, tổ chức chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kim tra, thanh tra vbảo vệ môi trường xác nhận đã khc phục xong hậu quả vi phạm.

4. Thủ tục kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyn sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trước khi đi vào hoạt động trở lại trong trường hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kim tra, thanh tra về bảo vệ môi trường tiến hành xử phạt được quy định như sau:

a) Trước ít nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động, cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phải có văn bản báo cáo, kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị chức năng có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện (nếu có) chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả vi phạm cho cơ quan của người đã xử phạt;

b) Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả chấp hành xong quyết định xử phạt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kim tra, thanh tra vbảo vệ môi trường tiến hành kim tra việc khc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường theo nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Kết quả kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm phải được thể hiện bằng biên bản theo Mu 01 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra việc khắc phục vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra vbảo vệ môi trường ban hành quyết định vviệc đã khc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và tháo mở niêm phong. Quyết định về việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mu 02 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường xem xét, gia hạn để khắc phục; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

5. Thủ tục kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trước khi đi vào hoạt động trở lại trong trường hợp cơ quan, người đã xử phạt không có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Trước ít nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động, cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phải có văn bản báo cáo, kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị chc năng có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện (nếu có) chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả vi phạm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường), cho Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có quy mô công suất tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có các thủ tục, hồ sơ về môi trường) hoặc cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu cơ sở có quy mô, công suất tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường) và cơ quan của người đã xử phạt để phối hợp kiểm tra, giám sát việc khắc phục hậu quả vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

b) Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả chấp hành xong quyết định xử phạt, Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản này chủ trì, phốihợp với cơ quan của người đã xử phạt tiến hành kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường theo nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Kết quả kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm phải được thể hiện bằng biên bản theo Mu 01 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra việc khắc phục vi phạm, Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Đim a Khoản này ban hành quyết định về việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tháo mở niêm phong để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại. Quyết định về việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mu 02 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản này xem xét, ra hạn để khắc phục; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 56. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang thi hành công vụ;

b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Công chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

d) Cán bộ, công chức, viên chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trườngtrên địa bàn quản lý;

đ) Chiến sĩ công an nhân dân, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban Quản lý rừng, Ban Quản lý các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại khoản này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thm quyn xử phạt theo quy định của pháp luật vxử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

3. Mu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chương 3.

HÌNH THỨC XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG; CÔNG BỐ CÔNG KHAI THÔNG TIN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 57. Hình thức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị áp dụng một trong các hình thức xử lý sau đây:

a) Buộc di dời cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường;

b) Cm hoạt động.

2. Các cơ sở bị áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Cơ sở sản xuất, kho tàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Nghị định này;

b) Cơ sở nằm trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Các cơ sở bị cấm hoạt động:

a) Cơ sở đã bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở mà trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày có quyết định đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra, nhưng tiếp tục gây ô nhiễm môi trường;

b) Cơ sở nằm trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị cấm hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 58. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 57 của Nghị định này:

a) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Nghị định này thì trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cơ sở bị buộc di dời thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Trường hợp Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và người có thẩm quyền xử phạt khác ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ sở thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức buộc di dời, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở đối với trường hợp buộc di dời thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp buộc di dời thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại Điểm a và Điểm b Khoản này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở thuộc thẩm quyền;

d) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại Điểm a và Điểm b Khoản này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời cơ sở thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính ph;

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời;

đ) Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời phải ghi rõ lý do buộc di dời, thời điểm bắt đầu áp dụng hình thức buộc di dời, thời hạn phải hoàn thành việc di dời, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng hình thức buộc di dời. Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời thực hiện theo Mu 03 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời phải được gửi cho cơ sở bị buộc di dời, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.

3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức buộc di dời quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 57 của Nghị định này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định ban hành Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình thức buộc didời đối với cơ sở trên địa bàn quản lý.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của cơ sở bị buộc di dời.

Trong thời hạn thực hiện quyết định cưỡng chế buộc di dời, cơ sở bị buộc di dời phải đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định này. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp tỉnh có thra một quyết định bao gồm cả việc áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động và biện pháp cưỡng chế buộc di dời.

5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức buộc di dời được quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

Điều 59. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức cấm hoạt động:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 57 của Nghị định này:

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện cơ sở thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 57 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 58 của Nghị định này phải lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 58 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấm hoạt động thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở;

d) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở;

đ) Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động phải ghi rõ lý do cấm hoạt động, thời điểm phải chấm dứt hoạt động, thời hạn thực hiện các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh khi cơ sở bị cấm hoạt động, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng hình thức cấm hoạt động. Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động thực hiện theo Mu 04 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động phải được gửi cho cơ sở bị cấm hoạt động, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cp tnh nơi có cơ sở bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.

3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức cấm hoạt động quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 57 của Nghị định này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc ktừ ngày quyết định ban hành Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở trên địa bàn quản lý.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở.

5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

6. Cơ sở bị cấm hoạt động phải thực hiện các biện pháp di dời, bảo quản, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đối với các chất dễ cháy, dễ gây nổ, có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh, có chất độc hại đối với sức khỏe con người và gia súc, gia cầm, phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh khi cơ sở bị cấm hoạt động theo quy định của pháp luật.

7. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động: Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt hoạt động mà cơ sở bị áp dụng hình thức cấm hoạt động không chấm dứt hoạt động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.

Điều 60. Công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Đối tượng bị công bố công khai thông tin:

a) Cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính bị tước quyn sử dụng Giấy phép môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường và đình chỉ hoạt động của cơ sở bị công bố công khai thông tin vvi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

b) Cơ sở bị áp dụng hình thức buộc di dời và cấm hoạt động.

2. Hình thức công bố công khai trên trang thông tin điện tử hoặc báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc cơ quan chủ quản của người có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 61. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt các vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 60, người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức buộc di dời, cấm hoạt động có trách nhiệm công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền quyết định buộc di dời, cấm hoạt động gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định buộc di dời, cấm hoạt động, đối với cơ sở đến người phụ trách trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý của Bộ, của Sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, quyết định buộc di dời, cấm hoạt động.

2. Nội dung thông tin cần công khai bao gồm: Tên đăng ký kinh doanh, tên thương mại, tên tổ chức, cá nhân vi phạm, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính; địa chỉ trụ sở chính của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tổ chức có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; quá trình vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; hình thức xử lý, biện pháp khc phục hậu quả, thời gian khc phục hậu quả.

3. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm công bố công khai phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố; phải có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính và phải chịu chi phí cho việc đính chính.

Người phụ trách trang thông tin điện tử hoặc báo đăng thông tin phải thực hiện việc đăng tin trong vòng 01 (một) ngày làm việc đối với trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo kể từ thời điểm nhận được yêu cầu; trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này thì phải có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 (một) ngày làm việc đối với trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính.

4. Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định buộc di dời, cm hoạt động phải ghi rõ lý do áp dụng biện pháp công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, nội dung thông tin, tên báo, trang tin điện tử đăng công khai thông tin.

5. Báo, cơ quan phụ trách trang thông tin điện tử khi nhận được văn bản đnghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai tại số báo hoặc lần đăng tải liền sau đó.

6. Trường hợp việc công bố công khai việc xử phạt không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng, người có thẩm quyền công bố công khai việc xử phạt phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và phải công bố công khai việc xử phạt ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khc phục.

7. Kinh phí thực hiện công bố công khai thông tin về bảo vệ môi trường được lấy từ kinh phí chi sự nghiệp môi trường, kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị nơi người đã ra quyết định thực hiện công bố công khai.

Chương 4.

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, QUYẾT ĐỊNH BUỘC DI DỜI, CẤM HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

MỤC 1. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 62. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

Các biện pháp cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cưỡng chế quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn còn được áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định này.

Điều 63. Cưỡng chế quyết định xử phạt

Thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật vxử lý vi phạm hành chính.

MỤC 2. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH BUỘC DI DỜI, CẤM HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

Điều 64. Biện pháp cưỡng chế, trường hợp bị cưỡng chế và thẩm quyền quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở (sau đây gọi chung là cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động)

1. Biện pháp cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động:

a) Ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ có liên quan;

b) Cưỡng chế tháo dỡ công trình, máy móc, thiết bị;

c) Phong tỏa tài khoản tiền gửi;

d) Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

đ) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấp phép thành lập và hoạt động, Giấy phép môi trường.

2. Cơ sở không chấp hành quyết định buộc di dời, cấm hoạt động thì bị cưỡng chế như sau:

a) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định buộc di dời;

b) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định cấm hoạt động.

3. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 65. Quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định buộc di dời, cấm hoạt động chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động.

2. Quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động bao gồm các nội dung chính sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ tên, chức vụ đơn vị của người ra quyết định cưỡng chế; tên cơ sở, địa chỉ trụ sở của đi tượng bị cưỡng chế; lý do cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời, cấm hoạt động thực hiện theo Mu 05 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động phải được gửi cho đi tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế buộc di dời, cm hoạt động phải được gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 66. Thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động

1. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Quá thời hạn phải hoàn thành việc di dời mà cơ sở chưa hoàn thành việc di dời thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp tỉnh ra quyết định cưỡng chế buộc di dời;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế buộc di dời.

2. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động:

a) Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt hoạt động mà cơ sở chưa chấm dứt hoạt động thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế cấm hoạt động;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế cấm hoạt động.

Điều 67. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động.

Sở Tài nguyên và Môi trường chtrì, phối hợp với Công an cp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cm hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở bị cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện việc cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cm hoạt động.

3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết đnh cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cm hoạt động.

Điều 68. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cm hoạt động khi có yêu cầu.

2. Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nước và các dịch vụ liên quan ngừng cung cp dịch vụ cho cơ sbị cưỡng chế ktừ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động.

3. Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động.

4. Thủ trưởng cơ quan thuế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế, đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế, đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động.

Điều 69. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động

1. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định buộc di dời do người có thm quyn quyết định trong quyết định cưỡng chế buộc di dời.

2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định cấm hoạt động chấm dứt hiệu lực ktừ khi cơ sở hoàn thành thủ tục giải thể cơ sở.

Điều 70. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phi hp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp tỉnh trong việc áp dụng hình thức buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở.

Điều 71. Biên bản và quyết định buộc di dời, cấm hoạt động

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục một số mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong kiểm tra, xác nhận việc khắc phục hậu quả vi phạm và buộc di dời, cm hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 72. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các hành vi vi phạm hành chính đã được lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.

Điều 73. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2013.

2. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 74. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, quy định chi tiết một số điều và tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tội phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
Văn phòng Tổng bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
a án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ MU BIÊN BẢN QUYẾT ĐỊNH SDỤNG TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Mu 01

Biên bản kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Mu 02

Quyết định về việc xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Mu 03

Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư hoặc đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Mẫu 04

Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Mu 05

Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời, cm hoạt động.

 

Mu 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN1

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …../BB-KTKPHQ

2, ngày tháng năm

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-XPHC ngày…tháng …năm … của 3………………. xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với (cá nhân/tổ chức):…………………………………………………………………………… ;

Căn cứ Kết luận kiểm tra/thanh tra về bảo vệ môi trường của 4 ………………. (nếu có);

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-  ngày … tháng … năm … của 5………………………………… về việc thành lập đoàn kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm ……………, tại………………………………………………

I. Thành phần đoàn kiểm tra: (Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị)

1. Ông/bà: ……………………………………. Chức vụ: ……………. Đơn vị …………. ;

2. Ông/bà: ……………………………………. Chức vụ: ……………. Đơn vị …………. ;

………………………………………………………………………………………………………………….

II. Đối tượng được kiểm tra (cá nhân/tổ chức)

1. Ông/bà: ……………………………………. Chức vụ: ……………. Đơn vị …………. ;

2. Ông/bà: ……………………………………. Chức vụ: ……………. Đơn vị …………. ;

………………………………………………………………………………………………………………….

Tiến hành kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính của (cá nhân/tổ chức vi phạm):……………………………………………………………………………………………….

III. Kết quả khắc phục các vi phạm như sau:

1. Những vi phạm đã khắc phục xong:

a) …………………………6………………………………. Kết quả:7……………………….. ;

b) …………………………6………………………………. Kết quả:7………………………. ;

………………………………………………………………………………………………………………….

2. Những vi phạm chưa khắc phục xong gồm (nếu có):

a) …………………………6………………………………. Kết quả:7………………………. ;

b) …………………………6………………………………. Kết quả:7………………………. ;

………………………………………………………………………………………………………………….

IV. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức vi phạm:

…………………………………………………………………………………………………………………..

V. Đánh giá kết quả khắc phục hậu quả:8……………………………………………………. ;

VI. Các yêu cầu đối với cá nhân/tổ chức (nếu có):9………………………………………. ;

VII. Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ……………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Việc kiểm tra kết thúc vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm …

Biên bản gồm ….. trang, được lập thành …bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; đã giao cho cá nhân/tổ chức 01 bản để thực hiện./.

CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. ĐOÀN KIỂM TRA
TRƯỞNG ĐOÀN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Ghi tên theo con dấu hành chính của đơn vị.

2 Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3 Cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính.

4 Kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có).

5 Thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;

6 Ghi rõ nội dung cần khắc phục theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

7 Ghi rõ hiện trạng khắc phục đến thời điểm kiểm tra.

8 Ghi rõ đã khắc phục xong hay chưa xong các yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

9 Ghi rõ các yêu cầu, thời hạn khắc phục những nội dung chưa hoàn thành.

 

Mu 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
1
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …../QĐ-KPHQ

2, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Căn cứ Quyết định số…/QĐ-XPHC ngày…tháng …năm … của3……………………………….. xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với (cá nhân/tổ chức): ………….. ……………………………………………………;

Căn cứ Kết luận kiểm tra/thanh tra về bảo vệ môi trường của4 …………………………………….. (nếu có);

Xét Biên bản kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày … tháng … năm … của 1………………………………………………………………………………………………………………. ;

Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan tham mưu hoặc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường của1…………………………………………………………………………………………………………….. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xác nhận cá nhân/tổ chức (cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo 3……………….4…………………, bao gồm các nội dung sau:

1. Đã hoàn thành5………………………………………………………………………………………. ;

2. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cá nhân/tổ chức:6 ……………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc 1……………………………, các cơ quan có liên quan……………………………… và cá nhân/tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– …………..;
– Lưu: Hồ sơ.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)

 

____________

1 Ghi tên theo con dấu hành chính của cơ quan ra quyết định.

2 Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3 Cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử phạt đã xử phạt vi phạm hành chính.

4 Ghi cụ thể Kết luận kiểm tra/thanh tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

5 Ghi rõ từng nội dung đã khắc phục xong theo quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra/thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.

6 Ghi cụ thể các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cá nhân, tổ chức phải thực hiện trong quá trình hoạt động trở lại.

Mu 03

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ/
HOẶC UBND TỈNH/TP….

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …../QĐ-BDD

1, ngày tháng năm

QUYT ĐỊNH

Áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư hoặc đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Điều ……….. Nghị định số ………./2013/NĐ-CP ngày ……. tháng ……. năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố,………………. (nếu thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ)/hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh) …………… tại các văn bản số …………. ngày…… tháng ….. năm …….. về việc ……………………. ;

Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi:……………………….3; Chức vụ:………………………………..; Đơn vị: ………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng hình thức buộc di dời do vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư/hoặc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với tổ chức:4……………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………..;

Lĩnh vực hoạt động: ………………………………………………………………………………….. ;

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………. ;

Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ……………………………………………………………….. ;

Cấp ngày ………………………………………… tại …………………………………………. ;

Lý do:………………………………………………………………………………………………………..

Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật vbảo vệ môi trường:5 ……………………………… quy định tại Điểm … Khoản … Điều … của Nghị định s.../2013/-CP ngày … tháng … năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường6.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với: 4

Thời hạn di dời là: … (năm/tháng/ngày), kể từ ngày … tháng … năm ….

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và khắc phục hậu quvi phạm khác sau khi di dời (nếu có) là:

Điều 2. Tổ chức …………..4 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trừ trường hợp …………………7. Quá thời hạn này, nếu tổ chức ……………………………….. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện ……..8 và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của ……..4.

Tổ chức ………….4 có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm ……..

Quyết định này gồm … trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Tổ chức: ……………………………………………4 để chấp hành;

2. ……………………………………………………………………………………………………………… ;

3……………………………………………………………………………………………………………….. ;

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

____________

1 Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3 Họ tên người ra Quyết định áp dụng buộc di dời.

4 Tên cơ ssản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 2) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

7 Ghi rõ lý do.

8 Tên huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời.

Mu 04

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ/
HOẶC UBND TỈNH/TP….

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …../QĐ-CHĐ

……..…1, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Điều ……. Nghị định số ……./2013/NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố,… (nếu thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ)/hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu thuộc thẩm quyền của UBND cp tỉnh)… tại các văn bản s … ngày … tháng … năm … vviệc ……….;

Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi:……………….3; Chức vụ: ……………………; Đơn vị: …………………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng hình thức cấm hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đối với tổ chức:4……….

………………………………………………………………………………………………………………….;

Lĩnh vực hoạt động: …………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………;

Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ………………………………………………………………… ;

Cấp ngày ………………………………………………………..tại …………………………. ;

Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:5……………………….quy định tại Đim … Khoản … Điều … ca Nghị định s…../2013/NĐ-CP ngàytháng … năm 2013 của Chính phủ quy đnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường6.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với: 4

Thời gian cấm hoạt động, kể từ ngày … tháng … năm ……….

Biện pháp khc phục ô nhiễm môi trường và khc phục hậu quả vi phạm khác sau khi bị cm hoạt động (nếu có) là:

Điều 2. Tổ chức ………….4 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trừ trường hợp ………………………………..7. Quá thời hạn này, nếu tổ chức …………..4 cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện …………8 và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của ………4.

Tổ chức …………………………………..4 có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm ……

Quyết định này gồm … trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, Quyết định này được gửi cho:

1. Tổ chức: ………………………………………………………………..4 để chấp hành;

2. ……………………………………………………………………………………………………………. ;

3. ……………………………………………………………………………………………………………. /.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

____________

1 Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức cấm hoạt động.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 2) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

7 Ghi rõ lý do.

8 Tên huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cm hoạt động.

Mu 05

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ….

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …../QĐ-CC

…..…1, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời/cấm hoạt động2

Căn cứ Nghị định số…./2013/NĐ-CP ngày…tháng …năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Để đảm bảo thi hành Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời/cấm hoạt động đối với cơ sở…………. số … ngày … tháng … năm … của …3;

Tôi: ……………………………4; Chức vụ:…………………..; Đơn vị: …………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời/cấm hoạt động số … ngày … tháng … năm … của … về ….

Đối với:5………………………………………………………………………………………………………;

Ông (bà)/tổ chức:5 ………………………………………………………………………………………. ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………………………………………………… ;

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ………………………. ;

Cấp ngày ………………………………………………. tại …………………………………….

* Biện pháp cưỡng chế:6……………………………………………………………………………….

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức: ………………………………….. phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết đnh này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …

Quyết định có ………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức ………………………… để thực hiện.

Quyết định này được gửi cho:

1. ……………………………………………………… để ……………………………….7

2. ……………………………………………………… để ……………………………….8

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

____________

1 Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Cưỡng chế đối với quyết định nào thì ghi quyết định đó.

3 Ghi rõ tên cơ sở bị cưỡng chế, số quyết định áp dụng biện pháp buộc di dời, cấm hoạt động.

4 Ghi họ tên, chức vụ người ra quyết định.

5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế căn cứ Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bo vệ môi trường.

7 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng đphối hợp thực hiện.

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử lý môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-1792013nd-cp-quy-dinh-ve-xu-ly-moi-truong.html/feed/ 0 463
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật tài nguyên nước http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-2012013nd-cp-huong-dan-luat-tai-nguyen-nuoc.html http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-2012013nd-cp-huong-dan-luat-tai-nguyen-nuoc.html#respond Sun, 04 Jan 2015 23:42:33 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=449 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật tài nguyên nước quy định việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước được công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát cập nhật CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – […]

The post Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật tài nguyên nước appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật tài nguyên nước quy định việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước được công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát cập nhật

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 201/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013

 NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước; cấp phép về tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; tổ chức lưu vực sông và việc điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.

Điều 2. Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:

1. Các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến bao gồm:

a) Công trình hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;

b) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;

c) Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên một đoạn có chiều dài từ một (01) km trở lên;

d) Công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên;

đ) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên;

e) Các trường hợp quy định tại Khoản này nếu có yếu tố bí mật quốc gia thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến.

2. Thời điểm lấy ý kiến:

a) Trong quá trình lập dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

b) Trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.

3. Nội dung thông tin cung cấp để tổ chức lấy ý kiến bao gồm:

a) Thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án;

b) Kế hoạch triển khai xây dựng công trình;

c) Tiến độ xây dựng công trình;

d) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng sử dụng ở thượng và hạ lưu công trình trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;

đ) Các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;

e) Các số liệu, tài liệu khác liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

4. Cơ quan tổ chức lấy ý kiến:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi nguồn nước nội tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước nội tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi nguồn nước liên tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi có nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh;

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi dự kiến bố trí công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.

5. Trình tự lấy ý kiến:

a) Chủ dự án gửi các tài liệu, nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cho chủ dự án;

c) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cho chủ dự án;

d) Ngoài các nội dung thông tin quy định tại Khoản 3 Điều này, chủ dự án có trách nhiệm cung cấp bổ sung các số liệu, báo cáo, thông tin về dự án nếu các cơ quan quy định tại Khoản 4 Điều này có yêu cầu và trực tiếp báo cáo, thuyết minh, giải trình tại các cuộc họp lấy ý kiến để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án.

6. Chủ dự án có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý. Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình là thành phần của hồ sơ dự án khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và phải được gửi kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.

7. Việc lấy ý kiến hoặc thông báo trước khi lập dự án đối với các dự án đầu tư quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:

a) Đối với dự án có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh:

– Chủ dự án gửi văn bản lấy ý kiến kèm theo quy mô, phương án chuyển nước và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan tới Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước và Sở Tài nguyên và Môi trường;

– Trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan cho ý kiến về quy mô, phương án chuyển nước đề xuất hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến và gửi cho chủ dự án.

b) Đối với dự án có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh:

– Chủ dự án gửi văn bản lấy ý kiến kèm theo quy mô, phương án chuyển nước, phương án xây dựng công trình và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan tới Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi dòng chính chảy qua, tổ chức lưu vực sông và các Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan;

– Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi các tài liệu đến các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh;

– Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án:

+ Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ dự án;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án tổng hợp ý kiến và trình Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi chủ dự án.

c) Đối với dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng nhánh thuộc lưu vực sông liên tỉnh:

Trước khi triển khai lập dự án đầu tư, chủ dự án phải thông báo về quy mô, phương án đề xuất xây dựng công trình cho tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc lưu vực sông.

d) Trên cơ sở các ý kiến góp ý, chủ dự án hoàn chỉnh phương án xây dựng công trình gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước xem xét, chấp thuận về quy mô, phương án xây dựng công trình trước khi lập dự án đầu tư.

8. Kinh phí tổ chức lấy ý kiến do chủ dự án chi trả.

Điều 3. Công khai thông tin

Việc công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:

1. Chủ dự án quy định tại Điểm a, b, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này phải công bố công khai các thông tin sau đây:

a) Đối với công trình quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:

– Mục đích khai thác, sử dụng nước;

– Nguồn nước khai thác, sử dụng;

– Vị trí công trình khai thác, sử dụng nước;

– Phương thức khai thác, sử dụng nước;

– Lượng nước khai thác, sử dụng;

Thời gian khai thác, sử dụng;

Các đặc tính cơ bản của hồ, đập trong trường hợp xây dựng hồ, đập.

b) Đối với công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:

Loại nước thải;

Nguồn nước tiếp nhận nước thải;

Vị trí xả nước thải;

Lưu lượng, phương thức xả nước thải;

Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.

c) Đi với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:

Mục đích khai thác, sử dụng nưc;

Vị trí công trình khai thác nước;

Tầng chứa nước khai thác, độ sâu khai thác;

Tổng số giếng khai thác;

Tổng lượng nước khai thác, sử dụng;

Chế độ khai thác;

Thời gian khai thác, sử dụng.

2. Việc công khai thông tin được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của Ủy ban nhân dân các huyện và trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Nghị định này;

b) Ba mươi (30) ngày làm việc trước khi khởi công và trong suốt quá trình xây dựng công trình, chủ dự án phải niêm yết công khai thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này tại Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và tại địa điểm nơi xây dựng công trình.

Điều 4. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước

1. Thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Chủ tịch Hội đồng; các ủy viên Hội đồng là đại diện nh đạo của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, do Chủ tịch Hội đồng phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực của Hội đồng.

3. Giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước có Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Chủ tịch Hội đồng quy định.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

Điều 5. Tổ chức lưu vực sông

1. Tổ chức lưu vực sông được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức phối hợp liên ngành.

Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên một hoặc một số lưu vực sông liên tỉnh.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập các tổ chức lưu vực sông Hồng – Thái Bình, sông Cửu Long (Mê Công), theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập các tổ chức lưu vực sông đối với các lưu vực sông liên tỉnh khác với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên nước.

Chương 2.

ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 6. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước

Trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật tài nguyên nước được quy định như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

nghị định 201/2013/NĐ-CP luật tài nguyên nước

Điều 7. Kiểm kê tài nguyên nước

1. Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, định kỳ năm (05) năm một lần, phù hợp với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2. Trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp, công bố kết quả kiểm kê trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm kê của các lưu vực sông nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;

c) Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện kiểm kê tài nguyên nước.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước.

Điều 8. Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

1. Trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:

a) Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu điều tra, nội dung báo cáo và trình tự thực hiện điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

Điều 9. Quan trắc tài nguyên nước

1. Mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước bao gồm:

a) Mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt liên quốc gia, liên tỉnh và của các nguồn nước nội tỉnh quan trọng, nước biển ven bờ; các trạm quan trắc mực nước, chất lượng nước của các tầng chứa nước liên tỉnh hoặc có tiềm năng lớn;

b) Mạng lưới trạm quan trắc của địa phương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt, nước dưới đất trên địa bàn và phải được kết nối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Căn cứ quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương; Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, chế độ quan trắc tài nguyên nước quy định tại Điều này.

Điều 10. Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra

1. Hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra được xây dựng trên từng lưu vực sông và phải được tích hợp chung thành hệ thống thống nhất trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra trên phạm vi cả nước;

b) Thực hiện việc cảnh báo, dự báo, cung cấp và bảo đảm thông tin, số liệu phục vụ phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về phòng, chống lụt, bão, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ yêu cầu phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra, xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo để phục vụ hoạt động của Bộ, ngành, địa phương.

Điều 11. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước

1. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bao gồm:

a) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;

b) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương.

2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu; tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và việc khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về sử dụng nước của mình và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

Điều 12. Báo cáo sử dụng tài nguyên nước

1. Hằng năm, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo sử dụng tài nguyên nước.

Chương 3.

BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 13. Trồng bù diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định việc trồng bù diện tích rừng bị mất.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ quy định mức đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực hồ chứa và việc tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.

Điều 14. Thăm dò nước dưới đất

1. Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, chủ dự án phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép.

2. Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

3. Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:

a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;

b) Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;

c) Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;

d) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.

4. Chủ dự án thăm dò có nghĩa vụ:

a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Khoản 3 Điều này, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;

b) Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

c) Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 29 của Nghị định này.

Điều 15. Giấy phép tài nguyên nước

1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;

b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước;

c) Nguồn nước thăm dò, khai thác, nguồn nước tiếp nhận nước thải;

d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;

đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước, xả nước thải;

e) Thời hạn của giấy phép;

g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;

h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.

Điều 16. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép

1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.

2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:

a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;

b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:

a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;

b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;

c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;

d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

Điều 17. Đăng ký khai thác nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà nằm trong khu vực quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khoanh định, công bố vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất; quy định cụ thể thẩm quyền tổ chức việc đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn khoanh định vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất.

Điều 18. Nguyên tắc cấp phép

1. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.

4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

5. Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt.

Điều 19. Căn cứ cấp phép

1. Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;

b) Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;

c) Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;

d) Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

đ) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.

2. Trường hợp cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định sau đây:

a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Chức năng của nguồn nước;

c) Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

d) Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.

3. Trường hợp cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 52 của Luật tài nguyên nước.

Điều 20. Điều kiện cấp phép

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.

2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;

b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;

c) Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.

4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.

5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:

a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;

b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

Điều 21. Thời hạn của giấy phép

1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:

a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;

b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;

c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;

d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép khai thác nước ngầm của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.

Điều 22. Gia hạn giấy phép

1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:

a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;

b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;

c) Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

2. Đối với trường hợp khác với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.

Điều 23. Điều chỉnh giấy phép

1. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:

a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;

b) Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế và cấu trúc địa chất thủy văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;

c) Khối lượng hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.

2. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;

b) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;

c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;

d) Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;

đ) Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép;

e) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:

a) Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;

b) Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;

c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước;

d) Do chuyển đổi chức năng nguồn nước;

đ) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh:

a) Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải;

b) Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;

c) Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;

d) Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.

Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định tại Khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.

5. Trường hợp chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh giấy phép thì chủ giấy phép phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo quy định của Nghị định này; trường hợp cơ quan cấp phép điều chỉnh giấy phép thì cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ít nhất chín mươi (90) ngày.

Điều 24. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép

1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:

a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;

b) Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;

c) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

d) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.

2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:

a) Không quá ba (03) tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;

b) Không quá mười hai (12) tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

4. Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Điều 25. Thu hồi giấy phép

1. Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;

b) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;

c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;

d) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;

đ) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

e) Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

2. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này, chủ giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (03) năm, kể từ ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.

3. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét việc cấp giấy phép mới.

4. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì chủ giấy phép được nhà nước bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác nước ngầm

1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.

2. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép bị thu hồi;

b) Giấy phép đã hết hạn;

c) Giấy phép đã được trả lại.

3. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.

Điều 27. Cấp lại giấy phép

1. Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;

b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.

2. Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.

Điều 28. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;

e) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;

g) Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;

h) Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điu này.

Điều 29. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép

Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:

1. Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cp tỉnh.

Điều 30. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Đ án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối vi công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;

b) Báo cáo tình nh thực hiện các quy định trong giấy phép;

c) Bản sao giấy phép đã được cấp.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo quy định tại Điều này.

Điều 31. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước ngầm, sử dụng nước dưới đất

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;

c) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;

d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;

b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

d) Bản sao giấy phép đã được cấp.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung báo cáo, nội dung đề án quy định tại Điều này.

Điều 32. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;

b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

d) Bản sao giấy phép đã được cấp.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung báo cáo nội dung đề án quy định tại Điều này.

Điều 33. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

d) Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.

Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;

b) Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

c) Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải;

d) Bản sao giấy phép đã được cấp.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo quy định tại Điều này.

Điều 34. Hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước

1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.

2. Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn quy định tại Điều này.

Điều 35. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;

b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):

a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;

b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;

c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Điều 36. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép:

a) Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;

b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;

c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.

3. Thẩm định hồ sơ đối với trường hợp cấp lại giấy phép:

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện để cấp lại giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.

4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

Điều 37. Trình tự, thủ tục đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước

1. Khi phát hiện chủ giấy phép có các vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét đình chỉ hiệu lực của giấy phép.

2. Căn cứ vào mức độ vi phạm của chủ giấy phép, mức độ ảnh hưởng của việc đình chỉ giấy phép đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, cơ quan cấp giấy phép quyết định thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép.

3. Cơ quan cấp giấy phép có thể xem xét rút ngắn thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép khi chủ giấy phép đã khắc phục hậu quả liên quan đến lý do đình chỉ giấy phép và hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước

1. Khi thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện giấy phép, nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép; nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này, thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép.

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.

2. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước chín mươi (90) ngày.

3. Đối với trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.

Điều 39. Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước

1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:

a) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa công trình khai thác vào hoạt động;

b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ về tài chính quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và đã nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước;

c) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn hiệu lực ít nhất là một trăm hai mươi (120) ngày.

2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:

a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này;

b) Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.

3. Việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật dân sự và có các nội dung chính sau đây:

a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;

b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng trong việc thực hiện tiếp các công việc, nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân chuyển nhượng chưa hoàn thành tính đến thời điểm chuyển nhượng.

4. Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:

a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;

b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;

c) Báo cáo kết quả khai thác tài nguyên nước và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;

d) Bản sao (chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; trường hợp bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao (chứng thực) quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.

5. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng:

a) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng nộp hai (02) bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và có văn bản nêu rõ lý do;

b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, quyết định và cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Thời hạn của giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc trả lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

6. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Chương 4.

TÀI CHÍNH VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 40. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

1. Tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật tài nguyên nước bao gồm các trường hợp phải có cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thuộc các trường hợp sau đây:

a) Khai thác, sử dụng nước để phát điện thương mại;

b) Khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp;

c) Khai thác nước dưới đất với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Điều 41. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, bảo vệ tài nguyên nước

1. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 10, Khoản 4 Điều 21, Khoản 5 Điều 27 của Luật tài nguyên nước.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.

Chương 5.

ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC, PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA TRÊN LƯU VỰC SÔNG

MỤC 1. CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT

Điều 42. Các hoạt động trên lưu vực sông cần điều phối, giám sát

1. Các hoạt động quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều 72 của Luật tài nguyên nước.

2. Các hoạt động khác cần được điều phối, giám sát trên lưu vực sông tại Điểm đ Khoản 1 Điều 72 của Luật tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:

a) Các hoạt động cải tạo, khôi phục các dòng sông, bao gồm:

– Khôi phục, bảo tồn các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng nước;

– Phát triển các khu đất ngập nước, vành đai sinh thái ven sông, giải tỏa các vật cản dòng chảy trên sông;

– Bổ sung nước cho các nguồn nước bị cạn kiệt, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng xử lý nước thải;

– Giảm thiểu nguồn ô nhiễm phân tán ở các khu đô thị và nông thôn; tăng cường các hoạt động phòng, chống sự cố ô nhiễm nguồn nước;

– Xây dựng cơ sở hạ tầng giữ nước để tăng lưu lượng nước trong sông, gia cố bờ sông, nạo vét bồi lắng lòng sông.

b) Các hoạt động cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, ven hồ, bao gồm:

– Phát triển các khu vui chơi giải trí, lễ hội, thể dục, thể thao ven sông;

– Phục hồi và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa và du lịch ven sông.

Điều 43. Nội dung, yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông

1. Nội dung điều phối bao gồm chỉ đạo, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Điều 42 của Nghị định này.

2. Nội dung giám sát bao gồm việc theo dõi, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên phạm vi lưu vực sông.

3. Yêu cầu đối với hoạt động điều phối:

a) Bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

b) Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan tham gia điều phối trên phạm vi lưu vực sông; sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí;

c) Tuân theo quy hoạch, kế hoạch trên phạm vi lưu vực;

d) Xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan tham gia.

4. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát:

a) Phát hiện được các hiện tượng bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước; cảnh báo, dự báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;

b) Phát hiện được các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân trong vận hành hồ chứa, liên hồ chứa và trong hoạt động xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;

c) Cung cấp thông tin, số liệu phục vụ việc điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra quy định tại Điều 42 của Nghị định này trên phạm vi lưu vực sông;

d) Các yêu cầu khác của công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.

MỤC 2. TRÁCH NHIỆM ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện các hoạt động cần điều phối, giám sát quy định tại Điều 42 của Nghị định này đối với các lưu vực sông liên tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Chủ trì việc phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh.

3. Thẩm định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với các nguồn nước liên tỉnh, quy định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu của các hồ chứa thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.

4. Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với lưu vực sông liên tỉnh.

5. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông liên tỉnh.

Điều 45. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước; chương trình, kế hoạch cải tạo các dòng sông, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt đối với các lưu vực sông nội tỉnh.

2. Chỉ đạo việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn và phối hợp với các địa phương có chung nguồn nước trong việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.

3. Thẩm định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với nguồn nước nội tỉnh, quy định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu của các hồ chứa thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.

4. Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với lưu vực sông nội tỉnh.

5. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông nội tỉnh.

6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các quy định tại Điều 44 của Nghị định này.

Điều 46. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.

2. Thông báo kế hoạch nhu cầu sử dụng nước của mình đối với từng nguồn nước trên lưu vực sông cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.

3. Chỉ đạo việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, chương trình, dự án chuyên ngành liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để phù hợp với kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, chương trình, kế hoạch cải tạo các dòng sông, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt trên các lưu vực sông và bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã được công bố.

4. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hồ chứa, kế hoạch khai thác, sử dụng nước của các công trình khai thác nước trên sông theo quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền ban hành và theo kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông.

5. Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều phối giám sát trên lưu vực sông.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp

1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép theo quy định của Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 thực hiện theo các quy định tại Điều 77 của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

2. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục giải quyết trên nguyên tắc tổ chức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

3. Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Điều 40 của Nghị định này có nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Điều 48. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.

Các Nghị định: số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước; số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 quy định việc cấp phép tài nguyên nước và Điều 2 của Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 và số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Bãi bỏ các quy định của Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ và khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 về quản lý lưu vực sông trái với quy định của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và Nghị định này.

Điều 49. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường và xử lý nước thải tốt nhất
Liên hệ ngay: Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 33 01 33 – 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

The post Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật tài nguyên nước appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-2012013nd-cp-huong-dan-luat-tai-nguyen-nuoc.html/feed/ 0 449
Thông tư 12/2011 http://moitruongdgp.com/thong-tu-12-2011.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-12-2011.html#respond Wed, 05 Nov 2014 08:29:49 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=179 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- Số: 12/2011/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2011 THÔNG TƯ   BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG […]

The post Thông tư 12/2011 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

——–

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Số:
12/2011/TT-BGDĐT


Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2011

THÔNG TƯ

 

BAN
HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CÓ NHIỀU CẤP HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng
11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Điều 2.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

Thông tư này thay
thế Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển

ĐIỀU LỆ

 

TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ trường
trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông
có nhiều cấp học quy định về tổ chức và quản lý nhà trường; chương trình và các
hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của trường; quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.

2. Điều lệ này
áp dụng cho các trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
(sau đây gọi chung là trường trung học), tổ chức và cá nhân có liên quan.

3. Trường do các
tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư được quy định tại văn bản khác.

Điều 2. Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục
quốc dân

Trường trung học
là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học

Trường trung học
có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng
dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo
dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và
tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

2. Quản lý giáo
viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển sinh
và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế
hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

5. Huy động, quản
lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học
sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử
dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho
giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8. Thực hiện các
hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Loại hình và hệ thống trường trung học

1. Trường trung
học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.

a) Trường công
lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực
tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường
xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) Trường tư thục
do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá
nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài
ngân sách nhà nước.

2. Các trường
có một cấp học gồm:

a) Trường trung
học cơ sở;

b) Trường trung
học phổ thông.

3. Các trường
phổ thông có nhiều cấp học gồm:

a) Trường tiểu
học và trung học cơ sở;

b) Trường trung
học cơ sở và trung học phổ thông;

c) Trường tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Các trường
chuyên biệt gồm:

a) Trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Trường chuyên,
trường năng khiếu;

c) Trường dành
cho người tàn tật, khuyết tật;

d) Trường giáo
dưỡng.

Điều 5. Tên trường, biển tên trường

1. Việc đặt tên
trường được quy định như sau:

Trường trung học
cơ sở (hoặc: trung học phổ thông; tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở
và trung học phổ thông; tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; trung
học phổ thông chuyên) + tên riêng của trường.

2. Tên trường
được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên trường và giấy tờ giao dịch.

3. Biển tên trường
ghi những nội dung sau:

a) Góc phía
trên, bên trái:

– Đối với trường
trung học có cấp học cao nhất là cấp THCS:

Dòng thứ nhất:
Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố) trực thuộc tỉnh và tên huyện
(quận, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh;

Dòng thứ hai:
Phòng giáo dục và đào tạo.

– Đối với trường
trung học có cấp THPT:

Dòng thứ nhất:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Dòng thứ hai:
Sở giáo dục và đào tạo.

b) Ở giữa ghi
tên trường theo quy định tại Điều 5 của Điều lệ này;

c) Dưới cùng là
địa chỉ, số điện thoại.

4. Tên trường
và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng
thì thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Điều 6. Phân cấp quản lý

1. Trường THCS
và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS do phòng giáo
dục và đào tạo quản lý.

2. Trường THPT
và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT do sở giáo dục
và đào tạo quản lý.

3. Trường chuyên
biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo
quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Điều 7. Tổ chức và hoạt động của trường trung học có cấp tiểu
học, trường trung học chuyên biệt và trường trung học tư thục

1. Trường trung
học có cấp tiểu học phải tuân theo các quy định của Điều lệ này và Điều lệ
trường tiểu học.

2. Các trường
trung học chuyên biệt, trường trung học tư thục quy định tại Điều 4 của Điều lệ
này tuân theo các quy định của Điều lệ này và quy chế tổ chức và hoạt động của trường
chuyên biệt, trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 8. Nội quy trường trung học

Các trường trung
học căn cứ các quy định của Điều lệ này và các quy chế, điều lệ quy định tại
Điều 7 của Điều lệ này (đối với trường trung học có cấp tiểu học, trường trung
học chuyên biệt, trường trung học tư thục) để xây dựng nội quy của trường mình.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

 

Điều 9. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập và điều
kiện để được cho phép hoạt động giáo dục

1. Điều kiện thành
lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:

a) Có Đề án thành
lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng
lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành
lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ
máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà
trường.

2. Điều kiện để
được cho phép hoạt động giáo dục:

a) Có quyết định
thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

b) Có đất đai,
trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm của
trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và
nhân viên;

d) Có chương trình
giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

đ) Có đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được
đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ
cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức
các hoạt động giáo dục;

e) Có đủ nguồn
lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

g) Có quy chế
tổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trong thời
hạn quy định cho phép, nếu nhà trường có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản
2 của Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết
thời hạn quy định cho phép, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập
hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi.

4. Điều kiện thành
lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học chuyên biệt được thực hiện
theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.

Điều 10. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép
hoạt động giáo dục

1. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường
phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết
định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT.

2. Trưởng phòng
giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trường
THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Giám đốc
sở giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường
THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT.

Điều 11. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép
thành lập; cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học

1. Hồ sơ đề nghị
thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:

a) Đề án thành
lập trường;

b) Tờ trình về
Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

c) Sơ yếu lí lịch
kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu
trưởng;

d) Ý kiến bằng
văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập
trường;

đ) Báo cáo giải
trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo
ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

2. Trình tự, thủ
tục thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:

a) Uỷ ban nhân
dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường THCS
và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Uỷ ban nhân
dân cấp huyện đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THPT; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục
có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Phòng giáo
dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tiếp nhận hồ sơ, xem xét
điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ
điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị
thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với
trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS)
hoặc cấp tỉnh (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THPT);

c) Ủy ban nhân
dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo
quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập
hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp
học có cấp học cao nhất là THCS; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành
lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều
cấp học có cấp học cao nhất là THPT. Trường hợp chưa quyết định thành lập hoặc
chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép
thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ
biết rõ lí do và hướng giải quyết.

3. Hồ sơ đề nghị
cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:

a) Tờ trình đề
nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm
định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9
của Điều lệ này.

4. Trình tự, thủ
tục cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:

a) Trường trung
học công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư
thục có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định
tại khoản 3 của Điều này;

b) Phòng giáo
dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) nhận hồ sơ, xem xét điều
kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều
lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng
phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp
học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với
trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT)
ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa
quyết định cho phép hoạt động giáo dục, cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt
động giáo dục có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết.

Điều 12. Sáp nhập, chia, tách trường trung học

1. Việc sáp nhập,
chia, tách trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với
quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của
địa phương;

b) Bảo đảm quyền
lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

c) Bảo đảm an
toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2. Cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định
sáp nhập, chia, tách trường. Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng
một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường
hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó
thỏa thuận quyết định.

3. Hồ sơ, trình
tự và thủ tục sáp nhập, chia, tách trường để thành lập hoặc cho phép thành lập
trường mới tuân theo các quy định tại Điều 11 của Điều lệ này.

Điều 13. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học

1. Việc đình chỉ
hoạt động giáo dục của trường trung học được thực hiện khi xảy ra một trong các
trường hợp sau đây:

a) Có hành vi
gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Không bảo đảm
một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này;

c) Người cho phép
hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

d) Không triển
khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động
giáo dục;

đ) Vi phạm quy
định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình
chỉ;

e) Vi phạm nghiêm
trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên
môn, quy chế thi cử;

f) Các trường
hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm
quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt
động giáo dục của nhà trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhà
trường phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động giáo dục, thời hạn đình chỉ;
các biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên, nhân viên, học sinh và người lao
động trong trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phải được
công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Trình tự, thủ
tục đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học:

a) Khi trường
trung học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, phòng giáo dục và đào tạo (đối
với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS),
sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp
học có cấp học cao nhất là THPT) tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm;

b) Trưởng phòng
giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra
quyết định thành lập), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung
học do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) căn cứ mức độ vi phạm,
ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo cơ quan có thẩm
quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

c) Sau thời hạn
đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục và đơn vị bị đình
chỉ có hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại (thực hiện theo quy định
tại khoản 3 Điều 11 của Điều lệ này) thì người có thẩm quyền quyết định đình
chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại. Trong trường
hợp chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì người có thẩm quyền quyết định
đình chỉ hoạt động giáo dục có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và
hướng giải quyết.

4. Hồ sơ đình
chỉ hoạt động giáo dục:

a) Quyết định
thành lập đoàn kiểm tra;

b) Biên bản kiểm
tra;

c) Quyết định
đình chỉ hoạt động giáo dục.

Điều 14. Giải thể trường trung học

1. Trường trung
học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm
trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường;

b) Hết thời hạn
đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc
đình chỉ;

c) Mục tiêu, nội
dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không
còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

d) Theo đề nghị
của tổ chức, cá nhân thành lập trường.

2. Cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định
giải thể nhà trường.

3. Phòng giáo
dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định
thành lập); sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học do Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh ra quyết định thành lập); tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với
trường trung học tư thục) xây dựng phương án giải thể nhà trường, trình cơ quan
có thẩm quyền ra quyết định giải thể nhà trường. Quyết định giải thể nhà trường
phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên,
nhân viên và học sinh. Quyết định giải thể nhà trường phải được công bố công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Trình tự, thủ
tục giải thể trường trung học:

a) Phòng giáo
dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tổ chức kiểm tra, đánh giá
mức độ vi phạm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 của Điều này
hoặc xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn
bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra
quyết định giải thể nhà trường.

b) Cơ quan có
thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường
trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Hồ sơ giải
thể nhà trường:

a) Trường trung
học giải thể theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

– Tờ trình xin
giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm điểm a khoản 1 Điều này;

– Quyết định thành
lập đoàn kiểm tra;

– Biên bản kiểm
tra;

– Tờ trình đề
nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông
có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với
trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT).

b) Trường trung
học giải thể theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

– Hồ sơ đình chỉ
hoạt động giáo dục;

– Các văn bản
về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;

– Tờ trình đề
nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông
có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với
trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT).

Điều 15. Lớp, tổ học sinh

1. Lớp

a) Học sinh được
tổ chức theo lớp. Mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra
vào đầu mỗi năm học;

b) Mỗi lớp ở các
cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh;

c) Số học sinh
trong mỗi lớp của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và
hoạt đông của trường chuyên biệt.

2. Mỗi lớp được
chia thành nhiều tổ học sinh. Mỗi tổ không quá 12 học sinh, có tổ trưởng, 1 tổ
phó do các thành viên của tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học.

Điều 16. Tổ chuyên môn

1. Hiệu trưởng,
các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo
dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức
thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng
cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự
quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu
của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

2. Tổ chuyên môn
có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng và
thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch
cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt
động giáo dục khác của nhà trường;

b) Tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của
tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác
hiện hành;

c) Giới thiệu
tổ trưởng, tổ phó;

d) Đề xuất khen
thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

3. Tổ chuyên môn
sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay
khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 17. Tổ Văn phòng

1. Mỗi trường
trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ
quỹ, y tế trường học và nhân viên khác.

2. Tổ Văn phòng
có tổ trưởng và tổ phó, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.

3. Tổ Văn phòng
sinh hoạt hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay
khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 18. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1. Mỗi trường
trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là
5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường
trung học.

2. Hiệu trưởng,
Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ
đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào
tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học
ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn)
ở cấp học đó;

b) Hiệu trưởng
phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và
trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn
nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ
do Hiệu trưởng phân công.

3. Thẩm quyền
bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học:

Trưởng phòng giáo
dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và
trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ
nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình
bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội
đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.

4. Người có thẩm
quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
trường trung học.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng

1. Nhiệm vụ và
quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng, tổ
chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các
quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ
này;

c) Xây dựng quy
hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ
năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp
có thẩm quyền;

d) Thành lập các
tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm
tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm
quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo
viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp
loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo
viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng
lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học
sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh
giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình
tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học
và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài
chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các
chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức
thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã
hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực
hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai
đối với nhà trường;

k) Được đào tạo
nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính
sách theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và
quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

a) Thực hiện và
chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

b) Cùng với Hiệu
trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

c) Thay mặt Hiệu
trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

d) Được đào tạo
nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính
sách theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường
đối với trường trung học công lập, Hội đồng quản trị đối với trường trung học
tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm
quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc
sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã
hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Cơ cấu tổ chức
của Hội đồng trường trung học công lập:

Hội đồng trường
gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu nhà trường, đại
diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), đại diện
các tổ chuyên môn, đại diện tổ Văn phòng.

Hội đồng trường
có Chủ tịch, 1 thư ký và các thành viên khác. Tổng số thành viên của Hội đồng
trường từ 9 đến 13 người.

3. Nhiệm vụ và
quyền hạn của Hội đồng trường trung học công lập:

a) Quyết nghị
về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà
trường;

b) Quyết nghị
về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Quyết nghị
về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d) Giám sát việc
thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ
trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường.

4. Hoạt động của
Hội đồng trường trung học công lập:

a) Hội đồng trường
họp thường kỳ ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi
Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ
tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.
Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của
trường, đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội
đồng trường khi cần thiết.

b) Phiên họp Hội
đồng trường được coi là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội
đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch Hội đồng). Quyết nghị của Hội đồng trường
được thông qua bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản tại cuộc họp và chỉ
có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt tại cuộc họp nhất
trí. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công khai.

c) Hiệu trưởng
nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường về những
nội dung được quy định tại khoản 3 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí
với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan
quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến
của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của
Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều
lệ này.

5. Thủ tục thành
lập Hội đồng trường trung học công lập:

Căn cứ cơ cấu
tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng
hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới
thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường
THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám
đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều
cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định thành lập Hội đồng trường.

Chủ tịch Hội đồng
trường do các thành viên của Hội đồng bầu; thư kí do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.

Nhiệm kì của Hội
đồng trường là 5 năm. Hằng năm, nếu có yêu cầu đột xuất về việc thay đổi nhân
sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định bổ sung,
kiện toàn Hội đồng trường.

6. Nhiệm vụ, quyền
hạn, thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường của
trường tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu
học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học loại hình tư thục.

Điều 21. Các hội đồng khác trong nhà trường

1. Hội đồng thi
đua và khen thưởng

Hội đồng thi đua
khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp Hiệu trưởng tổ chức các
phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu
trưởng thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu
trưởng, Bí thư cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và
các giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Hội đồng kỷ
luật

a) Hội đồng kỷ
luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc.
Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành
viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có),
giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm
giáo dục và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường;

b) Hội đồng kỷ
luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên,
viên chức khác theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của
Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Hiệu trưởng
có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công
việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu
trưởng quy định.

Điều 22. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường

1. Tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật.

2. Công đoàn,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các
tổ chức xã hội khác trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm
giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 23. Quản lý tài sản, tài chính

Việc quản lý tài
chính, tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy định của pháp luật và các
quy định của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; mọi thành viên của trường
có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà trường.

Chương III

CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC

 

Điều 24. Chương trình giáo dục

1. Trường trung
học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

2. Căn cứ chương
trình giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và
thời khoá biểu để điều hành hoạt động giáo dục, dạy học.

4. Học sinh khuyết
tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng
của từng cá nhân và Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

Điều 25. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết
bị dạy học và tài liệu tham khảo

1. Sách giáo khoa,
sách giáo viên, sách bài tập và thiết bị dạy học sử dụng trong giảng dạy và học
tập tại trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2. Nhà trường
trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo
viên; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng
dạy học. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu
tham khảo.

Điều 26. Các hoạt động giáo dục

1. Các hoạt động
giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp
nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

2. Hoạt động giáo
dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt
buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.

3. Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học,
nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội,
giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng
sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi,
tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện
và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Điều 27. Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục

Hệ thống hồ sơ,
sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:

1. Đối với nhà
trường:

a) Sổ đăng bộ;

b) Sổ theo dõi
học sinh chuyển đi, chuyển đến;

c) Sổ theo dõi
phổ cập giáo dục;

d) Sổ gọi tên
và ghi điểm;

đ) Sổ ghi đầu
bài;

e) Học bạ học
sinh;

g) Sổ quản lý
cấp phát văn bằng, chứng chỉ;

h) Sổ nghị quyết
của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường;

i) Hồ sơ thi
đua;

k) Hồ sơ kiểm
tra, đánh giá giáo viên và nhân viên;

l) Hồ sơ kỷ luật;

m) Sổ quản lý
và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;

n) Sổ quản lý
tài sản, thiết bị giáo dục;

o) Sổ quản lý
tài chính;

p) Hồ sơ quản
lý thư viện;

q) Hồ sơ theo
dõi sức khoẻ học sinh;

r) Hồ sơ giáo
dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

2. Đối với tổ
chuyên môn: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp
chuyên môn.

3. Đối với
giáo viên:

a) Giáo án (bài
soạn);

b) Sổ ghi kế hoạch
giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;

c) Sổ điểm cá
nhân;

d) Sổ chủ nhiệm
(đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Điều 28. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Học sinh được
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại
học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Việc ra đề
kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng
trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

3. Việc đánh giá
học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công
khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá
để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải
được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học.

4. Học sinh tiểu
học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, có đủ
điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng
trường phổ thông có nhiều cấp học xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu
học.

5. Học sinh học
hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THCS.

6. Học sinh học
hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở
giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Điều 29. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường

1. Trường trung
học có phòng truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật có liên quan tới
việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền
thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

2. Mỗi trường
có thể chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường.

3. Học sinh cũ
của trường được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực
hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Chương IV

GIÁO VIÊN

 

Điều 30. Giáo viên trường trung học

Giáo viên trường
trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn
Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối
với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư
vấn cho học sinh.

Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học

1. Giáo viên bộ
môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và
giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo
chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia
các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo
dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công
tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo
đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng,
hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của
học sinh;

d) Thực hiện Điều
lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá
của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm
chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn
trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập
và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với
giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo
dục học sinh;

g) Thực hiện các
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ
nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm
vụ sau đây:

a) Xây dựng kế
hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo
dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều
kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện
các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt
chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên
quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học
sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát
triển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh
giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ
luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại,
phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh
việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường
kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

3. Giáo viên thỉnh
giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy
định trong hợp đồng thỉnh giảng.

4. Giáo viên làm
công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi
dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức,
quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

5. Giáo viên làm
tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi
dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức,
quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.

6. Giáo viên làm
công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng
về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp
các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

Điều 32. Quyền của giáo viên

1. Giáo viên có
những quyền sau đây:

a) Được nhà trường
tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;

b) Được hưởng
mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các
chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

c) Được trực tiếp
hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;

d) Được hưởng
lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ theo quy định hiện hành;

đ) Được cử tham
gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ;

e) Được hợp đồng
thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu
thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự
đồng ý của Hiệu trưởng ;

g) Được bảo vệ
nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;

h) Được hưởng
các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ
nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau
đây:

a) Được dự các
giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

b) Được dự các
cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn
đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các
lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

d) Được quyền
cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;

đ) Được giảm giờ
lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.

3. Giáo viên làm
công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện
hành.

4. Hiệu trưởng
có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được vận dụng
hưởng các chế độ chính sách hiện hành.

Điều 33. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên

1. Trình độ chuẩn
được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:

a) Có bằng tốt
nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên tiểu học;

b) Có bằng tốt
nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS;

c) Có bằng tốt
nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT.

2. Giáo viên chưa
đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được nhà trường, cơ quan quản
lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn.

3. Giáo viên có
trình độ trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chính sách theo quy định
của Nhà nước, được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát
huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.

Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên

1. Hành vi, ngôn
ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

2. Trang phục
của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính
phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm

Giáo viên không
được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

2. Gian lận trong
kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh.

3. Xuyên tạc nội
dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối
giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

4. Ép buộc học
sinh học thêm để thu tiền.

5. Hút thuốc lá,
uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt
động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.

6. Bỏ giờ, bỏ
buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Điều 36. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Giáo viên có
thành tích sẽ được khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh
hiệu cao quý khác.

2. Giáo viên có
hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương V

HỌC SINH

 

Điều 37. Tuổi học sinh trường trung học

1. Tuổi của học
sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi.

Đối với những
học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao
hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào
tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

2. Học sinh là
người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so
với tuổi quy định.

3. Học sinh không
được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học.

4. Học sinh có
thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học
vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể
được thực hiện theo các bước sau:

a) Cha mẹ hoặc
người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;

b) Hiệu trưởng
nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn gồm: các đại diện của Ban giám
hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh
đang theo học; giáo viên dạy lớp trên; nhân viên y tế;

c) Căn cứ kết
quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

5. Học sinh trong
độ tuổi THCS, THPT ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam đều được học ở trường THCS hoặc trường THPT tại nơi cư trú hoặc trường
THCS và THPT ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục
như sau:

a) Cha mẹ hoặc
người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;

b) Hiệu trưởng
nhà trường tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.

Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện nhiệm
vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng
cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn
tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội
quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân
thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các
hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác
xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo
vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy
truyền thống của nhà trường.

Điều 39. Quyền của học sinh

1. Được bình đẳng
trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời
gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được
cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương
tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy
định.

2. Được tôn trọng
và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường
và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được
quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được
học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 37 của
Điều lệ này.

3. Được tham gia
các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật
do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống.

4. Được nhận học
bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính
sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng
lực đặc biệt.

5. Được hưởng
các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh

1. Hành vi, ngôn
ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hoá, phù hợp với đạo
đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục
của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện
cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.

Tuỳ điều kiện
của từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục theo tiêu
chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nếu được nhà trường và Ban đại diện
cha mẹ học sinh của trường đồng ý.

Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân
phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường,
người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong
học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Làm việc khác;
sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống
rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động
giáo dục.

4. Đánh nhau,
gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

5. Lưu hành, sử
dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi
các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

Điều 42. Khen thưởng và kỷ luật

1. Học sinh có
thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo
dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

a) Khen trước
lớp, trước trường;

b) Khen thưởng
cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi;

c) Cấp giấy chứng
nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Các hình thức
khen thưởng khác.

2. Học sinh vi
phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc
xử lý kỉ luật theo các hình thức sau đây:

a) Phê bình trước
lớp, trước trường;

b) Khiển trách
và thông báo với gia đình;

c) Cảnh cáo ghi
học bạ;

d) Buộc thôi học
có thời hạn.

Chương VI

TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG

 

Điều 43. Địa điểm, diện tích của trường

1. Trường học
là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục. Trường phải có
tường bao quanh, có cổng trường và biển trường.

2. Tổng diện tích
sử dụng của trường tối thiểu đủ theo tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu tổ
chức các hoạt động giáo dục.

Điều 44. Các khối công trình của trường

1. Phòng học,
phòng học bộ môn

a) Phòng học:

– Có đủ phòng
học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

– Phòng học được
xây dựng theo tiêu chuẩn quy định;

– Phòng học có
đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết
và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát.

b) Phòng học bộ
môn: Thực hiện theo Quy định về tiêu chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.

2. Khối phục vụ
học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn – Đội, phòng truyền
thống.

3. Khối hành chính
– quản trị.

Gồm phòng làm
việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo
viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học,
nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể…

4. Khu sân chơi,
bãi tập.

Có diện tích ít
nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, khu sân chơi có hoa, cây bóng
mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao
và đảm bảo an toàn.

5. Khu vệ sinh
và hệ thống cấp thoát nước.

a) Khu vệ sinh
được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên và học sinh,
riêng cho nam, nữ, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi
trường;

b) Có hệ thống
cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ
sinh môi trường.

6. Khu để xe:
Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh.

7. Có hệ
thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và
dạy học.

Chương VII

QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG,
GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

 

Điều 45. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường phải
chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng
môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 46. Ban đại diện cha mẹ học sinh

1. Mỗi lớp có
một Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức trong mỗi năm học gồm các thành viên do
cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp,
giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh.

2. Mỗi trường
có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành
viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp cử ra để phối hợp với nhà
trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

3. Nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, từng trường
trung học thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Nhà trường phối
hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ
chức chính trị – xã hội và cá nhân có liên quan nhằm:

1. Thống nhất
quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để
thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Huy động mọi
lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần
xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào
học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có
ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động
văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.

The post Thông tư 12/2011 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-12-2011.html/feed/ 0 179
Thông tư 01 http://moitruongdgp.com/thong-tu-01.html http://moitruongdgp.com/thong-tu-01.html#respond Wed, 05 Nov 2014 04:43:16 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=171 BỘ NỘI VỤSố: 01/2011/TT-BNV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2011 THÔNG TƯHướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính _____________________ Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của […]

The post Thông tư 01 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
BỘ NỘI VỤSố: 01/2011/TT-BNV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2011 THÔNG TƯHướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

_____________________

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;

Căn cứ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư,

Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).

Điều 2. Thể thức văn bản

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 3. Kỹ thuật trình bày văn bản

Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Thông tư này bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác.

Điều 4. Phông chữ trình bày văn bản

Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

Điều 5. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày

  1. Khổ giấy

Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).

Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5).

  1. Kiểu trình bày

Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).

Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).

  1. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)

Lề trên: cách mép trên từ 20 – 25 mm;

Lề dưới: cách mép dưới từ 20 – 25 mm;

Lề trái: cách mép trái từ 30 – 35 mm;

Lề phải: cách mép phải từ 15 – 20 mm.

  1. Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4 được thực hiện theo sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản kèm theo Thông tư này (Phụ lục II). Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A5 được áp dụng tương tự theo sơ đồ tại Phụ lục trên.

Chương II

THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN

Điều 6. Quốc hiệu

  1. Thể thức

Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.

  1. Kỹ thuật trình bày

Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải.

Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;

Dòng thứ hai: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline), cụ thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.

Điều 7. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

  1. Thể thức

Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ quan chủ quản.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

  1. a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, ví dụ:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI_________ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM_________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
______
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
____
  1. b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN), ví dụ:
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
SỞ NỘI VỤ
___
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN
VIỆN DÂN TỘC HỌC
________
  1. Kỹ thuật trình bày

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều dòng.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng, ví dụ:

BỘ NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ
NHÀ NƯỚC
____

Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.

Điều 8. Số, ký hiệu của văn bản

  1. Thể thức
  2. a) Số của văn bản

Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

  1. b) Ký hiệu của văn bản

– Ký hiệu của văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theo bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Thông tư này (Phụ lục I) và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước (áp dụng đối với chức danh Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản, ví dụ:

Nghị quyết của Chính phủ ban hành được ghi như sau: Số: …/NQ-CP

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành được ghi như sau: Số: …/CT-TTg.

Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành được ghi như sau: Số: …/QĐ-HĐND

Báo cáo của các ban của Hội đồng nhân dân được ghi như sau: Số …/BC-HĐND

– Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng, ban, bộ phận) soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ:

Công văn của Chính phủ do Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ soạn thảo: Số: …/CP-HC.

Công văn của Bộ Nội vụ do Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Nội vụ soạn thảo: Số: …/BNV-TCCB

Công văn của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ban Kinh tế Ngân sách soạn thảo: Số: …./HĐND-KTNS

Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh do tổ chuyên viên (hoặc thư ký) theo dõi lĩnh vực văn hóa – xã hội soạn thảo: Số: …/UBND-VX

Công văn của Sở Nội vụ tỉnh do Văn phòng Sở soạn thảo: Số: …/SNV-VP

Trường hợp các Hội đồng, các Ban tư vấn của cơ quan được sử dụng con dấu của cơ quan để ban hành văn bản và Hội đồng, Ban được ghi là “cơ quan” ban hành văn bản thì phải lấy số của Hội đồng, Ban, ví dụ Quyết định số 01 của Hội đồng thi tuyển công chức Bộ Nội vụ được trình bày như sau:

BỘ NỘI VỤ
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN CÔNG CHỨC

____________

Số: 01/QĐ-HĐTTCC

Việc ghi ký hiệu công văn do UBND cấp huyện, cấp xã ban hành bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành công văn và chữ viết tắt tên lĩnh vực (các lĩnh vực được quy định tại Mục 2, Mục 3, Chương IV, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003) được giải quyết trong công văn.

Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực (đối với UBND cấp huyện, cấp xã) do cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.

  1. Kỹ thuật trình bày

Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước; giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-) không cách chữ, ví dụ:

Số: 15/QĐ-HĐND (Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân);

Số: 19/HĐND-KTNS (Công văn của Thường trực Hội đồng nhân dân do Ban Kinh tế ngân sách soạn thảo);

Số: 23/BC-BNV (Báo cáo của Bộ Nội vụ);

Số: 234/SYT-VP (Công văn của Sở Y tế do Văn phòng soạn thảo).

Điều 9. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản

  1. Thể thức
  2. a) Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó, cụ thể như sau:

– Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ:

Văn bản của Bộ Công Thương, của Công ty Điện lực 1 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (có trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội,

Văn bản của Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh thuộc Bộ Tài chính (có trụ sở tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên): Hưng Yên,

Văn bản của Viện Hải dương học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (có trụ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa): Khánh Hòa,

Văn bản của Cục Thuế tỉnh Bình Dương thuộc Tổng cục Thuế (có trụ sở tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương): Bình Dương,

– Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:

+ Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ:

Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Hà Nội, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,

+ Đối với các tỉnh là tên của tỉnh, ví dụ:

Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương): Hải Dương, của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh): Quảng Ninh, của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng): Lâm Đồng,

Trường hợp địa danh ghi trên văn bản của cơ quan thành phố thuộc tỉnh mà tên thành phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm hai chữ thành phố (TP.), ví dụ:

Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và của các phòng, ban thuộc thành phố: TP. Hà Tĩnh,

– Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ:

Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của các phòng, ban thuộc huyện: Sóc Sơn,

Văn bản của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh), của các phòng, ban thuộc quận: Gò Vấp,

Văn bản của Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và của các phòng, ban thuộc thị xã: Bà Rịa,

– Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và của các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ:

Văn bản của Ủy ban nhân dân xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An): Kim Liên,

Văn bản của Ủy ban nhân dân phường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội): Phường Điện Biên Phủ,

– Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức và đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

  1. b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản

Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành.

Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước, cụ thể:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009

Quận 1, ngày 10 tháng 02 năm 2010

  1. Kỹ thuật trình bày

Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.

Điều 10. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản

  1. Thể thức

Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.

Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.

  1. Kỹ thuật trình bày

Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:

QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều động cán bộ

_______

Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô số 5b, sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:

Số: 72/VTLTNN-NVĐP

V/v kế hoạch kiểm tra công tác
văn thư, lưu trữ năm 2009

Điều 11. Nội dung văn bản

  1. Thể thức
  2. a) Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản.

Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:

– Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;

– Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật;

– Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;

– Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;

– Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;

– Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;

– Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó;

– Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI – Quy định viết hoa trong văn bản hành chính.

  1. b) Bố cục của văn bản

Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định, cụ thể:

– Nghị quyết (cá biệt): theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm;

– Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;

– Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm;

– Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm.

Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều thì phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề.

  1. Kỹ thuật trình bày

Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6.

Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều cả hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một văn bản phải dùng cùng một cỡ chữ); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 lines).

Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”.

Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:

– Phần, chương: Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề (tên) của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

– Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả – rập. Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;

– Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái 1 default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;

– Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;

– Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.

Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục, khoản, điểm thì trình bày như sau:

– Phần (nếu có): Từ “Phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; số thứ tự của phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

– Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm và được trình bày cách lề trái 1 default tab; tiêu đề của mục được trình bày cùng một hàng với số thứ tự, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

– Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;

– Điểm trình bày như trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.

Điều 12. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

  1. Thể thức
  2. a) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:

– Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức, ví dụ:

  1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
  2. ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

– Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu, ví dụ:

  1. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH
  2. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG

Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện như cấp phó ký thay cấp trưởng;

– Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:

  1. BỘ TRƯỞNG
    VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
  2. CHỦ TỊCH
    CHÁNH VĂN PHÒNG

– Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” (thừa ủy quyền) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:

TUQ. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ

  1. b) Chức vụ của người ký

Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức vụ như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Q. Giám đốc (Quyền Giám đốc) v.v…, không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định như: cấp phó thường trực, cấp phó phụ trách, v.v…; không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, trừ các văn bản liên tịch, văn bản do hai hay nhiều cơ quan, tổ chức ban hành; việc ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền do các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể bằng văn bản.

Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn (không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan được quy định tại quyết định thành lập; quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan) ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng. Đối với những ban, hội đồng không được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng, không được ghi chức vụ trong cơ quan, tổ chức.

Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban chỉ đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ Xây dựng làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ghi như sau, ví dụ:

  1. HỘI ĐỒNG
    CHỦ TỊCH

(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Nguyễn Văn A

  1. TRƯỞNG BAN
    PHÓ TRƯỞNG BAN

(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)

 

THỨ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Trần Văn B

Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban của Bộ Xây dựng ban hành mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng hoặc Trưởng ban, lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng làm Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Trưởng ban được ghi như sau, ví dụ:

  1. HỘI ĐỒNG
    CHỦ TỊCH

(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)

 

THỨ TRƯỞNG
Trần Văn B

  1. TRƯỞNG BAN
    PHÓ TRƯỞNG BAN

(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)

 

VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
Lê Văn C

  1. c) Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản

Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm.

  1. Kỹ thuật trình bày

Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ khác của người ký được trình bày tại ô số 7b; các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

Họ tên của người ký văn bản được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của người ký.

Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.

Điều 13. Dấu của cơ quan, tổ chức

  1. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
  2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

Điều 14. Nơi nhận

  1. Thể thức

Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu.

Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và quan hệ công tác; căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình người ký văn bản quyết định.

Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ:

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” và phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản.

Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:

– Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;

– Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.

  1. Kỹ thuật trình bày

Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b.

Phần nơi nhận tại ô số 9a được trình bày như sau:

– Từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;

– Sau từ “Kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên thì xuống dòng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm; các gạch đầu dòng được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấu hai chấm.

Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại văn bản khác) được trình bày như sau:

– Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;

– Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩu; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (Văn thư cơ quan, tổ chức), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong trường hợp cần thiết), cuối cùng là dấu chấm.

Điều 15. Các thành phần khác

  1. Thể thức
  2. a) Dấu chỉ mức độ mật

Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000.

  1. b) Dấu chỉ mức độ khẩn

Tùy theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ khẩn theo bốn mức sau: khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ; khi soạn thảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình người ký văn bản quyết định.

  1. c) Đối với những văn bản có phạm vi, đối tượng được phổ biến, sử dụng hạn chế, sử dụng các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như “TRẢ LẠI SAU KHI HỌP (HỘI NGHỊ)”, “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ”.
  2. d) Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ trang thông tin điện tử (Website).

đ) Đối với những văn bản cần được quản lý chặt chẽ về số lượng bản phát hành phải có ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành.

  1. e) Trường hợp văn bản có phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về phụ lục đó. Phụ lục văn bản phải có tiêu đề; văn bản có từ hai phụ lục trở lên thì các phụ lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã.
  2. g) Văn bản có hai trang trở lên thì phải đánh số trang bằng chữ số Ả-rập.
  3. Kỹ thuật trình bày
  4. a) Dấu chỉ mức độ mật

Con dấu các độ mật (TUYỆT MẬT, TỐI MẬT hoặc MẬT) và dấu thu hồi được khắc sẵn theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. Dấu độ mật được đóng vào ô số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11.

  1. b) Dấu chỉ mức độ khẩn

Con dấu các độ khẩn được khắc sẵn hình chữ nhật có kích thước 30mm x 8mm, 40mm x 8mm và 20mm x 8mm, trên đó các từ “KHẨN”, “THƯỢNG KHẨN”, “HỎA TỐC” và “HỎA TỐC HẸN GIỜ” trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và đặt cân đối trong khung hình chữ nhật viền đơn. Dấu độ khẩn được đóng vào ô số 10b. Mực để đóng dấu độ khẩn dùng màu đỏ tươi.

  1. c) Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành

Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành trình bày tại ô số 11; các cụm từ “TRẢ LẠI SAU KHI HỌP (HỘI NGHỊ)”, “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ” trình bày cân đối trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

  1. d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website).

Các thành phần này được trình bày tại ô số 14 trang thứ nhất của văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 11 đến 12, kiểu chữ đứng, dưới một đường kẻ nét liền kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.

đ) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành

Được trình bày tại ô số 13; ký hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng.

  1. e) Phụ lục văn bản

Phụ lục văn bản được trình bày trên các trang riêng; từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục được trình bày thành một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; tên phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

  1. g) Số trang văn bản

Số trang được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy (phần footer) bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất. Số trang của phụ lục được đánh số riêng theo từng phụ lục.

Mẫu chữ và chi tiết trình bày các thành phần thể thức văn bản được minh họa tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

Mẫu trình bày một số loại văn bản hành chính được minh họa tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.

Chương III

THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY BẢN SAO

Điều 16. Thể thức bản sao

Thể thức bản sao bao gồm:

  1. Hình thức sao

“SAO Y BẢN CHÍNH” hoặc “TRÍCH SAO” hoặc “SAO LỤC”.

  1. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản
  2. Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện và chữ viết tắt tên loại bản sao theo Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Thông tư này (Phụ lục I). Số được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  3. Các thành phần thể thức khác của bản sao văn bản gồm địa danh và ngày, tháng, năm sao; quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9, 12, 13 và 14 của Thông tư này.

Điều 17. Kỹ thuật trình bày

  1. Vị trí trình bày các thành phần thể thức bản sao (trên trang giấy khổ A4)

Thực hiện theo sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao kèm theo Thông tư này (Phụ lục III).

Các thành phần thể thức bản sao được trình bày trên cùng một tờ giấy, ngay sau phần cuối cùng của văn bản cần sao được photocopy, dưới một đường kẻ nét liền, kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.

  1. Kỹ thuật trình bày bản sao
  2. a) Cụm từ “SAO Y BẢN CHÍNH”, “TRÍCH SAO” hoặc “SAO LỤC” được trình bày tại ô số 1 (Phụ lục III) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
  3. b) Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản (tại ô số 2); số, ký hiệu bản sao (tại ô số 3); địa danh và ngày, tháng, năm sao (tại ô số 4); chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền (tại ô số 5a, 5b và 5c); dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản (tại ô số 6); nơi nhận (tại ô số 7) được trình bày theo hướng dẫn trình bày các thành phần thể thức tại Phụ lục III.

Mẫu chữ và chi tiết trình bày các thành phần thể thức bản sao được minh họa tại Phụ lục IV; mẫu trình bày bản sao được minh họa tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Những quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản được quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trái với Thông tư này bị bãi bỏ.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước (91) chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

Các Bộ, ngành căn cứ quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tại Thông tư này để quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành cho phù hợp./.
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Văn Tuấn

The post Thông tư 01 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/thong-tu-01.html/feed/ 0 171
nghị định 35/2014 http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-35-2014.html http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-35-2014.html#respond Wed, 05 Nov 2014 04:40:00 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=168 CHÍNH PHỦ ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- Số: 35/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 29/2011/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH […]

The post nghị định 35/2014 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
CHÍNH PHỦ

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Số: 35/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29
tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 29/2011/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM
KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11
năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản
3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) như sau:

“3. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) đến thời điểm
ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật,
trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc
phục hậu quả vi phạm sau:

a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các
cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi
cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
để thẩm định, phê duyệt;

b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các
cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết
bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để đăng
ký”.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 6 năm 2014.

2. Nghị định này bãi bỏ Khoản 3 Điều 39 Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường./.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;

– Lưu: Văn thư, KGVX (3)

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

The post nghị định 35/2014 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-35-2014.html/feed/ 0 168
Nghị định 29/2011 http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-29-2011.html http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-29-2011.html#respond Wed, 05 Nov 2014 03:55:04 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=164 CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 29/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011   NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHÍNH […]

The post Nghị định 29/2011 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 29/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 2.

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 3. Đối tượng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và các hình thức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

  1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm (05) năm trở lên quy định tại phần A Phụ lục I Nghị định này thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm (05) năm trở lên quy định tại phần B Phụ lục I Nghị định này thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng.
  3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm (05) năm trở lên của các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia không thuộc danh mục Phụ lục I Nghị định này thực hiện đánh giá môi trường chiến lược rút gọn dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  4. Kế hoạch năm (05) năm được xây dựng phù hợp với quy hoạch của ngành, lĩnh vực đã được thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không bắt buộc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
  5. Khuyến khích thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch không quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 4. Thời điểm thực hiện và yêu cầu về việc sử dụng kết quả đánh giá môi trường chiến lược

  1. Đánh giá môi trường chiến lược phải được thực hiện đồng thời với quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  2. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược phải được tích hợp vào văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Điều 5. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng bao gồm:
  2. a) Mô tả tóm tắt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  3. b) Quá trình tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; mô tả phạm vi nghiên cứu của đánh giá môi trường chiến lược và các vấn đề môi trường chính liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  4. c) Mô tả diễn biến trong quá khứ và dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  5. d) Đánh giá sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá, so sánh các phương án phát triển của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

đ) Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

  1. e) Tham vấn các bên liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
  2. g) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
  3. h) Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá;
  4. i) Kết luận và kiến nghị.
  5. Nội dung chính báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bao gồm:
  6. a) Quá trình tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; mô tả phạm vi nghiên cứu của đánh giá môi trường chiến lược và các vấn đề môi trường chính liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  7. b) Đánh giá sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá; so sánh các phương án phát triển của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  8. c) Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  9. d) Tham vấn các bên liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

đ) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;

  1. e) Kết luận và kiến nghị.
  2. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn bao gồm:
  3. a) Quá trình tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, phạm vi nghiên cứu của đánh giá môi trường chiến lược và các vấn đề môi trường chính liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  4. b) Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
  5. c) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
  6. d) Kết luận và kiến nghị.
  7. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể yêu cầu về nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn; xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược chuyên ngành.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng bao gồm:
  2. a) Văn bản đề nghị thẩm định;
  3. b) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết;
  4. c) Dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  5. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bao gồm:
  6. a) Văn bản đề nghị thẩm định;
  7. b) Dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được lồng ghép báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết.
  8. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn bao gồm:
  9. a) Văn bản đề nghị thẩm định;
  10. b) Dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được lồng ghép báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn.
  11. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể số lượng, quy cách các hồ sơ được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 7. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:
  2. a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc bí mật an ninh, quốc phòng;
  3. b) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc bí mật an ninh, quốc phòng do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
  4. c) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;
  5. d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
  6. Cơ quan tổ chức việc lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (sau đây gọi chung là chủ dự án) gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Khoản 1 Điều này.
  7. Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn quy định tại Điều 8 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và thông báo kết quả thẩm định cho chủ dự án. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phải gửi văn bản thông báo cho chủ dự án biết để chỉnh sửa, bổ sung trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
  8. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định.
  9. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập hội đồng thẩm định. Thành phần hội đồng thẩm định gồm đại diện của các cơ quan có liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chuyên gia, các tổ chức liên quan khác, trong đó có: Chủ tịch hội đồng, trường hợp cần thiết có thêm một (01) Phó Chủ tịch hội đồng; một (01) Ủy viên thư ký; hai (02) Ủy viên phản biện và các Ủy viên.
  10. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn có thể được thực hiện bằng cách lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của các Ủy viên hội đồng thẩm định.
  11. Trường hợp cần thiết, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược tiến hành các hoạt động sau đây:
  12. a) Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận;
  13. b) Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
  14. c) Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan;
  15. d) Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.
  16. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 8. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì thời hạn tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  3. Trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải thẩm định lại thì thời hạn thẩm định thực hiện như quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 9. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thẩm định

  1. Trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thông qua hoặc được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án có trách nhiệm:
  2. a) Hoàn thiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trên cơ sở tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định.
  3. b) Hoàn chỉnh văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định. Trường hợp có ý kiến khác, phải có giải trình cụ thể;
  4. c) Giải trình bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã điều chỉnh và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã chỉnh sửa, bổ sung gửi cơ quan thẩm định.
  5. Trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được thông qua, chủ dự án có trách nhiệm:
  6. a) Lập lại báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
  7. b) Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định lại báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho cơ quan thẩm định để tổ chức thẩm định.

Điều 10. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

  1. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong thời hạn tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được chỉnh sửa, bổ sung.
  2. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung, hình thức của báo cáo kết quả thẩm định và biên bản họp hội đồng thẩm định.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Cơ quan thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm xem xét toàn diện, khách quan các đề xuất, kiến nghị trong báo cáo kết quả thẩm định và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Chương 3.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 12. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trách nhiệm của chủ dự án trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
  2. Chủ dự án có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư của mình.
  3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lập lại trong các trường hợp sau đây:
  4. a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án;
  5. b) Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  6. c) Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.

Điều 13. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
  2. Thời điểm trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
  3. a) Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản;
  4. b) Đối với dự án thăm dò dầu khí thuộc mục 1 hoặc 2 Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi khoan thăm dò dầu khí. Đối với dự án khai thác mỏ dầu khí, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ;
  5. c) Đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
  6. d) Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c Khoản này, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi quyết định đầu tư dự án. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để quyết định đầu tư dự án.

Điều 14. Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này) phải tổ chức tham vấn ý kiến:
  2. a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi thực hiện dự án.
  3. b) Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.
  4. Chủ dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt phải tham vấn ý kiến của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
  5. Các trường hợp sau đây không phải thực hiện việc tham vấn ý kiến:
  6. a) Dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng với điều kiện dự án đó phải phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt.
  7. b) Dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  8. c) Dự án đầu tư có yếu tố bí mật quốc gia.

Điều 15. Cách thức tiến hành và yêu cầu về việc thể hiện kết quả tham vấn ý kiến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án được thực hiện theo cách thức sau đây:
  2. a) Chủ dự án gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án xin ý kiến tham vấn;
  3. b) Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại trong thời hạn chậm nhất là mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn của chủ dự án;
  4. c) Kết quả đối thoại giữa chủ dự án, cơ quan được tham vấn và các bên có liên quan được ghi thành biên bản, trong đó có danh sách đại biểu tham gia và phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của đại diện chủ dự án và đại diện các bên liên quan tham dự đối thoại;
  5. d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết. Quá thời hạn này, nếu cơ quan được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ dự án thì được xem là cơ quan được tham vấn đã nhất trí với kế hoạch đầu tư của chủ dự án;

đ) Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham vấn phải được tổng hợp và thể hiện trung thực trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.

  1. Các văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan được tham vấn, biên bản cuộc đối thoại phải được sao và đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định biểu mẫu tham vấn ý kiến các bên liên quan.

Điều 16. Điều kiện của tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Chủ dự án, tổ chức dịch vụ tư vấn phải có đủ các điều kiện sau đây mới được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
  2. a) Có cán bộ chuyên ngành môi trường với năm (05) năm kinh nghiệm trở lên nếu có bằng đại học, ba (03) năm nếu có bằng thạc sỹ, một (01) năm đối với trình độ tiến sỹ;
  3. b) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;
  4. c) Có cơ sở vật chất – kỹ thuật, thiết bị chuyên dụng để đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích các mẫu về môi trường, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Trong trường hợp không có thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
  5. Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về các thông tin, số liệu của mình trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết điều kiện, tổ chức hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 17. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
  2. a) Chỉ dẫn về xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; nguồn thông tin, dữ liệu và phương pháp sử dụng; việc tổ chức và tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  3. b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án;
  4. c) Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường;
  5. d) Đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố kinh tế – xã hội có liên quan; kết quả tham vấn cộng đồng;

đ) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế – xã hội có liên quan;

  1. e) Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
  2. g) Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án;
  3. h) Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những quy định khác về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án.
  4. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
  5. a) Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  6. b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  7. c) Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi)
  8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; mẫu văn bản đề nghị thẩm định và số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trong hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chuyên ngành.

Điều 18. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
  2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
  3. a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án tại Phụ lục III Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật an ninh, quốc phòng;
  4. b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định này;
  5. c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và các dự án có liên quan đến an ninh, quốc phòng khi được cấp có thẩm quyền giao.
  6. d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn, trừ các dự án quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
  7. Thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường của dự án, các chuyên gia, trong đó có: Chủ tịch hội đồng, trường hợp cần thiết có thêm một Phó Chủ tịch hội đồng; một (01) Ủy viên thư ký; hai (02) Ủy viên phản biện và các Ủy viên. Thành phần hội đồng thẩm định phải có trên năm mươi phần trăm (50%) số lượng thành viên có chuyên môn về môi trường, các lĩnh vực khác liên quan đến dự án. Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thành phần hội đồng phải có đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi triển khai thực hiện dự án.
  8. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định có thể tiến hành các hoạt động sau đây:
  9. a) Điều tra kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án và khu vực kế cận;
  10. b) Lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
  11. c) Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án;
  12. d) Thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phản biện các nội dung của báo cáo;

đ) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề.

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 19. Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
  2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ.
  3. Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định thành lập hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án nộp phí thẩm định để tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án.
  4. Trên cơ sở nội dung thông báo về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan thẩm định, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một trong các nội dung sau đây:
  5. a) Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan tổ chức việc thẩm định trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường không được thông qua. Thời hạn, thủ tục thẩm định lại thực hiện như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lần đầu;
  6. b) Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan thẩm định để xem xét, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính vào thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  7. c) Gửi lại báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt theo quy định trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung.
  8. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định này, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 20. Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
  2. a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc;
  3. b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
  4. Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  5. Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 21. Chứng thực và gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

  1. Sau khi ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan phê duyệt phải chứng thực vào mặt sau của trang bìa hoặc trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường về việc đã phê duyệt báo cáo này và gửi đến các cơ quan liên quan theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
  2. Việc gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chứng thực, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
  3. a) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt kèm báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án một (01) bản và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án một (01) bản; gửi quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Bộ quản lý ngành;
  4. b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án một (01) bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường một (01) bản, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án một (01) bản; đối với dự án thuộc bí mật an ninh, quốc phòng, việc gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định riêng;
  5. c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án một (01) bản; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây được gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện dự án một (01) bản; gửi quyết định phê duyệt cho Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường một (01) bản khi được yêu cầu.
  6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sao lục quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi đến và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.
  7. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu quyết định phê duyệt và hình thức chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 22. Công khai thông tin về dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

  1. Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án có trách nhiệm lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tham vấn cộng đồng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát.
  2. Kế hoạch quản lý môi trường được lập trên cơ sở chương trình quản lý môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm những nội dung chính sau đây:
  3. a) Tổ chức và hoạt động của bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của dự án;
  4. b) Kế hoạch giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của dự án;
  5. c) Trách nhiệm của chủ dự án và các nhà thầu thi công (nếu có) trong việc thực hiện các giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu và phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án;
  6. d) Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường;

đ) Kế hoạch giám sát các nguồn thải phát sinh; giám sát môi trường xung quanh và những nội dung giám sát môi trường khác trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn dự án đi vào vận hành chính thức.

Điều 23. Trách nhiệm của chủ dự án trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức

  1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng dự án; quan trắc môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  2. Thiết kế, xây lắp các công trình bảo vệ môi trường; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; lâp, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh vùng lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện.
  3. Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định tại Điều 25 Nghị định này và gửi cơ quan được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.
  4. Hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường và việc triển khai thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến dự án khi được yêu cầu.
  5. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng phải dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý.

Điều 24. Tổ chức kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức

  1. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức thực hiện các hoạt động sau đây đối với các dự án do mình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:
  2. a) Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định tại Điều 25, 26, 27 và 28 Nghị định này;
  3. b) Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng của dự án trong trường hợp cần thiết.
  4. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể giao cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc tổ chức thực hiện các hoạt động quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này, sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra, xác nhận.
  5. Đối với dự án được đầu tư theo nhiều giai đoạn và chủ dự án có nhu cầu đưa một số hạng mục công trình đã đầu tư vào vận hành chính thức trước khi giai đoạn thi công xây dựng của dự án kết thúc, cơ quan kiểm tra, xác nhận có thể tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các hạng mục công trình đã đầu tư theo đề nghị của chủ dự án.
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết hoạt động kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành để hỗ trợ hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

Điều 25. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

  1. Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
  2. Bản sao quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  3. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án quy định tại Điều 26 Nghị định này, trong đó mô tả rõ quy mô, quy trình công nghệ xử lý chất thải; những điều chỉnh, thay đổi so với phương án đặt ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
  4. Phụ lục gửi kèm báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, bao gồm: bản vẽ hoàn công và kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa; các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu; biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan đến các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều 26. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

  1. Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý nước thải đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  2. Công trình, thiết bị, biện pháp lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  3. Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  4. Công trình, thiết bị, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không liên quan đến chất thải; công trình, thiết bị, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình, biện pháp, giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.

Điều 27. Quy trình và thời hạn kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

  1. Cơ quan kiểm tra, xác nhận tổ chức xem xét hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án do chủ dự án gửi đến; thông báo bằng văn bản trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
  2. Cơ quan kiểm tra, xác nhận tổ chức kiểm tra các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 28 Nghị định này trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp dự án chưa đủ điều kiện để cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ quan kiểm tra, xác nhận phải có văn bản thông báo cho chủ dự án trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ thời điểm có kết quả kiểm tra.
  3. Chủ dự án khắc phục những tồn tại của hồ sơ và trên thực tế theo yêu cầu được nêu trong thông báo của cơ quan kiểm tra, xác nhận; hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án và gửi lại cơ quan kiểm tra, xác nhận.
  4. Trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra, xác nhận có thể tổ chức kiểm tra lại các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường sau khi được chủ dự án khắc phục.
  5. Cơ quan kiểm tra, xác nhận có trách nhiệm cấp giấy xác nhận việc chủ dự án đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa cấp trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận lại hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án do chủ dự án gửi lại.

Điều 28. Cách thức tiến hành kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

  1. Cơ quan kiểm tra, xác nhận tổ chức xem xét hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án do chủ dự án gửi đến và tiến hành kiểm tra thực tế các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường thông qua đoàn kiểm tra do cơ quan kiểm tra, xác nhận thành lập.
  2. Hoạt động của đoàn kiểm tra tùy thuộc loại hình, quy mô, tính chất của dự án và các điều kiện thực tế, bao gồm các nội dung chính sau đây:
  3. a) Họp đánh giá, thảo luận về các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện;
  4. b) Kiểm tra tình trạng thực tế các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện và các giải pháp kỹ thuật, thiết bị có liên quan;
  5. c) Từng thành viên đoàn kiểm tra tự nghiên cứu hồ sơ và viết nhận xét, đánh giá về các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện;
  6. d) Lập báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả kiểm tra thực tế các công trình, thiết bị, biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện.
  7. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra, xác nhận có thể tiến hành các hoạt động sau đây:
  8. a) Tham vấn ý kiến hoặc thuê các chuyên gia, tổ chức đánh giá về các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện;
  9. b) Tổ chức thực hiện việc kiểm chứng các kết quả phân tích môi trường của dự án do chủ dự án cung cấp thông qua các tổ chức có chức năng đo đạc, lấy mẫu phân tích và tư vấn về môi trường.
  10. Kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện được thể hiện dưới hình thức biên bản kiểm tra, trong đó có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.
  11. Cơ quan kiểm tra, xác nhận cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án trên cơ sở biên bản kiểm tra và kết quả của các hoạt động quy định tại Khoản 3 Điều này, nếu có.
  12. Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án là căn cứ để chủ dự án đưa dự án hoặc một số hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn vào vận hành chính thức. Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
  13. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu văn bản có liên quan đến việc kiểm tra, xác nhận chủ dự án đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

Chương 4.

CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 29. Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

  1. Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định này.
  2. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.

Điều 30. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

  1. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư bao gồm:
  2. a) Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa điểm thực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;
  3. b) Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có;
  4. c) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  5. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bao gồm:
  6. a) Giới thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên và địa chỉ của chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình kinh doanh, dịch vụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt động. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;
  7. b) Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có;
  8. c) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  9. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bao gồm:
  10. a) Bản cam kết bảo vệ môi trường;
  11. b) Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
  12. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu của bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 31. Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

  1. Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.
  2. Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi khoan thăm dò.
  3. Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
  4. Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, chủ dự án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Điều 32. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
  2. Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:
  3. a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã, không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);
  4. b) Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã, không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.
  5. Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh được thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án, chủ cơ sở.
  6. Đối với dự án đầu tư thực hiện trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ dự án thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký xử lý, thải bỏ chất thải của dự án. Trường hợp dự án không có chất thải phải đưa vào đất liền để tái chế, tái sử dụng, xử lý, thải bỏ, chủ dự án không phải thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 33. Quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

  1. Việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy trình sau đây:
  2. a) Chủ dự án, chủ cơ sở gửi hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này;
  3. b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường. Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
  4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 34. Gửi bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký

  1. Trường hợp bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
  2. Trường hợp bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi chủ dự án, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký.

Điều 35. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký

  1. Tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký.
  2. Dừng hoạt động và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý trong trường hợp để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án, sản xuất, kinh doanh.
  3. Hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp mọi thông tin cần thiết có liên quan để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  4. Lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau đây:
  5. a) Thay đổi địa điểm thực hiện;
  6. b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai mươi bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
  7. c) Thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.
  8. Trường hợp dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án, chủ cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này để được thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

  1. Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký và các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  2. Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ dự án, chủ cơ sở hoặc các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  3. Phối hợp với chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh xử lý kịp thời các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

  1. Chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:
  2. a) Chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bố trí trong kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do ngân sách bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế và các nguồn khác, nếu có;
  3. b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
  4. Chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
  5. a) Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư của chủ dự án;
  6. b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bố trí từ nguồn thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  7. c) Chi phí cho hoạt động kiểm tra, xác nhận việc chủ dự án đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
  8. Chế độ tài chính cho hoạt động cam kết bảo vệ môi trường được quy định như sau:
  9. a) Chi phí lập cam kết bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn vốn đầu tư của chủ dự án;
  10. b) Chi phí cho hoạt động kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
  11. Trách nhiệm hướng dẫn:
  12. a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Điểm a và b Khoản 1, Điểm b và c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;
  13. b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều 38. Chế độ báo cáo

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ sáu (06) tháng một lần gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện: Hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường; hoạt động đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản trên địa bàn mình quản lý. Thời hạn báo cáo quy định như sau:
  2. a) Lần thứ nhất trước ngày 10 tháng 07 của năm thực hiện;
  3. b) Lần thứ hai trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp.
  4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện: Hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoạt động đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; hoạt động thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động đăng ký và kiểm tra thực hiện đề án bảo vệ môi trường đơn giản của năm trước trên địa bàn mình quản lý.
  5. Bộ (trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện: Hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của năm trước thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về nội dung, hình thức các loại báo cáo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 39. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Hồ sơ đề nghị: Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; đăng ký xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  2. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được phê duyệt đề án bảo vệ môi trường có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để xem xét xác nhận về việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường đưa ra trong đề án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại thời điểm đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.
  3. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trong thời hạn không quá hai (02) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:
  4. a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này để thẩm định, phê duyệt;
  5. b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này để đăng ký.
  6. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã đi vào hoạt động chính thức nhưng chưa có giấy xác nhận việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, phải lập hồ sơ đề nghị xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 26 Nghị định này để được kiểm tra, xác nhận trong thời hạn hai (02) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Nội dung hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; quy trình, thời hạn và cách thức tiến hành kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 24, 25, 27 và 28 Nghị định này.
  7. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản là căn cứ để khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện và là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm.
  8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Điều 40. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011 và thay thế các quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
  2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (5b)
  1. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG
    Nguyễn Tấn Dũng

 

The post Nghị định 29/2011 appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nghi-dinh-29-2011.html/feed/ 0 164
Những điểm mới trong luật bảo vệ môi trường http://moitruongdgp.com/nhung-diem-moi-trong-luat-bao-ve-moi-truong.html http://moitruongdgp.com/nhung-diem-moi-trong-luat-bao-ve-moi-truong.html#respond Sun, 02 Nov 2014 00:04:13 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=155 Những điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 Thứ tư, 06 Tháng 8 2014 09:09 – Lượt xem: 1108 Ngày 23/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005. So với Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ môi […]

The post Những điểm mới trong luật bảo vệ môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Những điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2014
Thứ tư, 06 Tháng 8 2014 09:09 – Lượt xem: 1108
PDF. In Email

Ngày 23/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005. So với Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2014 có một số điểm thay đổi đáng chú ý như sau:

Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm như: hành vi vận chuyển chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường (BVMT); thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào không khí; đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Quy định cụ thể hơn về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch BVMT:

Về nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch BVMT, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: quy hoạch BVMT phải bảo đảm các nguyên tắc phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược BVMT quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT; bảo đảm nguyên tắc BVMT. Quy hoạch BVMT gồm 02 cấp độ là quy hoạch BVMT cấp quốc gia và quy hoạch BVMT cấp tỉnh. Kỳ quy hoạch BVMT là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.

Về nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT: đối với quy hoạch BVMT cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau: đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu; phân vùng môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông; quản lý chất thải; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; các bản đồ quy hoạch; nguồn lực thực hiện quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch. Nội dung quy hoạch BVMT cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch BVMT, cụ thể như: 

Về đối tượng phải lập kế hoạch BVMT: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Về nội dung kế hoạch BVMT: Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã quy định rõ kế hoạch BVMT phải thể hiện được các nội dung như: địa điểm thực hiện; loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng; dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường; biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT.

Về việc lập kế hoạch BVMT: Luật đã có quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan xác nhận BVMT cũng như trách nhiệm tổ chức thực hiện của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch BVMT được xác nhận.

Quy định cụ thể việc BVMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trường 2014 còn bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015./.

Minh Tâm

The post Những điểm mới trong luật bảo vệ môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nhung-diem-moi-trong-luat-bao-ve-moi-truong.html/feed/ 0 155
Những luật để bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay http://moitruongdgp.com/nhung-luat-de-bao-ve-moi-truong.html http://moitruongdgp.com/nhung-luat-de-bao-ve-moi-truong.html#respond Sat, 01 Nov 2014 12:35:42 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=151 Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhanh Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Cổng Thông tin Điện tử thành phố trân trọng giới thiệu đến các doanh nghiệp một số nội dung cơ bản của Bộ luật này. Cụ thể như sau: 1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo […]

The post Những luật để bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhanh Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Cổng Thông tin Điện tử thành phố trân trọng giới thiệu đến các doanh nghiệp một số nội dung cơ bản của Bộ luật này.

Cụ thể như sau:

1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

– Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;

– Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật;

– Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loại thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

– Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường;

– Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

– Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép;

– Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

– Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;

– Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức;

– Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép;

– Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

– Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên;

– Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường;

– Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người;

– Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường;

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Tiêu chuẩn môi trường

Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

3. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Mục 1. Đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Điều 14 Luật BVMT 2005 quy định rõ những đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gồm: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng; quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.

Mục 2. Đánh giá tác động môi trường.

Điều 18 Luật BVMT 2005 quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là các dự án sau đây:

– Dự án công trình quan trọng quốc gia;

– Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử- văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

– Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;

– Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;

– Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;

– Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;

– Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.

Chủ các dự án trên có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (Điều 19).

Các dự án trên chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (Điều 22). Chủ dự án chỉ được đưa công trình vào sử dụng khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường (Điều 23). Quy định này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Mục 3. Cam kết bảo vệ môi trường

Điều 24 Luật BVMT 2005 quy định: đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và những đối tượng không phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. Những đối tượng này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

4. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Luật BVMT 2005 cũng quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình; khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.

Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau: Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết; xử lý bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngoài việc bị xử lý theo các hình thức quy định nêu trên, còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau: buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường; buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt động.

5. Quản lý chất thải

Mục 1. Quy định chung về quản lý chất thải: quy định về trách nhiệm quản lý chất thải; thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; tái chế chất thải và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải.

Mục 2. Quản lý chất thải nguy hại: quy định việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; cơ sở xử lý chất thải nguy hại; khu chôn lấp chất thải nguy hại và quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại.

Mục 3. Quản lý chất thải rắn thông thường: quy định phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường; cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường và quy hoạch về thu gom, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường.

Mục 4. Quản lý nước thải

Luật BVMT quy định việc thu gom, xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường; nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường (Điều 81). Đồng thời, quy định cụ thể các đối tượng phải có hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; Khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung (Điều 82).

Mục 5. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ: quy định việc quản lý và kiểm soát bụi, khí thải; quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ô zôn và việc hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

6. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

Mục 1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: quy định việc phòng ngừa sự cố môi trường; an toàn sinh học; an toàn hoá chất; an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; ứng phó sự cố môi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường.

Mục 2. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường: quy định các căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

7.  Quan trắc và thông tin về môi trường: quy định về quan trắc môi trường, hệ thống quan trắc, quy hoạch hệ thống quan trắc và chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia; thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường và thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường.

8.  Nguồn lực bảo vệ môi trường: quy định việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường; giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguồn tài chính, ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế, phí bảo vệ môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ bảo vệ môi trường; phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

9. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường

– Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

10. Hiệu lực thi hành:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật này thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.

 

The post Những luật để bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/nhung-luat-de-bao-ve-moi-truong.html/feed/ 0 151
Luật bảo vệ môi trường http://moitruongdgp.com/luat-bao-ve-moi-truong.html http://moitruongdgp.com/luat-bao-ve-moi-truong.html#respond Sat, 01 Nov 2014 04:44:16 +0000 http://moitruongdgp.com/?p=146 QUỐC HỘI Số: 52/2005/QH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung […]

The post Luật bảo vệ môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
QUỐC HỘI
Số: 52/2005/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005

LUẬT

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về bảo vệ môi trường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.

3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.

8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.

10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.

13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.

14. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.

15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.

16. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.

17. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

18. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.

19. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.

22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.

3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.

5. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm.

6. Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.

7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.

8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

9. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.

Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích

1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.

4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.

5. Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường.

6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.

7. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.

8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.

10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.

11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.

12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.

9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Chương II

TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

Điều 8. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường

1. Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

a) Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường;

b) Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;

c) Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng.

Điều 9. Nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia

1. Cấp độ tiêu chuẩn.

2. Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn.

3. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn.

4. Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn.

5. Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn.

6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích.

Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia

1. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải.

2. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:

a) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác;

b) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác;

c) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác;

d) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn;

đ) Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng.

3. Tiêu chuẩn về chất thải bao gồm:

a) Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác;

b) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải;

c) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng;

d) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại;

đ) Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng.

Điều 11. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh

1. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao gồm:

a) Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật;

b) Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.

2. Thông số môi trường quy định trong tiêu chuẩn về chất lượng môi trường phải chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó.

Điều 12. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải

1. Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.

2. Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

3. Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định thông số đó.

Điều 13. Ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia

1. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và công nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hóa.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường.

3. Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp, bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn.

4. Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố rộng rãi để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.

Chương III

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mục 1
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 14. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia.

2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.

3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng.

4. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.

5. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.

6. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.

Điều 15. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án.

Điều 16. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.

2. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.

3. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.

4. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.

5. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án.

Điều 17. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được một hội đồng tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều này thẩm định.

2. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.

3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.

4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được tham gia hội đồng thẩm định.

5. Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức hội đồng thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án; hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.

6. Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án.

7. Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;

c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

 

Mục 2
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 18. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;

b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử – văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;

d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;

đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;

e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;

g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.

2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 19. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường bổ sung.

5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết.

Điều 20. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.

2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.

3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế – xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.

4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.

6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án.

8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.

Điều 21. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện và hướng dẫn hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của tổ chức dịch vụ thẩm định.

2. Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản 7 Điều này bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.

3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bao gồm đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các sở, ban chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.

Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tham gia hội đồng thẩm định.

4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định.

5. Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình.

6. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức việc thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này; cơ quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra kết luận, quyết định.

7. Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh;

c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Điều 22. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được thẩm định.

2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét khiếu nại, kiến nghị của chủ dự án, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi phê duyệt.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa đạt yêu cầu theo kết luận của hội đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định, thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này phải xem xét, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; nếu không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án biết.

4. Các dự án quy định tại Điều 18 của Luật này chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Điều 23. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án có trách nhiệm sau đây:

a) Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát;

c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

đ) Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;

b) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

 

Mục 3
CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 24. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 25. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường

1. Địa điểm thực hiện.

2. Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

3. Các loại chất thải phát sinh.

4. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 26. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết, có thể ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký.

2. Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ.

3. Đối tượng quy định tại Điều 24 của Luật này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 27. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

Chương IV

BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Điều 28. Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên

1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác, mức thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường và biện pháp khác về bảo vệ môi trường.

2. Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo tồn thiên nhiên.

3. Trách nhiệm điều tra, đánh giá và lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên.

Điều 29. Bảo tồn thiên nhiên

1. Khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài – sinh cảnh (sau đây gọi chung là khu bảo tồn thiên nhiên).

2. Căn cứ để lập quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm:

a) Giá trị di sản tự nhiên của thế giới, quốc gia và địa phương;

b) Giá trị nguyên sinh, tính đặc dụng, phòng hộ;

c) Vai trò điều hoà, cân bằng sinh thái vùng;

d) Tính đại diện hoặc tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên;

đ) Nơi cư trú, sinh sản, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng;

e) Giá trị sinh quyển, sinh cảnh, cảnh quan thiên nhiên, sinh thái nhân văn đối với quốc gia, địa phương;

g) Các giá trị bảo tồn khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên phải tuân theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Khu bảo tồn thiên nhiên có quy chế và ban quản lý riêng.

5. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, thành lập và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Bảo vệ đa dạng sinh học

1. Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.

2. Nhà nước thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm; khuyến khích việc nhập nội các nguồn gen có giá trị cao.

3. Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo các quy định sau đây:

a) Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng;

b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng;

c) Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

Điều 31. Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên

1. Nhà nước khuyến khích phát triển các mô hình sinh thái đối với thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư, khu công nghiệp, khu vui chơi, khu du lịch và các loại hình cảnh quan thiên nhiên khác để tạo ra sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động quy hoạch, xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt phải bảo đảm các yêu cầu về giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển cảnh quan thiên nhiên theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 32. Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

1. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải tuân theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải quy định đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải theo đúng nội dung bảo vệ môi trường quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi trường theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 33. Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường

1. Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất.

3. Chính phủ xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

a) Tăng cường năng lực quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

b) Mở rộng hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực tham gia khai thác và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

c) Nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia; thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính;

d) Lồng ghép chương trình phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, miền núi, vùng ven biển và hải đảo.

4. Nhà nước khuyến khích sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, hàng hoá ít gây ô nhiễm môi trường, dễ phân huỷ trong tự nhiên; sử dụng chất thải để sản xuất năng lượng sạch; sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Điều 34. Xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất thải, sản phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân huỷ trong tự nhiên, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái và sản phẩm khác thân thiện với môi trường.

2. Bộ Văn hoá – Thông tin, cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, hàng hoá thân thiện với môi trường để người dân tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chương V

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH, DỊCH VỤ

Điều 35. Trách nhiệm bảo vệ môi tr?ường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.

3. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.

4. Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.

5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

6. Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

7. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.

8. Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.

Điều 36. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

1. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;

b) Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường;

c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;

e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động;

g) Có hệ thống quan trắc môi trường;

h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.

4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải;

c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình.

Điều 37. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;

b) Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;

c) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.

2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

c) Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;

d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người;

đ) Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước;

e) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.

Điều 38. Bảo vệ môi trường đối với làng nghề

1. Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường.

Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề bằng các biện pháp sau đây:

a) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung;

b) Xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, bố trí thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc phân loại tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung;

c) Quy hoạch khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư;

d) Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân biết và áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm.

3. Cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp làng nghề phải thực hiện các yêu cầu sau đây về bảo vệ môi trường:

a) Nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung; trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải;

b) Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;

c) Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế khác

1. Bệnh viện và các cơ sở y tế khác phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường;

b) Bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn;

c) Có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường;

d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

đ) Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung.

2. Bệnh viện, cơ sở y tế khác điều trị các bệnh truyền nhiễm phải có các biện pháp cách ly khu dân cư, các nguồn nước.

Bệnh viện, cơ sở y tế khác xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm không được đặt trong khu dân cư.

3. Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ quy định tại Điều 89 của Luật này và pháp luật về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.

4. Người lao động trong bệnh viện, cơ sở y tế khác có hoạt động liên quan đến chất thải y tế phải được trang bị quần áo, thiết bị bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh từ chất thải y tế.

5. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm của các bệnh viện, cơ sở y tế khác; đề ra biện pháp giải quyết ô nhiễm và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế khác.

Điều 40. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

1. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:

a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;

c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị quản lý trật tự công cộng được áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

Điều 41. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải

1. Quy hoạch giao thông phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. Ôtô, mô tô và phương tiện giao thông cơ giới khác được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn và phải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, xác nhận mới được đưa vào sử dụng.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với xe ô tô, mô tô và xe cơ giới khác.

3. Ôtô phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do Bộ Giao thông vận tải cấp mới được lưu hành.

4. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.

5. Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường;

b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.

6. Nhà nước khuyến khích chủ phương tiện vận tải hàng hoá có nguy cơ gây sự cố môi trường mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

Điều 42. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá

1. Máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

2. Cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá sau đây:

a) Máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;

b) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ;

c) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu;

d) Máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;

đ) Thực phẩm, thuốc y tế, thuốc bảo vệ động vật, thực vật đã hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nhập khẩu thì chủ hàng hóa phải tái xuất hoặc tiêu huỷ, thải bỏ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải được phép và chịu sự kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

5. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá.

Điều 43. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển;

c) Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu:

a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;

b) Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu;

c) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất;

c) Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu; không được cho, bán tạp chất đó.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu;

b) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa phương mình.

5. Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

Điều 44. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, phục hồi môi trường sau đây:

a) Thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường; trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;

c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh;

d) Phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

2. Khoáng sản phải được lưu giữ, vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường.

3. Việc sử dụng máy móc, thiết bị, hoá chất độc hại trong thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản phải có chứng chỉ kỹ thuật và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

4. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, khoáng sản khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, an toàn hạt nhân, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.

5. Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này.

Điều 45. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:

a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện;

b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;

c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường.

2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:

a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch, điểm du lịch;

b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;

c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;

d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 46. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.

3. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

4. Khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:

a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;

b) Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

c) Chất thải rắn chăn nuôi phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải, tránh phát tán ra môi trường;

d) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;

đ) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Điều 47. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.

3. Thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

4. Khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:

a) Chất thải phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải;

b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản;

c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; không được sử dụng hoá chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.

5. Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.

6. Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Điều 48. Bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng

1. Nơi chôn cất, mai táng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;

b) Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.

2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.

3. Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

4. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư, người dân thực hiện chôn cất trong khu nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch; hỏa táng hợp vệ sinh, xóa bỏ hủ tục mai táng gây ô nhiễm môi trường.

5. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.

6. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng quy định tại Điều này.

Điều 49. Xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường

1. Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:

a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;

c) Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 93 của Luật này;

b) Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;

c) Cấm hoạt động.

3. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm phát hiện và hằng năm lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ;

c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quyết định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có cơ sở gây ô nhiễm môi trường và công khai cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về kiểm tra, thanh tra việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

7. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, quỹ đất, ưu đãi tín dụng và nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chương VI

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

Điều 50. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư.

2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao gồm các quy hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây:

a) Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn;

b) Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;

c) Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng;

d) Hệ thống cây xanh, vùng nước;

đ) Khu vực mai táng.

3. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với quy hoạch đô thị, khu dân cư.

Điều 51. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung

1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư;

c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.

2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của khu dân cư;

b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường.

3. Chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều này thì mới được bàn giao đưa vào sử dụng.

Điều 52. Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:

a) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng;

b) Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;

c) Có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý.

3. Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp sau đây:

a) Phạt tiền;

b) Buộc lao động vệ sinh môi trường có thời hạn ở nơi công cộng;

c) Tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp, lực lượng công an, đơn vị quản lý trật tự công cộng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 53. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình

1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải;

b) Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh;

c) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư;

đ) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người;

e) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa.

Điều 54. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

b) Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý rác thải, chất thải;

c) Giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi công cộng;

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường;

đ) Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

2. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.

Chương VII

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, NƯỚC SÔNG

VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Mục 1
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Điều 55. Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển

1. Bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng hiệu quả kinh tế biển.

2. Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trên biển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển.

3. Bảo vệ môi trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

4. Bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững.

Điều 56. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển

1. Các nguồn tài nguyên biển phải được điều tra, đánh giá về trữ lượng, khả năng tái sinh và giá trị kinh tế phục vụ việc quản lý và bảo vệ môi trường biển.

2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải được thực hiện theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt.

3. Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển phải tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển.

Điều 57. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển

1. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường biển.

2. Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển phải được kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

3. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

4. Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 58. Tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

2. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng cảnh sát biển phải được đào tạo, huấn luyện, trang bị phương tiện, thiết bị bảo đảm ứng phó sự cố môi trường trên biển.

3. Chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải có hình thức thông báo cho các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này và tổ chức, cá nhân liên quan khác được biết và có phương án phòng tránh sự cố môi trường.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ven biển trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên, sự cố môi trường trên biển và tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả.

 

Mục 2
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG

Điều 59. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông

1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông.

2. Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư.

Điều 60. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông

1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.

2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.

3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.

4. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án phát triển mới khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn trong lưu vực phải có sự tham gia ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy qua.

Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm sau đây:

a) Công khai thông tin các nguồn thải ra sông;

b) Kiểm soát nguồn thải vào nước sông và xử lý các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trường;

c) Phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc xác định đối tượng gây thiệt hại về môi trường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng bị thiệt hại thuộc các địa phương khác trên lưu vực.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý.

Trường hợp có thiệt hại về môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ chức việc điều tra, đánh giá về mức độ thiệt hại và yêu cầu các đối tượng gây thiệt hại phải bồi thường.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguồn thải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 62. Tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông

1. Việc điều phối hoạt động bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.

 

Mục 3
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Điều 63. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch

1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước.

2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.

Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.

Điều 64. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện

1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường.

2. Không được lấn chiếm diện tích hồ; đổ chất thải rắn, đất, đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ.

3. Môi trường nước trong hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải được quan trắc định kỳ nhằm dự báo diễn biến chất lượng nước, chế độ thuỷ văn để điều hoà nguồn nước và bảo vệ môi trường.

4. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 65. Bảo vệ môi trường nước dưới đất

1. Việc bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác nước dưới đất được quy định như sau:

a) Dự án khai thác nước dưới đất có công suất từ 10.000 mét khối trong một ngày đêm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Chỉ sử dụng các loại hoá chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất;

c) Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật;

d) Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

2. Dự án khai thác khoáng sản, dự án khác có sử dụng hoá chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hoá chất, chất thải độc hại, chất thải phóng xạ, sinh vật nhiễm bệnh vào nguồn nước dưới đất.

3. Kho chứa hoá chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hoá chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc định kỳ trữ lượng, chất lượng nước dưới đất.

Chương VIII

QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 66. Trách nhiệm quản lý chất thải

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ.

2. Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

4. Việc quản lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 67. Thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây:

a) Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Pin, ắc quy;

c) Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp;

d) Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên;

đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người;

e) Phương tiện giao thông;

g) Săm, lốp;

h) Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử lý các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 68. Tái chế chất thải

1. Chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tái chế chất thải, sản phẩm quy định tại Điều 67 được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải.

Điều 69. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải

1. Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.

2. Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng.

4. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

 

Mục 2
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 70. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

Điều 71. Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại.

2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định.

2. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển.

3. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra.

4. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.

Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.

2. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường.

4. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

5. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.

Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại

1. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt;

b) Đã đăng ký danh mục chất thải nguy hại được xử lý;

c) Đã đăng ký và được thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại;

d) Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất;

đ) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

e) Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường;

g) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kiểm tra xác nhận;

h) Chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại;

i) Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý chất thải nguy hại.

Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại

1. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo;

b) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

c) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;

d) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.

2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp chất thải nguy hại.

Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

1. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:

a) Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại;

b) Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại;

c) Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại;

d) Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.

 

Mục 3
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

Điều 77. Phân loại chất thải rắn thông thường

1. Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính sau đây:

a) Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng;

b) Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.

2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải.

Điều 78. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường

1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn.

2. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.

Vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định.

3. Chất thải rắn thông thường được tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích hữu ích khác.

Điều 79. Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường

1. Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt;

b) Không được đặt gần khu dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất;

c) Được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường;

d) Có phân khu xử lý nước thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường;

đ) Sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, quản lý các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn.

3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường.

Điều 80. Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường

1. Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường bao gồm các nội dung sau đây:

a) Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng chất thải rắn phát sinh;

b) Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế chất thải;

c) Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải;

d) Lựa chọn công nghệ thích hợp;

đ) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng, tổ chức xây dựng và quản lý các cơ sở thu gom, tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt.

3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Mục 4
QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 81. Thu gom, xử lý nước thải

1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.

2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn.

4. Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

Điều 82. Hệ thống xử lý nước thải

1. Đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:

a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;

b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;

c) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;

đ) Vận hành thường xuyên.

3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

 

Mục 5
QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT BỤI, KHÍ THẢI,

TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG, ÁNH SÁNG, BỨC XẠ

Điều 83. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

2. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.

3. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.

4. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Điều 84. Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ô zôn

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Việc chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 85. Hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

3. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương IX

PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM

VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Mục 1

PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Điều 86. Phòng ngừa sự cố môi trường

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

b) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;

c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;

d) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;

đ) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.

2. Nội dung phòng ngừa sự cố môi trường do thiên tai gây ra bao gồm:

a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình thiên tai có thể gây sự cố môi trường;

b) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực;

c) Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 87. An toàn sinh học

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống cây trồng, giống vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng thuộc danh mục được pháp luật cho phép và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục theo quy định của pháp luật.

3. Động vật, thực vật, vi sinh vật nhập nội và quá cảnh phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, thực vật, vi sinh vật.

Điều 88. An toàn hoá chất

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng hoặc có hoạt động khác liên quan đến hoá chất chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục, biện pháp an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng hóa chất và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, hoá chất, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật, động vật gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học.

Điều 89. An toàn hạt nhân và an toàn bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến hạt nhân và bức xạ gồm:

a) Thăm dò, khai thác, tinh chế chất phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên;

b) Tàng trữ, bảo quản, vận chuyển chất phóng xạ;

c) Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nguyên liệu có chất phóng xạ, sản phẩm phóng xạ;

d) Sản xuất sản phẩm, xây dựng công trình gây bức xạ điện từ;

đ) Sử dụng công nghệ nguyên tử, hạt nhân, thiết bị chứa chất phóng xạ, thiết bị gây bức xạ điện từ;

e) Xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ có chất phóng xạ.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ điện từ.

3. An toàn hạt nhân, an toàn bức xạ phải nhằm các mục đích sau đây:

a) Không gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật;

b) Không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các thành phần môi trường;

c) Không gây sự cố, thảm họa môi trường.

4. Tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ điện từ là tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc áp dụng và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 90. Ứng phó sự cố môi trường

1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;

b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;

c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;

d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.

2. Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật.

3. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 91. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường

1. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường.

 

Mục 2
KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Điều 92. Căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm

1. Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.

2. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.

3. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.

Điều 93. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

1. Việc điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm bao gồm các nội dung sau đây:

a) Phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm;

b) Mức độ ô nhiễm;

c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;

d) Các công việc cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

đ) Các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường.

2. Trách nhiệm điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định như sau:

a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc phối hợp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để nhân dân được biết.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2 Điều này trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

b) Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng;

c) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

4. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.

5. Trường hợp khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chương X

QUAN TRẮC VÀ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 94. Quan trắc môi trường

1. Hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc môi trường sau đây:

a) Quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia;

b) Quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực;

c) Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

2. Trách nhiệm quan trắc môi trường được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;

c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường theo phạm vi địa phương;

d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.

Điều 95. Hệ thống quan trắc môi trường

1. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

a) Các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường;

b) Các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường.

2. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, bảo đảm yêu cầu quan trắc nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật được tham gia hoạt động quan trắc môi trường.

Điều 96. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường

1. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường bao gồm các nội dung sau:

a) Điều tra, nghiên cứu xác định đối tượng quan trắc và dữ liệu cần thu thập phục vụ mục đích bảo vệ môi trường;

b) Xác định mật độ, quy mô, tính năng của hệ thống các trạm lấy mẫu quan trắc môi trường;

c) Bố trí hệ thống thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường;

d) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện;

đ) Đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường.

2. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;

b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh lập quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;

c) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tổ chức xây dựng và quản lý mạng lưới quan trắc môi trường trong phạm vi quản lý.

Điều 97. Chương trình quan trắc môi trường

1. Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng môi trường và chương trình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế – xã hội. Chương trình quan trắc môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

2. Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí;

b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

c) Theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh vật và nguồn gen.

3. Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động xấu lên môi trường;

b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải;

c) Phát hiện, đánh giá các tác động xuyên biên giới đến môi trường trong nước.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường.

Điều 98. Chỉ thị môi trường

1. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ thị môi trường của quốc gia để áp dụng trong cả nước.

Điều 99. Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh

1. Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh bao gồm các nội dung sau đây:

a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất;

b) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước;

c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí;

d) Hiện trạng và diễn biến số lượng, trạng thái, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

đ) Hiện trạng và diễn biến chất lượng, trạng thái các hệ sinh thái; số lượng, thành phần các loài sinh vật và nguồn gen;

e) Hiện trạng môi trường các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và làng nghề;

g) Các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

h) Các vấn đề môi trường búc xúc và nguyên nhân chính;

i) Các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện môi trường;

k) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của địa phương;

l) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

2. Định kỳ năm năm một lần, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 100. Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực

1. Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực bao gồm các nội dung sau đây:

a) Hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đối với môi trường;

b) Hiện trạng, diễn biến, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải theo ngành, lĩnh vực;

c) Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý;

d) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực;

đ) Dự báo các thách thức đối với môi trường;

e) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

2. Định kỳ năm năm một lần, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 101. Báo cáo môi trường quốc gia

1. Báo cáo môi trường quốc gia gồm có các nội dung sau đây:

a) Các tác động môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực;

b) Diễn biến môi trường quốc gia và các vấn đề môi trường búc xúc;

c) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường;

d) Dự báo các thách thức đối với môi trường;

đ) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

2. Định kỳ năm năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập báo cáo môi trường quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường.

Điều 102. Thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường

1. Số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc môi trường phải được thống kê, lưu trữ nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

2. Việc thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;

c) Uỷ ban nhân dân các cấp thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương;

d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của mình.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường.

Điều 103. Công bố, cung cấp thông tin về môi trường

1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết.

3. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.

Điều 104. Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường

1. Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai:

a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký;

c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường;

d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;

đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;

e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.

2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.

3. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.

Điều 105. Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân, người lao động;

b) Thông báo, phổ biến bằng văn bản cho nhân dân, người lao động được biết.

2. Trong các trường hợp sau đây thì phải tổ chức đối thoại về môi trường:

a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại;

b) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp;

c) Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Trách nhiệm giải trình, đối thoại về môi trường được quy định như sau:

a) Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;

b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;

c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu.

4. Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường.

5. Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.

Chương XI

NGUỒN LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 106. Tuyên truyền về bảo vệ môi trường

1. Pháp luật về bảo vệ môi trường, gương người tốt, việc tốt và các điển hình tốt trong hoạt động bảo vệ môi trường phải được tuyên truyền, phổ biến thường xuyên và rộng rãi.

2. Nhà nước có các giải thưởng, hình thức khen thưởng về bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường; tổ chức các hình thức tìm hiểu về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

3. Thực hiện tốt bảo vệ môi trường là căn cứ để xem xét công nhận, phong tặng các danh hiệu thi đua.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí các ngành, các cấp có trách nhiệm tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Điều 107. Giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi tr?ường

1. Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.

2. Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp học phổ thông.

3. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

Điều 108. Phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường

1. Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học về môi trường; phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến và áp dụng các giải pháp công nghệ trong bảo vệ môi trường.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi chuyển giao công nghệ phục vụ giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3. Tổ chức, cá nhân sở hữu công nghệ môi trường được quyền chuyển nhượng, ký kết hợp đồng dịch vụ thực hiện việc giảm thiểu và xử lý chất thải.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường.

Điều 109. Phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường

1. Nhà nước đầu tư và có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển công nghiệp môi trường.

2. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng năng lực, trang bị máy móc, thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự báo, cảnh báo về thảm họa môi trường nhằm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu của thiên tai và sự cố đối với môi trường.

Điều 110. Nguồn tài chính bảo vệ môi trường

1. Nguồn tài chính bảo vệ môi trường gồm có:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Vốn của tổ chức, cá nhân để phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình;

c) Vốn của tổ chức, cá nhân cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, công nghiệp và dịch vụ về môi trường;

d) Tiền bồi thường thiệt hại về môi trường, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền phạt về môi trường và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

đ) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

e) Vốn vay ưu đãi và tài trợ từ quỹ bảo vệ môi trường;

g) Vốn vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước có mục chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường của từng thời kỳ; hằng năm bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.

Điều 111. Ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường được sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường công cộng;

b) Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường.

2. Sự nghiệp môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Quản lý hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

b) Điều tra cơ bản về môi trường; thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường;

c) Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; xây dựng năng lực tái chế chất thải, xử lý chất thải nguy hại, hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải;

d) Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

đ) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; trang bị thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng;

e) Kiện toàn và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức sự nghiệp bảo vệ môi trường;

g) Điều tra, nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ về bảo vệ môi trường; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, mô hình quản lý về bảo vệ môi trường;

h) Phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;

i) Quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường;

k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường;

l) Tặng giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường;

m) Quản lý ngân hàng gen quốc gia, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống các loài động vật quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng;

n) Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên;

o) Các hoạt động sự nghiệp môi trường khác.

3. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kinh phí cho sự nghiệp môi trường quy định tại khoản 2 Điều này của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ.

Điều 112. Thuế môi trường

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường.

2. Chính phủ trình Quốc hội quyết định danh mục, thuế suất đối với các sản phẩm, loại hình sản xuất, kinh doanh phải chịu thuế môi trường.

Điều 113. Phí bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.

2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây:

a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;

b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;

c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.

3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu bảo vệ môi tr?ường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

4. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường.

5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.

Điều 114. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi tr?ường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên

1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo các quy định sau đây:

a) Trước khi khai thác phải thực hiện việc kýý quỹ tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc quỹ bảo vệ môi trường của địa phương nơi có khai thác tài nguyên thiên nhiên; mức ký quỹ phụ thuộc vào quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác;

b) Tổ chức, cá nhân ký quỹ được hưởng lãi suất phát sinh, được nhận lại số tiền ký quỹ sau khi hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường hoặc thực hiện không đạt yêu cầu thì toàn bộ hoặc một phần số tiền ký quỹ được sử dụng để cải tạo, phục hồi môi trường nơi tổ chức, cá nhân đó khai thác.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình tài nguyên và việc tổ chức thực hiện quy định tại Điều này.

Điều 115. Quỹ bảo vệ môi trường

1. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, địa phương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác thành lập quỹ bảo vệ môi trường.

2. Vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Phí bảo vệ môi trường;

c) Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường đối với Nhà nước;

d) Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

đ) Các khoản hỗ trợ, đóng góp, uỷ thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng công ty nhà nước;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường địa phương;

c) Tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường của mình và hoạt động theo điều lệ của quỹ.

Điều 116. Phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện các hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua hình thức đấu thầu trong các lĩnh vực sau đây:

a) Thu gom, tái chế, xử lý chất thải;

b) Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường;

c) Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường;

d) Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường;

đ) Giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trường;

e) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để hướng dẫn triển khai thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 117. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

1. Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ về đất đai đối với hoạt động bảo vệ môi trường sau đây:

a) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung;

b) Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải;

c) Xây dựng trạm quan trắc môi trường;

d) Di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

đ) Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác phục vụ lợi ích công về bảo vệ môi trường.

2. Chính sách miễn, giảm thuế, phí đối với các hoạt động bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn hoặc giảm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường;

b) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu;

c) Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu huỷ chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ môi trường được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường; trường hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư bảo vệ môi trường thì được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường.

4. Chương trình, dự án bảo vệ môi trường trọng điểm của Nhà nước cần sử dụng vốn lớn được ưu tiên xem xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

5. Chính phủ quy định cụ thể các chính sách ưu đãi đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Chương XII

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 118. Thực hiện điều ước quốc tế về môi trường

1. Điều ước quốc tế có lợi cho việc bảo vệ môi trường toàn cầu, môi trường khu vực và môi trường trong nước được ưu tiên xem xét để ký kết hoặc gia nhập.

2. Điều ước quốc tế về môi trường mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên phải được thực hiện đầy đủ.

Điều 119. Bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân chủ động đáp ứng yêu cầu về môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khu vực và quốc tế.

2. Chính phủ chỉ đạo tổ chức đánh giá, dự báo, lập kế hoạch phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá.

3. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước áp dụng các biện pháp đối xử quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo vệ môi trường trong nước.

Điều 120. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong nước; nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong khu vực và quốc tế.

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn việc phát triển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

4. Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng và khu vực để giải quyết các vấn đề quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có liên quan.

Chương XIII

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,

MẶT TRÂN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 121. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:

a) Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường;

c) Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh;

d) Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Chính phủ;

đ) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;

e) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường;

g) Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

h) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử ýlý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

i) Trình Chính phủ tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường với các nước, các tổ chức quốc tế;

k) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp;

l) Bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối với quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với các hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn.

5. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường.

6. Bộ Thủy sản có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh vật thủy sản biến đổi gen và sản phẩm của chúng; các khu bảo tồn biển.

7. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.

8. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải.

9. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động mai táng.

10. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.

11. Các Bộ khác, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Luật này và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 122. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;

d) Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;

đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;

e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;

g) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;

c) Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;

d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;

g) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;

b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Điều 123. Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp về quản lý môi trường trên địa bàn.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.

4. Các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.

5. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 124. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia bảo vệ môi trường.

Chương XIV

THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,

TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

Mục 1
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 125. Thanh tra bảo vệ môi trường

1. Thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.

Thanh tra bảo vệ môi trường có đồng phục và phù hiệu riêng, có thiết bị và phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

2. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường.

Điều 126. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường

1. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thanh tra;

b) Thanh tra bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp với thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc;

c) Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trừ các đơn vị sự nghiệp quy định tại điểm c khoản này và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;

đ) Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ quan chuyên môn hữu quan có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với thanh tra bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp có yêu cầu.

3. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 127. Xử lý vi phạm

1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 128. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.

3. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật này.

Điều 129. Tranh chấp về môi trường

1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:

a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;

b) Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.

2. Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;

b) Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.

3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

Mục 2
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Điều 130. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:

1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau đây:

a) Có suy giảm;

b) Suy giảm nghiêm trọng;

c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:

a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;

b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;

c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.

3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:

a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;

b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.

4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;

b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;

d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;

đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.

Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.

6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.

3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.

Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường

Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

1. Tự thoả thuận của các bên;

2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;

3. Khởi kiện tại Toà án.

Điều 134. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

Chương XV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 135. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.

Luật này thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993.

Điều 136. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Nguyễn Văn An

The post Luật bảo vệ môi trường appeared first on Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát - Tel 0917330133.

]]>
http://moitruongdgp.com/luat-bao-ve-moi-truong.html/feed/ 0 146